YOMEDIA

Đề cương ôn tập môn Sinh lớp 10 HK2 năm 2018 - 2019

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập môn Sinh lớp 10 Học kì 2 năm học 2018-2019 là phần tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học. Kiến thức được tổng hợp dưới dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm, đạt được thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HOC LƠP 10 HỌC KỲ 2

Câu 1. Trình bày các diễn biến chính của quá trình nguyên phân?

- Phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền): được chia làm 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Diễn biến chính của các kì:
+ Kì đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian bắt đầu co xoắn lại; cuối kì màng nhân và nhân con biến mất; thoi phân bào dần xuất hiện.
+ Kì giữa: các NST kép co ngắn cực đại, tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo; thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
+ Kì sau: 2 nhiễm sắc tử trong mỗi NST kép tách nhau ra và phân ly đồng đều trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối: các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh; màng nhân và nhân con xuất hiện.
- Phân chia tế bào chất:
+ Xảy ra ở kì cuối sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền.
+ Tế bào chất phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Các tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo, còn tế bào thực vật lại tạo thành vách ngăn tế bào ở mặt phẳng xích đạo.

Câu 2. Quá trình phân chia tế bào chất ở động vật và thực vật có gì khác nhau?

- Đối với TB động vật: phân chia TBC bằng cách thắt MSC tại MP xịch đạo từ ngoài vào trong.

- Đối với TB thực vật: phân chia TBC bằng cách tapoj thành TB  tại MP xịch đạo từ trong ra ngoài.

Câu 3. Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ nhưng sau khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ?

- Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.
- Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và các prôtêin, chuẩn bị cho chu kì sau.

Câu 4. Tại sao NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?

- Vì tại kỳ sau: mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.

- NST phải co xoắn tối đa vào kì giữa để các NST đơn dễ dàng phân li về 2 cực của tế bào mà không bị rối.

Câu 5 . Hãy mô tả quá trình phân bào ở tế bào nhân sơ. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phân bào ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực

- Khi chuẩn bị phân bào, ADN dính vào tế bào chất, bắt đầu nhân đôi

- Sau khi nhân đôi AND dính vào 2 điểm tách nhau trên màng

- Tế bào càng lớn, 2 ADN con càng tách xa nhau. Màng sinh chất và thành tế bào vi khuẩn sinh trưởng vào phía trong, thành ngăn đôi, chia tế bào vi khuẩn thành 2 tế bào VK có kích thước và ADN giống nhau

* Quá trình phân bào của tb nhân sơ không có sự hình thành thoi phân bào →phân bào không tơ

Quá trình phân bào ở sinh vật nhân thực có sự hình thành thoi phân bào→phân bào có tơ

Câu 6.  Tại sao các NST sau khi nhân đôi không tách nhau ra mà dính nhau ở tâm động?

Để giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền

Câu 7. Do đâu nguyên phân tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tb mẹ?

- Do hiện tượng nhân đôi của NST ở kỳ trung gian

- Sự xắp xếp các NST thành một hàng trên mpxđ của thoi phân bào

- Sự phân li đồng đều của các NST đơn ở kỳ sau

Câu 8. So sánh 2 quá trình giảm phân và nguyên phân?

  • Giống nhau: 
    - Đều nhân đôi ADN trước khi vào phân bào
    - Đều phân thành 4 kỳ
    - Đều có sự phân đều mỗi loại NST về các tế bào con
    - Màng nhân và nhân con biến mất cho đến gần cuối
    - Đều là hình thức phân bào có tơ tức là có sự hình thành thoi vô sắc
  • Khác nhau:

Nguyên phân

Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và sinh dục sơ khai

- Gồm 1 lần phân bào và 1 lần NST nhân đôi.

- Có xảy ra hiện tượng tiếp hợp nhưng không có trao đổi chéo.

- Là phân bào nguyên nhiễm từ 1 TB mẹ tạo ra 2 TB con có bộ NST ( 2n)

- Là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.

- Nguyên phân là phương thức truyền đạt ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB của cơ thể.

- Xảy ra ở tế bào sinh dục chín

- Gồm 2 lần phân bào và 1 lần NST nhân đôi.

- Có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và có trao đổi chéo.

- Là phân bào giảm nhiễm từ 1 TB mẹ tạo ra 4 TB con có bộ NST ( n)

- Là cơ sở của hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật.

- Nguyên phân là phương thức truyền đạt ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB của cá thể.

 

Câu 9. Trình bày các diễn biến chính các kì của giảm phân?
* Giảm phân I:
- Giống nguyên phân, tại kì trung gian, các NST được nhân đôi tạo các NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử đính với nhau ở tâm động.
a. Kì đầu I:

-  Các cặp NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi đoạn crômatit cho nhau (hiện tượng trao đổi chéo). Sau khi tiếp hợp, các NST kép dần co xoắn.
- Thoi phân bào dần hình thành, một số sợi thoi được đính với tâm động của các NST.
- Cuối kì màng nhân, nhân con biến mất.
- Kì đầu I chiếm phần lớn thời gian của quá trình giảm phân, tuỳ từng loài sinh vật mà có thể kéo dài tới vài ngày đến vài chục năm.
b. Kì giữa I:
- Các cặp NST kép tương đồng sau hi co ngắn cực đại sẽ tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc.
- Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
c. Kì sau I:
- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi tơ vô sắc về một cực của tế bào.
d. Kì cuối I:
- NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi vô sắc biến mất.
- Quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa (n kép).
2. Giảm phân II: giảm phân II cơ bản giống nguyên phân cũng bao gồm các kì: kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II. Tuy nhiên ở lần giảm phân II có một điểm cần lưu ý sau:
- Không xảy ra sự nhân đôi và tiếp hợp trao đổi chéo NST.
-Ở kì giữa II, các NST kép chỉ tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
-Ở kì sau II,các NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, mỗi NST đơn đi về 1 cực của tế bào.
- Kết thúc kì cuối II (kết thúc quá trình phân bào), có 4 tế bào con được tạo ra từ một tế bào mẹ, mỗi tế bào con mang bộ NST đơn bội (n đơn).
- Ở các loài động vật, quá trình phát sinh giao tử đực, 4 tế bào con sẽ biến thành 4 tinh trùng; quá trình phát sinh giao tử cái, 4 tế bào con sẽ biến thành 1 trứng và 3 thể cực. Ở các loài thực vật, sau khi giảm phân các té bào con phải trải qua một số lần phân bào để thành hạt phấn hoặc túi phôi.

Câu 10. Sự bắt đôi của các NST tương đồng ở kỳ đầu giảm phân  I có ý nghĩa gì?

- Trong quá trình bắt đôi, các NST của cặp NST  kép tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau→ hoán vị gen, do đó tạo ra sự tái tổ hợp các gen→cơ sở xuất hiện tổ hợp gen mới → cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống

 - Nếu không có sự bắt đôi thì sự phân chia các NST về các cực tb sẽ không đều → đột biến số lượng NST

Câu 11. Giải thích nguồn gốc của các loại biến dị tổ hợp có thể có trong quá trình giảm phân?

   Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh. Hiện tượng TĐC ở kì đầu I của GP tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau, là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp                                                                                                                                       

Câu 12. Tại sao nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân?

- Gồm 4 kì

- Diễn biến NST cơ bản giống nhau:  NST co xoắn ( kì đầu, kì giữa, kì sau), NST thóa xoắn (kì cuối), NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo (KG), NST kép tách thành NST đơn phân li về 2 cực của tế bào (KS)

- Điểm khác: ở GP II không có sự nhân đôi NST, tế bào con có bộ NST đơn bội (n)

Câu 13. Tại sao số NST ở các tế bào sinh dưỡng bình thường luôn là một số chẵn, được kí hiệu 2n. Giải thích tính ổn định về số lượng của bộ NST 2n qua các thế hệ của loài sinh sản hữu tính?

* Bộ NST luôn là một số chẵn vì hợp tử của các cá thể nhận được số NST đồng đều từ giao tử được của bố và giao tử cái của mẹ

* Tính ổn định:   - Giảm phân của tế bào sinh dục tạo giao tử (n) NST

- Quá trình thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử 2n NST

- Quá trình nguyên phân của hợp tử tạo một cơ thể đa bào

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập môn Sinh học 10 học kì 2 năm học 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF