Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức môn Địa lí 11 đã học trong chương trình HK2. Mời các em cùng tham khảo!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11
PHẦN I: LÝ THUYẾT
A. TRUNG QUỐC
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ :
II. Điều kiện tự nhiên :
Thiên nhiên đa dạng với 2 miền Đông, Tây khác biệt.
|
- Miền Tây |
- Miền Đông |
Địa hình |
Gồm nhiều dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ (Hymalia; thiên sơn...)xen các bồn địa lớn |
phần lớn là đồng bằng rộng lớn, màu mỡ (Hoa Bắc, Hoa Trung....), |
Khí hậu |
Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt ít mưa |
Khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt |
Sông ngòi |
Là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang....). |
Có nhiều sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang) |
Tài nguyên |
Nhiều TNKS (than, sắt, dầu mỏ, thiếc…). Nhiều rừng, đồng cỏ Thủy điện |
Nhiều khoáng sản kim loại màu, dầu mỏ, than. |
Thuận lợi |
Phát triển chăn nuôi, công nghiệp khai thác |
Phát triển nông nghiệp, công nghiệp, GTVT |
Khó khăn |
Khô hạn, nhiều hoang mạc, bão cát, động đất... |
Bão, lũ lụt |
III. Dân cư và xã hội :
1. Dân cư :
- Dân số đông nhất thế giới (1,3 tỉ người – 2005).
- Tỉ lệ gia tăng TN giảm, năm 2005 còn 0,6% do đã triệt để áp dụng chính sách dân số.
- Hơn 50 dân tộc, đông nhất là người Hán.
- Phân bố :
+ Không đều: Miền Đông: dân số tập trung đông trong các thành phố lớn, miền Tây thưa thớt => ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng kinh tế.
+ 37% dân số là dân thành thị.
2. Xã hội:
- TQ rất chú ý đầu tư cho giáo dục
- Lao động cần cù, sáng tạo, nhân lực dồi dào ngày càng có chất lượng.
- Có nền văn hoá lâu đời (nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, điền chùa... Nhiều phát minh quý giá: Tơ lụa, la bàn, giấy...) à Thuận lợi phát triển kinh tế đặc biệt du lịch.
Tiết 2 : Kinh tế
I. Khái quát :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới (8%);
- Tổng GDP cao đạt 1649,3 tỉ USD, đứng thứ 7 TG.
- TNBQ đầu người tăng, từ 1985: 276 USD lên 1269 USD năm 2004.
II. Các ngành kinh tế :
1. Công nghiệp:
a. Chiến lược :
- Thực hiện cơ chế thị trường.
- Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
- Hiện đại hoá trang thiết bị SX công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ.
- Từ năm 1994, thực hiện chính sách CN mới: chế tạo máy, hóa dầu, điện tử, sx ô tô, xây dựng.
b. Thành tựu
- Một số ngành tăng nhanh.
- Sản lượng nhiều ngành CN đứng đầu thế giới (than, xi măng, thép, phân bón, SX điện)
- Đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
- Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao: cơ khí, điện tử chính xác phát triển.
c. Phân bố ngày càng hợp lí hơn. Các trung tâm công nghiệp chủ yếu tập trung ở miền Đông và đang mở rộng sang miền Tây.
2. Nông nghiệp:
a. Biện pháp :
- Giao quyền sử dụng đất cho nông dân
- XD cơ sở hạ tầng nông thôn: giao thông, thủy lợi
- Áp dụng KHKT vào sản xuất, sử dụng giống cây trồng vật nuôi mới.
- Miễn thuế nông nghiệp.
b. Thành tựu :
- Năng suất cao.
- Một số nông sản có sản lượng đứng đầu thế giới (lương thực, bông, thịt lợn).
- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế hơn chăn nuôi. Cây lương thực đóng vai trò quan trọng.
c Phân bố:
III. Quan hệ Trung Quốc Việt Nam
Trung Quốc-Việt Nam: có mối quan hệ lau đời, mở rộng phát triển trên nhiều lĩnh vực.
B. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí :
1. Lãnh thổ :
- Diện tích lãnh thổ đứng thứ 3 TG. Gồm:
+ Phần rộng lớn ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ, hơn 8 tr km2.
+ Bán đảo Alaxca và quần đảo Haoai
- Hình dáng lãnh thổ cân đối à phân bố sản xuất, phát triển giao thông.
2. Vị trí địa lí :
Nằm ở bán cầu Tây, giữa hai đại dương lớn: ĐTD và TBD.
Phía Bắc giáp Canada, phía Nam giáp Mĩ la tinh.
à Tránh được chiến tranh. Thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế với TG. Gần vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn.
II. Điều kiện tự nhiên:
Phần trung tâm lãnh thổ có sự phân hoá thành 3 vùng TN lớn
Miền |
Tây |
Trung tâm |
Đông |
Phạm vi |
TBD à dãy Rocky |
Nằm giữa dãy Rocky và Apalat |
Dãy Apalat à ĐTD |
Miền |
Tây |
Trung tâm |
Đông |
Địa hình |
Gồm các dãy núi cao xen kẽ bồn địa và cao nguyên. Ven TBD có đồng bằng nhỏ |
Phía Bắc và phía Tây: gò đồi thấp. Phía Nam : đồng bằng Mixixipi rộng lớn |
Dãy núi cổ Apalat, đồng bằng ven Đại Tây Dương |
Khí hậu |
KH phức tạp: KH hoang mạc, bán hoang mạc, KH cận nhiệt đới và ôn đới hải dương |
Phía Bắc: Ôn đới lục địa Phía Nam: cận nhiệt
|
Ôn đới hải dương và cận nhiệt đới. |
TN |
Nhiều kim loại màu: vàng, đồng, chì.... Tài nguyên năng lượng phong phú. Đồng bằng ven đại dương đất tốt. Diện tích rừng lớn |
KS trữ lượng lớn: than đá, quạng sắt, dầu mỏ, khí đốt.... Đất đai đồng bằng màu mỡ |
Nhiều than đá, quạng sắt, tiềm năng thuỷ năng lớn Đồng bằng ven biển, đất đai phì nhiêu |
Thuận lợi |
Giàu tài nguyên , tạo điều kiện phát triển kinh tế |
||
Khó khăn |
Thiên tai, hạn chế giao thông , các bồn địa thiếu nước |
Lốc, bão, mưa lũ |
Thiên tai |
III. Dân cư và Hoa Kì :
1. Dân cư:
- Dân số đứng thứ 3
- DS tăng nhanh chủ yếu do nhập cư, đem lại nguồn lao động, tri thức và vốn.
- DS có xu hướng già hoá
2. Thành phần dân tộc:
Thành phần dân cư đa dạng: gốc châu Âu: 83%, gốc châu Phi: 10%, gốc châu Á và Mỹlatinh: 6%, gốc châu Âu: 1%
=> Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư đang gỉam dần.
3. Sự phân bố dân cư:
- Phân bố không đồng đều, tập trung cao nhất Đông Bắc, đang có xu hướng di chuyển đến phía Nam và ven Thái Bình Dương.
- Dân cư thành thị cao, chủ yếu tập trung ở các thành phố vừa và nhỏ (91,8%) -> hạn chế tiêu cực về vấn đề xã hội
Tiết 2 Kinh tế
I. Quy mô nền kinh tế:
- Giữ vị trí đứng đầu thế giới từ 1890 đến nay
- GDP cao (11667,5 >1/4 thế giới)
- GDP/ người cao: 39739 $
II. Các ngành kinh tế :
1. Dịch vụ: Phát triển mạnh. Chiếm 79,4 % GDP (2004)
a. Ngoại thương
b. GTVT: - Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất TG
c. Các ngành ngân hàng, thông tin liên lạc, du lịch
2. Công nghiệp: Chiếm 19,7 % GDP (2004)
- Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu, gồm 3 nhóm ngành:
+ CN chế biến: chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu.
+ CN điện lực:sản lượng đứng đầu TG, đa dạng: thủy điện, nhiệt điện, năng lượng gió, MT...
+ CN khai khoáng: thứ 1 TG: photphat, molipden, thứ 2 TG: vàng, bạc, đồng, chì….
- Cơ cấu ngành có xu hướng :
Giảm tỉ trọng các ngành CN truyền thống. tăng tỉ trọng các ngành CN hiện đại.
- Phân bố:
+ Trước đây : Chủ yếu khu vực Đông Bắc (các ngành công nghiệp truyền thống)
+ Hiện nay: Mở rộng xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương(các ngành CN hiện đại)
3. Nông nghiệp: Chiếm 0,9 % GDP (2004)
PHẦN II: THỰC HÀNH
{-- Nội dung phần II: Thực hành các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
PHẦN III: TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP
Câu 1. Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là
A. 338 nghìn km2. B. 378 nghìn km2. C. 387 nghìn km2. D. 738 nghìn km2.
Câu 2. Bốn đảo lớn của Nhật Bản xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích là
A. Hô-cai-đô, Hônsu, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Câu 3. Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là
A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Câu 4. Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là
A. Hàn đới và ôn đới lục địa. B. Hàn đới và ôn đới đại dương.
C. Ôn đới và cận nhiệt đới. D. Ôn đới đại dương và nhiệt đới.
Câu 5. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu
A. Gió mùa. B. Lục địa. C. Chí tuyến. D. Hải dương.
Câu 6. Diện tích tự nhiên của Trung Quốc khoảng
A. Gần 9,5 triệu km2. B. Trên 9,5 triệu km2.
C. Gần 9,6 triệu km2. D. Trên 9,6 triệu km2.
Câu 7. Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng hàng
A. Thứ hai thế giới sau Liên bang Nga.
B. Thứ ba thế giới sau Liên bang Nga và Canađa.
C. Thứ tư thế giới sau Liên bang Nga, Canađa và Hoa Kỳ.
D. Thứ năm thế giới sau Liên bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ và Braxin.
Câu 8. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với
A. 13 nước. B. 14 nước. C. 15 nước. D. 16 nước.
Câu 9. Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là
A. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.
B. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.
D. Chủ yếu là núi và cao nguyên.
Câu 10. Đường bờ biển phía đông của Trung Quốc dài khoảng
A. 6000 km. B. 7000 km.
C. 8000 km. D. 9000 km.
Câu 11. Khu vực Đông Nam Á bao gồm
A. 12 quốc gia. B. 11 quốc gia. C. 10 quốc gia. D. 21 quốc gia.
Câu 12. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 13. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là
A. Bán đảo Đông Dương. B. Bán đảo Mã Lai. C. Bán đảo Trung - Ấn. D. Bán đảo Tiểu Á.
Câu 14. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Ma-lai-xi-a. B. Xin-ga-po. C. Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 15. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì
A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Câu 16. Hiệp hội cấc nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm
A.1967. B.1977. C. 1995. D. 1997.
Câu 17. 5 nước đầu tiên tham gia hành lập ASEAN là:
A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.
D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
Câu 18. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm
A.1967. B.1984. C. 1995. D.1997.
Câu 19. Cho đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?
A. Đông Ti-mo. B. Lào. C. Mi-an-ma. D.Bru-nây.
Câu 20. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
B. Sử dụng chung một loại tiền.
C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Địa lí 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !