HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 10 của Trường THPT Lý Thường Kiệt năm học 2018 - 2019 sau đây gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết. Hy vọng đề thi sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi và có quá trình ôn tập thật hiệu quả để đạt được kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới.
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA 1 TIẾT HKII - NĂM HỌC 2018-2019
TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD Môn: GDCD 10 - Thời gian: 45 phút
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là
A. đạo đức.
B. pháp luật.
C. tín ngưỡng.
D. phong tục.
Câu 2. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?
A. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
B. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao.
C. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người.
D. Giúp mọi người vượt qua khó khăn.
Câu 3. Trong các hệ thống quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh hành vi của con người trong cuộc sống thì sự điều chỉnh hành vi của đạo đức luôn mang tính
A. tự nguyện.
B. bắt buộc.
C. cưỡng chế.
D. áp đặt.
Câu 4. Ngoài việc giúp cá nhân tăng thêm tình yêu đối với tổ quốc, đồng bào mà rộng hơn là toàn nhân loại, đạo đức còn giúp cá nhân có ý thức và năng lực
A. sống thiện.
B. sống tự lập.
C. sống tự do.
D. sống tự tin.
Câu 5. “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Qua câu nói này, Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của
A. tài năng và đạo đức.
B. tài năng và sở thích.
C. tình cảm và đạo đức.
D. thói quen và trí tuệ.
Câu 6. Trường Y tổ chức cho học sinh quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai đây là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động
A. xã hội.
B. kinh doanh.
C. y tế.
D. môi trường.
Câu 7. Các chuẩn mực quy định đối với người phụ nữ: “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội luôn
A. thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
B. thay đổi theo trào lưu, xu thế của xã hội.
C. thường xuyên biến đổi theo từng thời kì.
D. thay đổi theo nhu cầu ngày càng cao của con người.
Câu 8. Trường đang chuẩn bị tổ chức các hoạt động chào mừng 26 tháng 3. Giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm tiến hành họp và phân công cho các thành viên lớp để tham gia các hoạt động của trường. Theo em, nên chọn phương án nào dưới đây cho đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội?
A. Tích cực hưởng ứng và tự nguyện tham gia.
B. Tham gia ít thôi vì còn cần tập trung cho việc học.
C. Tập trung cho ôn tập kiểm tra kỳ 2.
D. Yêu cầu các thành viên ban cán sự lớp tham gia.
Câu 9. S thường hay nói xấu bạn bè trên Facebook. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Khuyên bạn không nên làm như thế nữa.
B. Rủ bạn khác nói xấu lại S trên Facebook.
C. Lôi kéo các bạn bị nói xấu gây gỗ với S.
D. Không kết bạn với S nữa.
Câu 10. Bàn về vấn đề tài năng và đạo đức, bạn K nói: “Theo mình, tài năng là quan trọng nhất vì ngày nay cứ có tài thì được mọi người trọng dụng và cuộc sống giàu sang”. Bạn M: “Theo mình thấy, đạo đức là quan trọng nhất vì không có tài cũng được chỉ cần có đạo đức thì mọi người đều thương”. Bạn Q thì có ý kiến khác khi cho rằng đạo đức và tài năng đều quan trọng cả nhất là trong thời đại ngày nay mọi người ngoài việc phải trau dồi đạo đức còn phải cố gắng trong học tập và lao động để góp phần phát triển bản thân, gia đình và xã hội. Bạn N và bạn Y thì đều đồng ý với ý kiến bạn Q. Bạn G thì đồng ý với ý kiến bạn K. Những ai dưới đây đã có ý kiến đúng nhất về quan hệ giữa đạo đức và tài năng?
A. Bạn Y, bạn Q và bạn N.
B. Bạn K và bạn G.
C. Bạn M và bạn K.
D. Bạn Q, bạn M, bạn N và bạn Y.
Câu 11. Trong giờ học, khi đề cập đến sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người, bạn H đã có ý kiến: “Theo mình, sự khác nhau căn bản đó là pháp luật do nhà nước quy định còn đạo đức là do xã hội đặt ra”. Bạn S và bạn V đều đồng ý với ý kiến của bạn H. Bạn B: “Theo mình, sự khác nhau căn bản đó là pháp luật mang tính bắt buộc còn đạo đức thì mang tính tự nguyện, tự giác”. Bạn C và bạn D thì đều đồng ý với ý kiến bạn B. Vì để trung hòa các bạn nên bạn P đã nêu ý kiến của mình: ““Theo mình, hai sự khác nhau mà các bạn đã nêu được đều là khác nhau cơ bản nhất”. Bạn L: “Mình đồng ý với ý kiến bạn P”. Những ai dưới đây đã có ý kiến đúng nhất về sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người?
A. Bạn B, bạn C và bạn D.
B. Bạn H, bạn V và bạn S.
C. Bạn P và bạn L.
D. Bạn P, bạn B và bạn H.
Câu 12. Khi nhu cầu và lợi ích cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết
A. hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung.
B. đảm bảo quyền lợi của mình hơn quyền lợi chung.
C. đặt nhu cầu, lợi ích của cá nhân lên trên.
D. hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân.
Câu 13. Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là
A. lương tâm.
B. danh dự.
C. nhân phẩm.
D. nghĩa vụ.
Câu 14. Khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm các quy tắc chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy
A. cắn rứt lương tâm.
B. vui vẻ.
C. thoải mái.
D. lo lắng.
Câu 15. Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó được gọi là
A. danh dự.
B. tự trọng.
C. hạnh phúc.
D. nghĩa vụ.
{-- xem đầy đủ nội dung và đáp án Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 10 Trường THPT Lý Thường Kiệt năm học 2018 - 2019 ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 10 Trường THPT Lý Thường Kiệt năm học 2018 - 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới.
>>> Các em có thể làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm online tại đây: