YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 10 năm học 2018-2019 trường THPT Đa Phúc

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 10 năm học 2018-2019 trường THPT Đa Phúc . Hy vọng đây sẽ là một tài liệu quan trọng, giúp các em rèn luyện được kĩ năng giải bài tập , chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. 

ATNETWORK
YOMEDIA

Trường THPT Đa Phúc

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

  Năm học: 2018-2019

                    Môn: Vật lý 10

---------š&›----------

 

A/ LÝ THUYẾT:

1/ Chuyển động thẳng đều là gì? Viết phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng đều?

2/ Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Khi nào là chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều?

3/ Chuyển động tròn đều là gì? Nêu những đặc điểm của véctơ vận tốc của chuyển động tròn đều

4/ Thế nào là sự rơi tự do? Các đặc điểm của rơi tự do.

5/ Thế nào là tổng hợp lực? Phát biểu quy tắc hình bình hành.

6/ Phát biểu và viết biểu thức của định luật II Niu-Tơn.

7/ Phát biểu và viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn.

8/ Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.

9/ Phát biểu quy tắc momen lực.

B/BÀI TẬP THAM KHẢO:

1 . Tự luận:

Bài 1: Cần kéo một vật khối lượng 2kg với một lực theo phương ngang bằng bao nhiêu Biết hệ số ma sát trượt của vật và sàn là 0,4 . Để vật

a. Chuyển động đều trên một mặt sàn ngang.

b. Chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ theo phương ngang và sau 4 giây thì đạt tới vân tốc 1 m/s.

Bài 2: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì tắt máy. Lấy g= 10 m/s2

a, Tính thời gian và quãng đường ô tô đi thêm được cho đến khi dừng lại. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,6.

b, Tính hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường nếu sau khi đi được 25 m thì ô tô dừng lại.

Bài 3: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng dài 40m, cao 20m. Bỏ qua ma sát. Lấy g= 10 m/s2. Tính

a. Gia tốc của vật khi chuyển động trên dốc nghiêng

b. Thời gian vật chuyển động từ đỉnh dốc nghiêng đến chân dốc?

c. Vận tốc của vật ở chân dốc.

d. Đến chân dốc vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang bao lâu và đi được bao xa thì dừng lại? Cho hệ số ma sát trên mặt phẳng ngang là μ=0,3

Bài 4: Một vật m = 1kg chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo F = 6N theo phương hợp với phương ngang góc a = 300. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là  = 0,55. Lấy g = 10m/s2.

a/ Tính gia tốc của vật

b/ Xác định độ lớn của lực kéo F để vật chuyển động thẳng đều ( giữ nguyên phương của lực kéo)

Bài 5:  Một vật m = 0,1kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài l = 10m và cao h = 5m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là  = 0,2. Lấy g = 10m/s2.

a/ Tính thời gian vật chuyển động hết chiều dài mặt phẳng nghiêng và vận tốc của vật khi đến chân mặt phẳng nghiêng.

b/ Nếu muốn cho vật đó chuyển động đi lên mặt phẳng nghiêng đó với vận tốc không đổi thì cần tác dụng lực kéo  theo phương của mặt phẳng nghiêng có độ lớn bằng bao nhiêu?

Bài  6: Từ đỉnh tháp cao 30m, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu V0= 20m/s. Lấy g = 10m/s2.

a. Tính khoảng thời gian từ lúc ném đến khi vật chạm đất và khoảng cách từ điểm chạm đất đến chân tháp.

b. Xác định véc tơ vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất.

c*. Gọi M là một điểm trên quỹ đạo tại đó vectơ vận tốc hợp với phương thẳng đứng một gócα = 600. Tính khoảng cách từ M tới mặt đất.

Bài 7: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm khi treo vật m1= 200g sẽ dãn ra một đoạn∆l1= 4cm.

a. Tìm độ cứng của lò xo, lấy g = 10m/s2.

b. Tìm độ dãn của lò xo và chiều dài của lò xo khi treo thêm vật m2= 100g.

2. Trắc nghiệm:

 

Chương1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

Câu 1:Câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì.

A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.      B. vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.   

C. gia tốc là đại lượng không đổi.                   D. quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.

Câu 2:Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là

A. s = v0t  + at2/2. (a và v0 cùng dấu ).                             B. s = v0t + at2/2. ( a và v0 trái dấu ).

C.  x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ).                      D.  x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).

Câu 5:Chỉ ra câu sai.

A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

B.Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

C. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc.

D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.

Câu 6:Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?

A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất.         B. Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi.

C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.

D. Một viên bi chì đang rơi ở trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.

Câu 7:Câu nào đúng?    A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

C. Với v và w cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

D. Cả ba đại lượng trên  không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

Câu 8:Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối?

A. Vì chuyển động của ôtô được quan sát ở các thời điểm khác nhau.

B. Vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường.

C. Vì chuyển động của ô tô không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.

D. Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 9:Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa số toa sang hành khách B ở toa bên cạnh. Hai toa tàu đang đỗ trên hài đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bống A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra?      A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước.  A chạy nhanh hơn.

B. Cả hai  toa tàu cùng chạy về phía trước.    B chạy nhanh hơn.

C. Toa tàu A chạy về phía trước. toa B đứng yên.          D. Toa tàu A đứng yên. Toa tàu B chạy về phía sau.

Câu 10:Lúc 15 giờ 30 phút xe ô tô đang chay trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì sau đây?

A. Vật làm mốc.       B. Mốc thời gian.      C. Thước đo và đồng hồ.        D. chiều dương trên đường đi.

 

Chương II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

Câu 51:Nếu một vật  đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên nó giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?   A. Lớn hơn.        B. Nhỏ hơn.                          C. Không thay đổi.              D. Bằng 0.

Câu 52:Câu nào đúng? Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn

A. tác dụng vào cùng một vật.                                                             B. tác dụng vào hai vật khác nhau.

C. không cần phải bằng nhau về độ lớn.           D. phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.

Câu 55:Lực nào sau đây có thể là lực hướng tâm?

A. Lực ma sát.         B. Lực đàn hồi.                    C. Lực hấp dẫn.                            D. cả ba lực trên.

Câu 56:Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là

A. đường thẳng.       B. đường tròn.                     C. đương gấp khúc.                      D. đường parapol

Câu 57:Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể.

A. nhỏ hơn F.              B. lớn hơn 3F.      C. vuông góc với lực .  D. vuông góc với lực .

Câu 58:Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là

A. lực mà ngựa tác dụng vào xe.                    B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.

C. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.                        D. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.

Câu 59:Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính, hành khách sẽ:   A. nghiêng sang phải. B. nghiêng sang trái.    C. ngả người về phía sau.     D. chúi người về phía trước.

Câu 60:Câu nào đúng? Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách.

A. dừng lại ngay.B. ngả người về phía sau.  C. chúi người về phía trước.    D. ngả người sang bên cạnh.

Câu 61:Trong giới hạn đàn hồi của lo xo, khi lo xo biến dạng hướng của lực đàn hồi ở đầu lo xo sẽ

A. hướng theo trục và hướng vào trong.     B. hướng theo trục và hướng ra ngoài.

C. hướng vuông góc với trục lo xo.             D. luôn ngược với hướng của ngoài lực gây biến dạng.

Câu 62:Một vật lúc đầu nằm trên một mặt  phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có

A. lực tác dụng ban đầu.                     B. phản lực.                 C. lực ma sát.              D. quán tính.

Câu 63:Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây?      A. tăng lực ma sát .   B. giới hạn vận tốc của xe.  C. tạo lực hướng tâm     D. một mục đích khác.

Câu 64:Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của vật được mô tả là

A. thẳng đều.                 B. thẳng biến đổi đều.

C. rơi tự do.                   D. thẳng đều theo chiều ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng.

Câu 65:Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực? Biết góc của hai lực là 900.  A. 1N.                     B. 2N.             C. 15 N.                      D. 25N

Câu 66:Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10N. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10N?  A. 900.                             B. 1200.                       C. 600.             D. 0­0.

Câu 67:Một hợp lực 1,0N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật  đi được trong khoảng thời gian đó là

A. 0,5m.                      B.2,0m.                                   C. 1,0m.                      D. 4,0m

Câu 68:Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0kg làm vận tốc của nó tăng từ 2,0m/s đến 8,0m/s trong thời gian 3,0 giây. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?

A. 15N.               B. 10N.                                   C. 1,0N.                      D. 5,0N.

Câu 69:Một vật khối lượng 1kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R ( R là bán kính Trái Đất ) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?

A. 1N.                         B. 2,5N.                      C. 5N.                         D. 10N.

Câu 70:Hai tàu thuỷ có khối lượng 50 000 tấn ở cách nhau 1km. Lấy g = 10 m/s0, So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một qủa cân có khối lượng 20g.

A. Lớn hơn.                B. Bằng nhau.             C. Nhỏ hơn.                D. Chưa thể biết.

Câu 71:Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu  vào lò xo có độ cứng k =100N/m để nó dãn ra được 10 cm?   A. 1000N.                      B. 100N.                     C. 10N            .                       D. 1N.

Câu 72:Một lò xo có chiều dai tự nhiên 10cm và có độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1N để nén lo xo. Khi ấy, chiều dài của nó là bao nhiêu?

A. 2,5cm.                    B. 12.5cm.                   C. 7,5cm.                     D. 9,75cm.

Câu 73:Một lo xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lo xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N, thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

A. 28cm.                     B. 48cm.                      C. 40cm.                      D. 22 cm.

Câu 74:Viết phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10m/s. Lấy g = 10m/s2.

A. y = 10t + 5t2.                      B. y = 10t + 10t2.        C. y = 0,05 x2.                         D. y = 0,1x2.

Câu 75:Một máy bay ngang với tốc độ 150 m/s ở độ cao 490m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8m/s2 . Tấm bay xa của gói hàng  là

A. 1000m.                   B. 1500m.                   C. 15000m.                 D. 7500m.

Câu 76:Một vật được ném ngang ở độ cao h = 80 m với vận tốc đầu  v0 = 20 m/s. Lấy         g = 10 m/s2. Thời gian và tầm bay xa của vật là

A. 1s và 20m.              B. 2s và 40m.              C. 3s và 60m.              D. 4s và 80m.

Chương III: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Câu 99:Trọng tâm của vật là điểm đặt

A. Trọng lực tác dụng vào vật.                                   B. Lực đàn hồi tác dụng vào vật.

C. Lực hướng tâm tác dụng vào vật.              D. Lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.

Câu 100:Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho

A. tác dụng kéo của lực.                                             B. tác dụng làm quay của lực.                       

C. tác dụng uốn của lực.                                             D. tác dụng nén của lực.

Câu 102:Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải

A. xuyên qua mặt chân đế.                 B. không xuyên qua mặt chân đế.

C. nằm ngoài mặt chân đế.                  D. một đáp án khác.

Câu 103:Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi

A. độ cao của trọng tâm.                     B. diện tích của mặt chân đế.

C. giá của trọng lực.                            D. độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.

Câu 104:Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào

A. khối lượng của vật.                                    B. hình dạng và kích thước của vật.

C. tốc độ góc của vật.                         D. vị trí của trục quay.

Câu 105:Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?

A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.            B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.

C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.       D. Khoảng cách từ trục quay đến vật.

Câu 106:Hãy chỉ ra dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây ở trên cao so với mặt đất là

A. Cân bằng bền.                    B. Cân bằng không bền.        

C. Cân bằng phiến định.         D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.

Câu 107:Biện pháp nào dưới đây để thực hiện mức vững vàng cao của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu.     A. Xe có khối lượng lớn.                                     B. Xe có mặt chân đế rộng.

C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.     D. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn.

Câu 108:Tại sao không lật đổ được con lật đật?

   A. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền.         B. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng không bền.

   C. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cần bằng phiếm định.   D. Ví nó có dạng hình tròn.

Câu 109:Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là

A. chuyển động thẳng và chuyển động xiên.        B. chuyển động tịnh tiến và chuyển động xiên.

C. chuyển động quay và chuyển động chéo.        D. chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.

Câu 110:Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh

A.trục đi qua trọng tâm.                                  B. trục nằm ngang qua một điểm.

C. trục thẳng đứng đi qua một điểm.              D. trục bất kỳ.

Câu 111:Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh

A. trục đi qua trọng tâm.                                 B. trục cố định đó.

C. trục xiên đi qua một điểm bất kỳ.               D. trục bất kỳ.

Câu 112:Mô men lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét :   A. 10 N.                    B. 10 Nm.                   C. 11N.                       D.11Nm.

Câu 113:Một thanh chắn đường dài 7,8m, có trọng lượng 2100N và có trọng tâm ở cách đầu trái 1,2m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái. 1,5m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu để thanh ấy nằm ngang.

A. 100N.                     B.200N.                      C. 300N.                     D.400N          

Câu 114:Một tấm ván năng 270N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa trái 0,80 m và cách điểm tựa phải là 1,60m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa bên trái là bao nhiêu?

A. 180N.               B. 90N.                       C. 160N.                     D.80N.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 10 năm học 2018-2019 trường THPT Đa Phúc. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON