Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Địa li1 11 đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới . Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN |
ĐỀ THI GIỮA HK2 NĂM 2020-2021 MÔN: ĐỊA LÍ 11 Thời gian: 45 phút (kể từ thời gian phát đề) |
1. ĐỀ 1
Câu 1:
a. Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp của Liên bang Nga?
b. Phân tích nguyên nhân chủ yếu giúp nền kinh tế LB Nga phát triển sau năm 2000?
c. LB Nga đã và đang hợp tác với Việt Nam trong những lĩnh vực nào? Những ngành công nghiệp nào?
Câu 2:
a. Trình bày tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.
b. Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao.
Câu 3: Cho bảng số liệu:
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1995-2010
Năm |
Tổng số dân(triệu người) |
Tỉ lệ gia tăng dân số(%) |
1995 |
1211,2 |
1,1 |
2000 |
1267,4 |
0,8 |
2008 |
1328,0 |
0,5 |
2010 |
1340,9 |
0,5 |
a.Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển dân số Trung Quốc trong giai đoạn 1995-2010
b. Nhận xét tình hình phát triển dân số Trung Quốc trong giai đoạn 1995-2010
ĐÁP ÁN
Câu |
Nội dung |
1 |
a. Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp của Liên bang Nga. -Quỹ đất lớn (d/c) có khả năng trồng nhiều loại cây và phát triển chăn nuôi. -Sản xuất lương thực đạt 78,2 triệu tấn và XK trên 10 tr tấn (2005), tập trung chủ yếu ở ĐB Đông Âu và miền Nam của ĐB Tây Xi-bia. -Cây trồng khác : cây Cn, cây ăn quả, rau... |
b. Phân tích nguyên nhân chủ yếu giúp nền kinh tế LB Nga phát triển sau năm 2000 -Có sự thay đổi nhân sự. -Có chính sách đường lối đúng, phù hợp với trong nước và quốc tế. -Lấy lại được niềm tin của nhân dân. -Hoàn cảnh kinh tế quốc tế thuận lợi (giá dầu tăng cao) mà dầu mỏ là ngành mũi nhọn của LBN giá nguyên liệu thô tăng. c. Hợp tác LBN và VN *Hợp tác diễn ra trên nhiều mặt, toàn diện : kinh tế, đầu tư, khoa học, giáo dụcb đào tạo, các ngành công nghệ cao, năng lượng, nguyên tử, du lịch... * LB Nga đã và đang hợp tác với Việt Nam trong những ngành công nghiệp. -Trước đây: Thủy điện (Hòa Bình), cơ khí, hóa chất, khai thác khoáng sản. -Hiện nay: khai thác dầu khí.... |
|
2 |
a. Trình bày tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản -Sau chiến tranh TG thứ, nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. Đến 1952, nền kinh tế khôi phục ngang mức trước chiến tranh và pt với tốc độ cao trong giai đoạn 1955-1973. -Nguyên nhân chủ yếu : chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới, tập trung cao độ pt các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn ; duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng... -Những năm 1973-1974 và 1979-1980, do hủng hoảng dầu mỏ tốc độ tăng trưởng nền KT giảm xuống. Nhờ điều chỉnh chiến lược pt nên đến những năm 1986-1990, tốc độ tăng GDP trung bình đạt 5,3% -Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại. -Hiện nay, NB đứng thứ 2 TG sau HK. |
b. Chứng minh rằng Nhật Bản có nền nông nghiệp phát triển cao. -Giá trị sản lượng CN đứng thứ 2TG -Chiếm vị trí hàng đầu TG về máy CN và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển,thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm, tơ sợ tổng hợp... -Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu CN : chế tạo, XS điện tử, xây dưng, công trình công cộng...(số liệu cm) |
|
3 |
b.Vẽ biểu đồ : cột, đường, đủ, đẹp..... Yêu cầu vẽ đúng, đủ,đẹp... |
c.Nhận xét : Giai đoạn 1995-2010 -Số dân tăng liên tục, tăng ?người ? lần .(d/c) -Số dân thành thị trong tổng số dân .....(d/c) -Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ? (d/c) =>KL : tỉ lệ tăng DS tự nhiên giảm, nhưng số dân tăng hàng năm vẫn cao. Cần phải có biện pháp giảm tỉ lệ tăng dân số. |
2. ĐỀ 2
Câu 1: LB Nga không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
- Phần Lan. B. Na Uy. C. Ucraina. D. Udơbêkixtan.
Câu 2: Dãy núi nào là ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á- Âu trên lãnh thổ LB Nga?
A. Dãy núi U- ran. B. Dãy núi Nin Cápcat.
C. Dãy núi Xai- an. D. Dãy núi Xta- nô- vôi.
Câu 3: Loại rừng nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở LB Nga?
A. Rừng lá kim. B. Rừng lá rộng thường xanh.
C. Rừng cây bụi. D. Rừng hỗn hợp lá rộng và lá kim.
Câu 4: Khoáng sản nào sau của LB Nga có trữ lượng đứng đầu thế giới?
A. Than đá. B. Quặng sắt.
C. Dầu mỏ. D. Vàng.
Câu 5: Từ đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX đến nay, dân số nước Nga đang thay đổi theo hướng nào?
A. Tăng chậm. B. Tăng nhanh.
C. Ổn định. D. Giảm dần.
Câu 6: Nhận định nào sau chưa đúng về đặc điểm dân số nước Nga?
A. LB Nga là nước đông dân, đứng thứ 8 thế giới năm (2005).
B. LB Nga là nước có nhiều dân tộc trong đó 80 % là người Nga.
C. Phần lớn dân cư tập trung ở vùng Đông Âu.
D. Hơn 70% dân số sống trong các thành phố lớn.
Câu 7: Nước Nga bắt đầu thực hiện chiến lược kinh tế mới từ năm nào?
A. Năm 1999. B. Năm 2000. C. Năm 2004. D. Năm 2005.
Câu 8: Chiến lược kinh tế mới của LB Nga không có nội dung nào sau đây?
A. Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
C. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
D. Sử dụng đồng tiền USD thay thế đồng Rup.
Câu 9: Ngành công nghiệp nào của LB Nga được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn?
A. Hàng không- vũ trụ. B. Luyện kim màu. C. Khai thác dầu khí. D. Đóng tàu.
Câu 10: Ngành công nghiệp nào đang được coi là thế mạnh của LB Nga?
A. Điện tử- tin học. B. Công nghiệp quốc phòng.
C. Luyện kim đen. D. Sản xuất giấy, bột Xen- lu- lô.
Câu 11: Cây lương thực nào là quan trọng nhất của LB Nga?
A. Ngô. B. Lúa gạo. C. Lúa Mì. D. Lúa mạch.
Câu 12: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của LB Nga là
A. Mát- xcơ- va và Vla- đi- vô- xtốc.
B. Mát- xcơ- va và Xanh Pê- téc- bua.
C. Xanh Pê- téc- bua và Vla- đi- vô- xtốc.
D. Xanh Pê- téc- bua và Ac- khang- hen.
Câu 13: Loại hình giao thông nào có vai trò quan trọng đối với việc phát triển vùng Đông Xi- bia?
A. Đường sông. B. Đường hàng không.
C. Đường ô tô. D. Đường sắt.
Câu 14: Vùng kinh tế nào là vùng kinh tế lâu đời và phát triển nhất của LB Nga?
A. Vùng Trung tâm đất đen. B. Vùng U- ran.
C. Vùng Trung ương. D. Vùng Viễn Đông.
Câu 15: Vùng kinh tế nào giàu tài nguyên thuộc phần lãnh thổ châu Á của LB Nga?
A. Vùng Trung tâm đất đen. B. Vùng U- ran.
C. Vùng Trung ương. D. Vùng U-ran và Viễn Đông.
Câu 16: Quan hệ LB Nga - Việt Nam là
A. quan hệ truyền thống, được hai nước đặc biệt quan tâm.
B. quan hệ láng giềng, hữu nghị, được hai nước đặc biệt quan tâm.
C. quan hệ đối tác mới thiết lập, được hai nước đặc biệt quan tâm.
D. quan hệ trong khối ASEAN.
Câu 17: Đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất Nhật Bản?
A. Đảo HônSu. B. Đảo Xicôcư. C. Đảo Kiuxiu. D. Đảo Hôcaiđô.
Câu 18: Đặc điểm chung của khí hậu Nhật Bản là
A. khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều.
B. khí hậu cận nhiệt gió mùa, mưa nhiều.
C. khí hậu ôn đới gió mùa, mưa nhiều.
D. Khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
Câu 19: Vùng biển bao quanh Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn, đa dạng về loài cá do
A. có các dòng biển lạnh chảy ven bờ.
B. Có các dòng biển nóng chảy sát bờ.
C. nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa.
D. nơi gặp nhau của các dòng biển nóng và lạnh.
Câu 20: Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể của Nhật Bản là
A. than đá và đồng. B. than đá và dầu mỏ.
C. than đá và sắt. D. than đá và chì.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
3. ĐỀ 3
Câu 1. Liên bang Nga là một thành viên đóng vai trò chính trong sự phát triển của Liên Xô trước đây không được thể hiện ở
A. Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
B. Nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới.
C. chiếm tỉ trọng phần lớn trong cơ cấu giá trị kinh tế Liên Xô..
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
Câu 2. Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, so với toàn Liên Xô, tỉ trọng các ngành công nghiệp của Liên bang Nga chiếm trên 80% là
A. than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên. B. dầu mỏ, khí tự nhiên, điện.
C. khí tự nhiên, điện, thép. D. Dầu mỏ, khí tự nhiên, gỗ-giấy và xenlulô.
Câu 3. Nhận định đúng nhất về thành tựu sau năm 2000 của nền kinh tế Liên bang Nga là
A. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài.
B. kinh tế Liên bang Nga đã vượt qua khủng , đang trong thế ổn định và đi lên.
C. Liên bang Nga nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).
D. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn.
Câu 4. Cho bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga qua các năm (%)
Năm |
1990 |
1995 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2003 |
2004 |
2005 |
% |
-3,6 |
-4,1 |
0,9 |
-4,9 |
5,4 |
10,0 |
7,3 |
7,2 |
6,4 |
Nhận xét không đúng về tình hình tăng trưởng GDP của Liên bang Nga thời kỳ 1990-2005 là
A. giai đoạn 1990-1998 liên tục tăng trưởng âm.
B. giai đoạn 1999-2005 liên tục tăng trưởng ở mức cao.
C. GDP tụt giảm mạnh nhất vào năm 1998.
D. GDP tăng trưởng cao nhất vào năm 2000.
Câu 5. Năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP của nước Nga đạt
A. 8% B. 9% C. 10% D. 11%
Câu 6. Trong thời kỳ 1990-1998 chỉ có một năm duy nhất nền kinh tế nước Nga đạt giá trị tăng trưởng dương và tăng 0,9% là
A. năm 1995. B. năm 1996. C. năm 1997. D. năm 1998.
Câu 7. Ngành công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi mhọn của Liên bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn là
A. công nghiệp khai thác dầu khí. B. công nghiệp khai thác than.
C. công nghiệp điện lực. D. công nghiệp luyện kim.
Câu 8. Trong thời kỳ 1995-2005, ngành công nghiệp của nước Nga không tăng liên tục và còn biến động là
A. dầu mỏ. B. than. C. điện. D. giấy.
Câu 9. Trong các ngành công nghiệp sau, ngành được coi là thế mạnh của Liên bang Nga là
A. công nghiệp luyện kim. B. công nghiệp chế tạo máy.
C. công nghiệp quân sự. D. công nghiệp chế biến thực phẩm.
Câu 10. Hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Liên bang Nga là
A. cây ăn quả và rau .
B. sản phẩm cây công nghiệp.
C. sản phẩm chăn nuôi.
D. lương thực.
Câu 11. Rừng của Liên bang Nga phân bố tập trung ở
A. phần lãnh thổ phía Tây. B. vùng núi U-ran.
C. phần lãnh thổ phía Đông. D. Đồng bằng Tây Xi bía.
Câu 12. Đóng vai trò quan trọng nhất để phát triển kinh tế vùng Đông Xia bia của nước Nga thuộc về loại hình vận tải
A. đường ôtô. B. đường sông. C. đường sắt. D. đường biển.
Câu 13. Nhận xét không chính xác về ngành giao thông vận tải của Liên bang Nga là
A. Liên bang Nga có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ các loại hình.
B. vai trò quan trọng trong phát triển vùng đông Xi bia thuộc về hệ thống vận tải đường ôtô.
C. thủ đô Mátcơva nổi tiếng thế giới về hệ thống đường xe điện ngầm.
D. gần đây nhiều hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng.
Câu 14. Vùng kinh tế quan trọng tập trung nhiều ngành công nghiệp và cung cấp lương thực, thực phẩm lớn của Liên bang Nga là
A. Vùng Trung ương. B. Vùng Trung tâm đất đen.
C. Vùng Uran. D. Vùng Viễn Đông.
Câu 15. Kim ngạch buôn bán hai chiều Nga-Việt vào năm 2005 đạt
A. 1,1 tỉ USD. B. 1,2 tỉ USD. C. 1,3 tỉ USD. D. 1,4 tỉ USD.
Câu 16. Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là
A. 338 nghìn km2. B. 378 nghìn km2.
C. 387 nghìn km2. D. 738 nghìn km2.
Câu 17. Bốn đảo lớn của Nhật Bản xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích là
A. Hô-cai-đô, Hônsu, Xi-cô-cư, Kiu-xiu. B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư. D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Câu 18. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp sẽ không dẫn đến hệ quả là
A. Thiếu nguồn lao động trong tương lai.
B. Tỉ lệ người già trong xã hội ngày càng tăng.
C. Tỉ lệ trẻ em ngày càng giảm.
D. thừa lao động trong tương lai.
Câu 19. Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
A. Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
B. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
C. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
D. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 20. Sau chiến tranh thế giới tứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng được phục hồi và đạt ngang mức trước chiến tranh vào năm
A. 1950 B. 1951 C. 1952 D. 1953
{-- Nội dung đáp án câu 21-30 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
4. ĐỀ 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Cho bảng số liệu:
Dân số và GDP của Liên bang Nga giai đoạn 2010 – 2014
Năm |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
Dân số (triệu người) |
141.9 |
143.8 |
143.2 |
143.5 |
143.7 |
GDP (triệu USD) |
1524917 |
1904794 |
2016112 |
2079025 |
1860598 |
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng?
A. Giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ tăng trưởng dân số chậm hơn GDP.
B. Dân số giai đoạn 2012 – 2014 tăng nhanh hơn giai đoạn 2010 – 2012.
C. GDP giai đoạn 2012 – 2014 tăng chậm hơn giai đoạn 2010 – 2012.
D. GDP giai đoạn 2010 – 2012 GDP tăng chậm hơn dân số.
Câu 2: Hãng xe ô tô nào sau đây không phải của Nhật Bản
A. Nissan. B. Mercedes-Benz. C. Mazda. D. Toyota.
Câu 3: Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2005 – 2010. (Đơn vị: tỉ USD)
Năm |
2005 |
2008 |
2009 |
2010 |
Tổng sản phẩm trong nước |
4572 |
4849 |
5035 |
5495 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của Nhật Bản giai đoạn 2005 – 2010 là:
A. biểu đồ đường. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ kết hợp.
Câu 4: Cho bảng số liệu sau:
Dân số và GDP của Liên bang Nga giai đoạn 2010 – 2014
Năm |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
Dân số (triệu người) |
141.9 |
143.8 |
143.2 |
143.5 |
143.7 |
GDP (triệu USD) |
1524917 |
1904794 |
2016112 |
2079025 |
1860598 |
Từ bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện dân số và GDP của Liên bang Nga giai đoạn 2010 – 2014?
A. Miền. B. Kết hơp. C. Cột chồng. D. Đường.
Câu 5: Các trung tâm công nghiệp Nhật Bản phân bố chủ yếu ở
A. ven biển. B. phía Nam đảo Hôn-su.
C. phía Bắc. D. trên đảo Hôn-su.
Câu 6: Yếu tố nào dưới đây không phải là ưu đãi của thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của miền Đông Liên bang Nga?
A. Địa hình, khí hâu, đất đai đa dạng. B. Diện tích rộng, giàu khoáng sản.
C. Sông ngòi có giá trị thủy điện lớn. D. Diện tích rừng lớn nhất thế giới.
Câu 7: Đâu không phải nguyên nhân làm cho bộ phận đồng bằng Đông Âu của Liên bang Nga có mật độ dân số cao?
A. Tài nguyên khoáng sản phong phú, nông nghiệp phát triển.
B. Địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa.
C. Lịch sử khai thác lâu đời, kinh tế phát triển mạnh.
D. Cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều trung tâm công nghiệp.
Câu 8: Đâu là hệ thống sông có giá trị nhất về giao thông vận tải của Liên bang Nga?
A. Ê-nít-xây. B. Ô-bi. C. Vôn-ga. D. Lê-na.
Câu 9: Ở vùng Viễn Đông Liên bang Nga, dân cư tập trung nhiều ở phía nam chủ yếu do thuận lợi về
A. khí hậu. B. địa hình. C. cơ sở hạ tầng. D. vị trí.
Câu 10: Biên giới trên đất liền của Liên bang Nga không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
A. Thụy Điển. B. Triều Tiên. C. Ba Lan. D. Na-uy.
Câu 11: Mối quan hệ Nga – Việt hiện nay được xây dựng trên cơ sở nào?
A. Việt Nam và Nga có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.
B. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây.
C. Nga hỗ trợ nguồn vốn ODA cho Việt Nam rất lớn.
D. Một phần nhân lực Việt Nam được đào tạo tại Nga.
Câu 12: Tài nguyên khoáng sản nổi bật ở đảo Xi-cô-cư của Nhật Bản là
A. than đá. B. đồng. C. dầu mỏ. D. sắt.
Câu 13: Cho bảng số liệu sau:
Dân số và GDP của Liên bang Nga giai đoạn 2010-2014
Năm |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
Dân số (triệu người) |
141.9 |
143.8 |
143.2 |
143.5 |
143.7 |
GDP (triệu USD) |
1524917 |
1904794 |
2016112 |
2079025 |
1860598 |
Từ bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng dân số và GDP của Liên bang Nga giai đoạn 2010 – 2015?
A. Đường. B. Cột chồng. C. Miền. D. Kết hơp.
Câu 14: Ngành được coi là khởi nguồn của nền công nghiệp Nhật Bản ở thế kỷ XIX là
A. sản xuất điện tử. B. công nghiệp dệt.
C. công nghiệp chế tạo. D. xây dựng và công trình công cộng.
Câu 15: Khu vực nào sau đây có trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ lớn nhất Liên bang Nga?
A. Dãy U-ran. B. Đồng bằng Tây Xi-bia.
C. Đồng bằng Đông Âu. D. Cao nguyên Trung Xi-bia.
Câu 16: Phía bắc Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu
A. cận nhiệt gió mùa, mùa đông không lạnh. B. ôn đới gió mùa có mùa đông kéo dài.
C. cận nhiệt, mùa hạ nóng, có mưa to. D. kéo dài từ gió mùa cận nhiệt đến gió nùa ôn đới.
Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng về thành tựu kinh tế – xã hội của Liên bang Nga sau năm 2000?
A. Đời sông nhân dân được cải thiện.
B. Thanh toán xong nợ nước ngoài, dự trử ngoại tệ lớn.
C. Tăng trưởng kinh tế cao, giá trị xuất siêu tăng.
D. Sản xuất công nghiệp đứng đầu thế giới.
Câu 18: Địa hình miền Tây của Liên bang Nga chủ yếu là
A. đồng bằng và đồi núi thấp. B. đồi núi và cao nguyên.
C. Hoang mạc và núi thấp. D. đồng bằng và cao nguyên.
Câu 19: Nhận xét không đúng về đặc điểm khí hậu của Nhật Bản là.
A. Phía bắc mùa hạ có mưa to và bão, phía nam lạnh nhiều tuyết mùa đông.
B. Phía bắc Nhật Bản có khí hậu ôn đới gió mùa, mùa đông kéo dài.
C. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
D. Phía nam Nhật Bản có khí hậu cận nhiệt, mùa đông không lạnh lắm.
Câu 20: Phía nam Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu
A. cận nhiệt, mùa đông rất lạnh, ít mưa. B. kéo dài từ cận nhiệt gió mùa đến ôn đới gió mùa.
C. ôn đới gió mùa có mùa đông kéo dài. D. cận nhiệt gió mùa, mùa hạ nóng, có mưa to.
Câu 21: Cho bảng số liệu sau:
TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2011. (Đơn vị: %)
Năm |
1990 |
2000 |
2005 |
2008 |
2010 |
2011 |
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên |
0,33 |
0,17 |
-0,01 |
-0,04 |
-0,10 |
-0,16
|
Căn cứ vào bảng số liệu hãy cho biết nhận xét nào đúng với tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2011?
A. Giảm trong giai đoạn 1990-2000 và tăng trong giai đoạn 2005-2011.
B. Giảm đều qua các năm.
C. Tăng trong giai đoạn 1990-2000 và giảm trong giai đoạn 2005-2011.
D. Giảm liên tục.
Câu 22: Cho bảng số liệu sau
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2000 – 2010. (Đơn vị: tỉ USD)
Khu vực kinh tế |
2000 |
2010 |
Nông - lâm nghiệp - thủy sản |
71,0 |
60,5 |
Công nghiệp-xây dựng |
1471,3 |
1511,1 |
Dịch vụ |
3188,7 |
3923,4 |
Tổng số |
4731,0 |
5495,0 |
Nhận định nào không đúng khi nói về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn 2000-2010?
A. Tuy giá trị tổng sản phẩm của công nghiêp-xây dựng tăng nhưng tỉ trọng lại giảm trong tổng số.
B. Tỉ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp-xây dựng có xu hướng giảm.
C. Tỉ trọng dịch vụ cao nhất và tăng nhanh nhất.
D. Tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng.
Câu 23: Nhật Bản thường xuyên chịu tác động của thiên tai như động đất, sóng thần do
A. hoạt động tân kiến tạo diễn ra mạnh ở vùng ven biển.
B. lãnh thổ nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.
C. quốc đảo nên nền địa chất không ổn định.
D. mưa bão dẫn đến sóng thần và từ đó gây nên động đất.
Câu 24: Cho biểu đồ tổng sản phẩm trong nước của Nhật Bản giai đoạn 1990-2010
Biểu đồ đã cho cần đặt tên chính xác là?
A. Biểu đồ thể hiện giá trị đóng góp của các khu vực kinh tế vào tổng sản phẩm trong nước.
B. Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế.
C. Biểu đồ sự gia tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế.
D. Biểu đồ quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế.
ĐÁP ÁN
I. Phần đáp án câu trắc nghiệm:
1 |
A |
2 |
B |
3 |
A |
4 |
B |
5 |
A |
6 |
A |
7 |
A |
8 |
C |
9 |
C |
10 |
A |
11 |
B |
12 |
B |
13 |
A |
14 |
B |
15 |
B |
16 |
B |
17 |
D |
18 |
A |
19 |
A |
20 |
D |
21 |
D |
22 |
D |
23 |
B |
24 |
B |
{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
5. ĐỀ 5
Câu 1 : |
Sản phẩm công nghiệp nào là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản? |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Sản phẩm công nghiệp chế biến |
B. |
Nguyên liệu công nghiệp |
||||||||||||||||||||||||
C. |
Năng lượng: than, khí tự nhiên, dầu mỏ |
D. |
Sản phẩm công nghiệp hàng không, vũ trụ |
||||||||||||||||||||||||
Câu 2 : |
Nền nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, hướng ra xuất khẩu |
||||||||||||||||||||||||||
B. |
Thâm canh ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại |
||||||||||||||||||||||||||
C. |
Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật mới vào sản xuất để tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi |
||||||||||||||||||||||||||
D. |
Ứng dụng khoa học kĩ – thuật, phát triển nhiều giống cây trồng có năng xuất cao, chất lượng tốt |
||||||||||||||||||||||||||
Câu 3 : |
Tỉ lệ gia tăng dân số Trung Quốc năm 2005 là: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
1,0% |
B. |
0,9 |
C. |
0,5% |
D. |
0,6% |
||||||||||||||||||||
Câu 4 : |
Giá trị xuất siêu của Liên bang Nga năm 2005 là: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
100 tỉ USD |
B. |
125 tỉ USD |
C. |
120 tỉ USD |
D. |
115 tỉ USD |
||||||||||||||||||||
Câu 5 : |
Cho bảng số liệu: Sản lượng dầu mỏ, thép của Liên Bang Nga thời kì 1992- 2005 (Đơn vị: triệu tấn)
Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu mỏ và thép của Liên bang Nga: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Tình hình sản xuất dẩu mỏ, thép của LB Nga không có sự biến động trong giai đoạn trên |
||||||||||||||||||||||||||
B. |
Sản lượng thép của nước Nga tăng nhanh còn dầu mỏ có xu hướng giảm |
||||||||||||||||||||||||||
C. |
Sản lượng dầu mỏ và thép tăng lên nhưng không liên tục |
||||||||||||||||||||||||||
D. |
Sản lượng dầu mỏ tăng không liên tục còn thép tăng liên tục từ 1992 đến 2005 |
||||||||||||||||||||||||||
Câu 6 : |
Trong nông nghiệp, chăn nuôi lợn của nước Nga phát triển mạnh ở vùng: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Cao nguyên Trung Xi-bia |
B. |
Đồng bằng Đông Âu |
||||||||||||||||||||||||
C. |
Đồng bằng Tây Xi-bia |
D. |
Vùng Viễn Đông |
||||||||||||||||||||||||
Câu 7 : |
Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Trung ương Liên bang Nga: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Phát triển nhiều ngành công nghiệp kĩ thuật cao, hiện đại |
||||||||||||||||||||||||||
B. |
Là vùng kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu công nghiệp đa dạng |
||||||||||||||||||||||||||
C. |
Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Tập trung nhiều ngành công nghiệp |
||||||||||||||||||||||||||
D. |
Công nghiệp hóa nhanh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại |
||||||||||||||||||||||||||
Câu 8 : |
Ở Liên bang Nga củ cải đường được phân bố ở phía: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Nam |
B. |
Đông nam |
C. |
Tây nam |
D. |
Đông bắc |
||||||||||||||||||||
Câu 9 : |
Đảo có dân số đông nhất của Nhật Bản là: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
đảo Hônsu |
B. |
đảo Kiuxiu |
C. |
đảo Hôcaiđô |
D. |
đảo Xicôcư |
||||||||||||||||||||
Câu 10 : |
Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004 (Đơn vị: %)
Để thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước, ta chọn biểu đồ nào là thích hợp? |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Biểu đồ miền |
B. |
Biểu đồ kết hợp cột, đường |
||||||||||||||||||||||||
C. |
Biểu đồ đường |
D. |
Biểu đồ tròn |
||||||||||||||||||||||||
Câu 11 : |
Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là ngành: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Công nghiệp chế tạo |
B. |
Công nghiệp điện tử - tin học |
||||||||||||||||||||||||
C. |
Công nghiệp sản xuất ô tô, xe gắn máy |
D. |
Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng |
||||||||||||||||||||||||
Câu 12 : |
Sản lượng lương thực của Liên bang Nga năm 2005 đạt: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
80,5 triệu tấn |
B. |
71,5 triệu tấn |
C. |
78,2 triệu tấn |
D. |
75,2 triệu tấn |
||||||||||||||||||||
Câu 13 : |
Nhận định nào sau đây đúng nhất về quan hệ Nga – Việt trong bối cảnh quốc tế mới? |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Quan hệ Nga – Việt được hai nước đặc biệt quan tâm vì bối cảnh quốc tế mới hết sức phức tạp |
||||||||||||||||||||||||||
B. |
Quan hệ Nga – Việt là quan hệ sâu sắc trong bối cảnh quốc tế hiện nay |
||||||||||||||||||||||||||
C. |
Quan hệ Nga – Việt là quan hệ truyền thống, được hai nước đặc biệt quan tâm |
||||||||||||||||||||||||||
D. |
Liên bang Nga coi quan hệ Nga – Việt là quan hệ truyền thống vì lợi ích của Liên bang Nga |
||||||||||||||||||||||||||
Câu 14 : |
Khu vực phía Nam của Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về các khoáng sản: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Phi kim loại |
B. |
Kim loại màu |
C. |
Năng lượng |
D. |
Kim loại quý hiếm |
||||||||||||||||||||
Câu 15 : |
Nhận định nào sau đây đúng về tài nguyên của miền Tây Trung Quốc? |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Nguồn thủy năng dồi dào, đất phù sa màu mỡ |
B. |
Giàu khoáng sản, thủy điện, rừng, đồng cỏ |
||||||||||||||||||||||||
C. |
Đất đai màu mỡ, giàu khoáng sản |
D. |
Tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú |
||||||||||||||||||||||||
Câu 16 : |
Trong quá trình phát triển kinh tế, Liên bang Nga gặp phải khó khăn gì? |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Tình hình chính trị, xã hội bất ổn định |
B. |
Thiếu vốn đầu tư, nguồn nguyên nhiên liệu |
||||||||||||||||||||||||
C. |
Nợ nước ngoài, lạm phát trầm trọng |
D. |
Phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám |
||||||||||||||||||||||||
Câu 17 : |
Cho biểu đồ: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NHÓM NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ NHÓM NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Nhận xét nào không đúng về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của hai nhóm nước: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Nhìn chung tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của hai nhóm nước có xu hướng giảm |
||||||||||||||||||||||||||
B. |
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước phát triển chậm |
||||||||||||||||||||||||||
C. |
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước phát triển thấp hơn nhóm nước đang phát triển |
||||||||||||||||||||||||||
D. |
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của cả hai nhóm nước hiện nay thấp |
||||||||||||||||||||||||||
Câu 18 : |
Cho bảng số liệu: DÂN SỐ HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1900 – 2005 (Đơn vị: triệu người)
Nhận xét nào đúng về dân số Hoa Kì giai đoạn 1900 – 2005: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
Dân số Hoa Kì giai đoạn 1900 – 2005 ít có sự biến động |
||||||||||||||||||||||||||
B. |
Dân số Hoa Kì đang có xu hướng già hóa |
||||||||||||||||||||||||||
C. |
Dân số Hoa Kì hầu như không tăng trong giai đoạn trên |
||||||||||||||||||||||||||
D. |
Dân số Hoa Kì liên tục tăng từ 1900 - 2005 |
||||||||||||||||||||||||||
Câu 19 : |
Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản ngành đóng góp vào thu nhâp quốc dân cao nhất là: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
ngành dịch vụ |
B. |
ngành nông nghiệp |
||||||||||||||||||||||||
C. |
ngành công nghiệp chế tạo |
D. |
ngành công nghiệp |
||||||||||||||||||||||||
Câu 20 : |
Đặc điểm người Nhật Bản là: |
||||||||||||||||||||||||||
A. |
chú trọng đầu tư cho giáo dục |
||||||||||||||||||||||||||
B. |
chú trọng đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật |
||||||||||||||||||||||||||
C. |
chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao |
||||||||||||||||||||||||||
D. |
chú trọng đầu tư phát triển kinh tế tri thức |
||||||||||||||||||||||||||
ĐÁP ÁN
01 |
A |
11 |
A |
02 |
B |
12 |
C |
03 |
D |
13 |
C |
04 |
C |
14 |
B |
05 |
D |
15 |
B |
06 |
C |
16 |
D |
07 |
C |
17 |
D |
08 |
C |
18 |
D |
09 |
A |
19 |
A |
10 |
D |
20 |
|
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Yên Lạc có đáp án
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Duy Thì có đáp án
Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:
- Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Lê Trung Kiên
- Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Lê Thành Phương
Chúc các em học tập tốt !