YOMEDIA

Đề kiểm tra chất lượng HK2 môn Sinh học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Thưởng có đáp án

Tải về
 
NONE

Đề kiểm tra chất lượng HK2 môn Sinh học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Thưởng có đáp án các câu hỏi trắc nghiệm các kiến thức sinh học 10 đã học sẽ giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập kiến thức cũng như rèn luyện tốt các kỹ năng làm bài môn Sinh học 10 để đạt kết quả cao cho các kỳ thi săp tới.  

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN HƯỞNG        ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                                              Môn: Sinh      Khối: 10

                                                                       Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

---------------------------------

I. TRẮC NGHIỆM.

Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Trong chu kì tế bào, pha nào tế bào sẽ tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng?

A. Kì trung gian           B. Pha G1                   C. Pha S                     D. Pha G2

Câu 2. Ở lúa nước 2n = 24, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ sau của nguyên phân là:

A. 0.                              B. 12.                          C. 24.                         D. 48.

Câu 3. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào trong quá trình giảm phân?

A. Kì đầu I.                   B. Kì đầu II.               C. Kì giữa I.              D. Kì giữa II.

Câu 4: Trong thời gian 100 phút, từ 5 tế bào vi khuẩn cùng loài đã phân bào với số lượt như nhau tạo ra tất cả 160 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?

A. 2 giờ.                        B. 60 phút.                 C. 40 phút.                D. 20phút.

Câu 5. Phát biểu nào đúng khi nói về kì giữa của quá trình nguyên phân:

A. Màng nhân tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.

B. Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo.

C. NST dãn xoắn dần, màng nhân dần xuất hiện.

D. Các NST tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.

Câu 6. Hãy chọn thứ tự đúng các pha sinh trưởng củaa vi khuẩn trong quá trình nuôi cấy không liên tục.

A. Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong.

B. Pha lũy thừa, pha tiềm phát, pha cân bằng, pha suy vong.

C. Pha cân bằng, pha lũy thừa, pha tiềm phát, pha suy vong.

D. Pha tiềm phát, pha cân bằng, pha lũy thừa, pha suy vong.

Câu 7. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là:

A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.               B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

C. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể.    D. Có hiện tượng trao đổi chéo các cromatid.

Câu 8. Môi trường dùng nuôi cấy vi sinh vật, được gọi là môi trường tổng hợp khi :

A. Đã biết thành phần và số lượng các chất chứa trong môi trường đó.

B. Đã biết số lượng nhưng chưa biết thành phần các chất trong môi trường.

C. Các chất được lấy từ thiên nhiên, phù hợp với hoạt động của vi sinh vật.

D. Đã biết thành phần hóa học nhưng với hàm lượng ngẫu nhiên.

Câu 9. Vi sinh vật có các đặc điểm chung là: 

A. hấp thụ chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng, sinh sản nhanh, phân bố rộng.

B. là những cơ thể sống nhỏ bé có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

C. kích thước nhỏ, thích nghi nhanh, phân bố hẹp, hấp thụ chuyển hóa nhanh chất dinh dưỡng.

D. chưa có cấu trúc tế bào hoặc ở dạng nhân sơ.

Câu 10. Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự:

A. Hấp phụ – xâm nhập – lắp ráp – sinh tổng hợp – phóng thích.

B. Hấp phụ – xâm nhập – sinh tổng hợp – phóng thích – lắp ráp.

C. Hấp phụ – lắp ráp – xâm nhập – sinh tổng hợp – phóng thích.

D. Hấp phụ – xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp – phóng thích.

Câu 11. Sự phân giải pôlisaccarit để tạo thành rượu là ứng dụng của quá trình nào dưới đây:

A. Phân giải xenlulôzơ.   B. Lên men êtilic. C. Phân giải lipit.                 D. Phân giải prôtêin.

Câu 12. Để tránh hiện tượng suy vong của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục người ta phải làm gì?

A. Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng.     B. Lấy dịch nuôi cấy cũ ra.

C. Không đổi mới môi trường nuôi cấy.       D. Bổ sung các chất dinh dưỡng, lấy dịch nuôi cấy cũ ra.

Câu 13. Hãy chọn ý đúng về nguyên tắc nuôi cấy vi sinh vật không liên tục.

A. Không bổ sung chất dinh dưỡng.

B. Không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

C. Không bổ sung chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

D. Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng.

Câu 14. Chất nhận điện tử cuối cùng của quá trình hô hấp hiếu khí là:

A. ôxi phân tử.                B. cacbonic.              C. chất hữu cơ.          D. phân tử vô cơ.

Câu 15. Ở vi khuẩn, quá trình hô hấp kị khí là:

A. quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất.

B. quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ để thu năng lượng cho tế bào.

C. quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào mà chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ khác ôxi.

D. quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ diễn ra trong ti thể.

Câu 16. Nếu trộn axit nuclêic của chủng virut B với một nửa prôtêin của chủng virut A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng

A. giống chủng B.                                                        B. vỏ giống A và B, lõi giống B.

C. vỏ giống A, lõi giống B.                                         D. giống chủng A.

Câu 17. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:

(NH4)3PO(0,2);  KH2PO4 (1,0) ;  MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5).

Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường

A. tổng hợp.                    B. tự nhiên.               C. bán tổng hợp                    D. nhân tạo.

Câu 18. Phagơ là virut kí sinh ở

A. người.                        B. động vật.                C. thực vật.                        D. vi khuẩn.

Câu 19. Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật

A. kết hợp với một loại virut nữa để tấn công vật chủ.                                                        

B. tấn công khi vật chủ đã chết.

C. lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để gây bệnh.                                    

D. tấn công vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn công.

Câu 20. Capsome là

A. lõi của virut.                                                  B. đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virut.

C. vỏ bọc ngoài virut.                                        D. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut.

Câu 21. Trong nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên dừng ở       

A. cuối pha tiềm phát.   B. cuối pha luỹ thừa.  C.  giữa pha cân bằng.     D. đầu pha suy vong.

Câu 22. Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình xâm nhập vào tế bào chủ của virut là

A. lắp axit nuclêic vào prôtêin để tạo virut.          B. tổng hợp axit nuclêic cho virut.

C. tổng hợp prôtêin cho virut.                               D. giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ.

Câu 23. Vi rút bơm axit nuclêic vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn

A. Hấp phụ.                         B. Xâm nhập.                      C. Tổng hợp.          D. Lắp ráp.

Câu 24. Loại virut nào sau đây khi xâm nhập thường đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chủ?

A. Virut động vật.   B. Virut thực vật.         C. Phagơ.           D. Cả virut động vật và thực vật

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của Đề kiểm tra chất lượng HK2 môn Sinh học 10 năm 2020​ các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề kiểm tra chất lượng HK2 môn Sinh học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Thưởng có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF