YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Để cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo năm 2021-2022 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần lý thuyết và bài tập kèm đáp án chi tiết được chia làm hai phần rõ ràng giúp các em ôn luyện và chuẩn bị tốt. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2021-2022

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phần Lịch sử

1.1.1. Khái quát về Lịch sử

- Khái niệm lịch sử và môn lịch sử

  • Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

- Lý do tại sao nên học lịch sử

  • Học Lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải sáng tạo, đấu tranh để có được đất nước như ngày hôm nay.
  • Học Lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.

- Khái niệm, đặc điểm của các loại tư liệu lịch sử

  • Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
  • Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dạo, dân ca, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đoạn chưa viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.
  • Tư liệu chữ viết bao gồm các bản khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, bản chép tay hay in trên giấy, ghi chép đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử xảy ra.
  • Tư liệu hiện vật là những dấu tích người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt các công trình kiến trúc,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,… Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.

1.1.2. Thời gian trong lịch sử

- Khái niệm âm lịch và dương lịch

  • Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng.
  • Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm.

- Cách tính thời gian trong lịch sử

1.1.3. Nguồn gốc loài người

- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

- Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á

1.1.4. Xã hội nguyên thủy

- Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy

- Đời sống vật chất của người nguyên thủy

  • Lao động và công cụ lao động
  • Từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt, chăn nuôi

- Đời sống tinh thần của người nguyên thủy

  • Người nguyên thủy đã có tục chôn cất người chết.
  • Sự xuất hiện của nghệ thuật

1.1.5. Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

- Sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại

  • Khoảng thiên niên kỉ V TCN: con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ.
  • Đầu thế kỉ II TCN, họ đã luyện được đồng thau và sắt. Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời, sớm nhất ở Tây Á, Bắc Phi, sau đó là châu Âu.

- Sự chuyển biến trong xã hội nguyên thủy

- Việt Nam cuối thời nguyên thủy

1.1.6. Ai Cập cổ đại

- Điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại

  • Ai Cập nằm ở đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin.
  • Ai Cập gồm 2 vùng: Hạ Ai Cập và Thượng Ai Cập

- Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập

- Thành tựu chủ yếu của nhà nước Ai Cập

  • Chữ viết
  • Toán học
  • Kiến trúc và điêu khắc
  • Y học

1.1.7. Lưỡng Hà cổ đại

- Điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại

- Vị trí địa lí: Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ, người Hy Lạp gọi là vùng đất giữa hai con sông.

- Điều kiện tự nhiên:

  • Là một vùng bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, nhận phù sa hàng năm khi nước lũ dâng cao từ sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.
  • Ở đây, người ta biết làm nông nghiệp từ rất sớm. Họ trồng chà là, rau củ, ngũ cốc và thuần dưỡng động vật.
  • Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với những vùng xung quanh rất phát triển.

- Nhà nước cổ đại Lưỡng Hà

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại

  • Chữ viết, văn học
  • Luật pháp
  • Toán học
  • Kiến trúc và điêu khắc

1.1.8. Ấn Độ cổ đại

- Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại

  • Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.
  • Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. 
  • Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.
  • Ở sông Ấn chịu khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc
  • Ở lưu vực sông Hằng đất đai màu mỡ, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.
  • Sông Ấn chảy qua hai quốc gia là: Ấn Độ và Pa-ki-xtan.

- Xã hội Ấn Độ ở cổ đại

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại

  • Tôn giáo
  • Chữ viết, văn học
  • Khoa học tự nhiên
  • Kiến trúc và điêu khắc

1.1.9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

- Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc.

  • Vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại chủ yếu là trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Về sau họ mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang.
  • Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động đến cuộc sống cư dân Trung Hoa

- Sơ lược quá trình thống nhất Trung Quốc và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng.

- Từ đế chế Hán, Nam –Bắc triều đến nhà Tùy.

- Những thành tựu văn minh tiểu biểu của Trung Quốc.

  • Tư tưởng
  • Chữ viết
  • Văn học, sử học
  • Y học
  • Kĩ thuật
  • Kiến trúc và điêu khắc

1.1.10. Hy Lạp cổ đại

- Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại

  • Chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo Ban căng, địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu.
  • Có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch  nên các nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,..
  • Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm, thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt văn hóa của người dân.
  • Có lợi thế lớn với đường bờ biển dài, có nghìn hòn đảo thuận tiện cho giao thương buôn bán có nhiều cảng tự nhiên như cảng Pi-rê.

- Tổ chức nhà nước thành bang của Hy Lạp cổ đại

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại.

  • Chữ viết
  • Văn học
  • Toán học
  • Kiến trúc và điêu khắc

1.1.11. La Mã cổ đại

- Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại

  • Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo I-ta-ly-a.
  • Người La Mã cổ đại ban đầu ở vùng đồng bằng màu mỡ ở thung lũng sông Pô và sông Ti-brơ thuận lợi cho việc trồng trọt.

- Tổ chức nhà nước của La Mã cổ đại

- Các thành tựu văn hóa tiêu biểu của La Mã cổ đại

  • Chữ viết
  • Luật pháp
  • Kiến trúc và điêu khắc

1.2. Phần Địa lí

1.2.1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

- Hệ thống kinh, vĩ tuyến

  • Kinh tuyến là các đường nối cực Bắc với cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
  • Vĩ tuyến là các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với đường Xích đạo.
  • Kinh tuyến gốc là kinh tuyến được đánh số 0°, đi qua Đài thiên văn Grin-uých ở ngoại ô Luân Đôn (Anh).
  • Vĩ tuyến gốc hay Xích đạo (0°), chia quả Địa Cầu thành hai bán cầu: bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

- Tọa độ địa lí

  • Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu.
  • Khi viết tọa độ địa lí của một điểm, ghi vĩ độ trước và kinh độ sau.

- Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

1.2.2. Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

- Kí hiệu và chú giải và các loại kí hiệu

Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,... mang tính quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Một số dạng kí hiệu bản đồ thông dụng:

  • Kí hiệu tượng hình => thể hiện vị trí của đối tượng.
  • Kí hiệu hình học => thể hiện sự phân bố đối tượng.
  • Kí hiệu bằng màu sắc, nét chải => thể hiện các đối tượng phân bố trên những vùng có diện tích rộng lớn.

1.2.3. Tìm đường đi trên bản đồ

- Phương hướng trên bản đồ

Các hướng chính trên bản đồ: Bắc, Nam, Đông, Tây.

Các hướng trung gian: Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam,...

Hai cách xác định phương hướng trên bản đồ:

  • Sử dụng hệ thống kinh, vĩ tuyến.
  • Sử dụng mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ.

- Tỉ lệ bản đồ

- Tìm đường đi trên bản đồ

1.2.4. Lược đồ trí nhớ

- Khái niệm và cách vẽ lược đồ trí nhớ

Lược đồ trí nhớ: là hình ảnh về một địa điểm hoặc một khu vực cụ thể trong tâm trí của con người.

Các bước vẽ lược đồ trí nhớ

  • Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi mà em sẽ vẽ lược đồ.
  • Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh em có về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình.
  • Vị trí bắt đầu: là địa điểm/khu vực em chọn để vẽ lược đồ.

1.2.5. Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

- Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái đất

  • Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời (tính theo khoảng cách xa dần Mặt Trời).
  • Vị trí của Trái Đất cùng với sự tự quay đã giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp cho sự sống.
  • Trái Đất có dạng hình cầu với kích thước rất lớn.
  • Bán kính của Trái Đất tại Xích đạo có độ dài 6 378 km.
  • Diện tích bề mặt Trái Đất lên tới hơn 510 km2.

1.2.6. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

- Chuyển động tự quay quanh trục

  • Trái Đất tự quanh quay trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng một góc 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo.
  • Thời gian Trái Đất quay hết 1 vòng quanh trục khoảng 24 giờ (một ngày đêm).

- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

  • Sự luân phiên ngày đêm
  • Giờ trên Trái đất

- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể di chuyển trên bề mặt Trái Đất

1.2.7. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

- Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

- Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động => sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất.

- Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng => mùa nóng; ngược lại, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn, nhận được ít nhiệt và ánh sáng => mùa lạnh.

⇒ Trong cùng một thời điểm, mùa ở 2 bán cầu ngược nhau.

- Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

  • Hiện tượng mùa
  • Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

1.2.8. Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa

- Cấu tạo của Trái Đất

  • Cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.

- Các mảng kiến tạo

  • Thạch quyển là lớp ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau.

  • Các mảng kiến tạo hiện vẫn đang di chuyển xô vào nhau hoặc tách xa nhau với tốc độ rất chậm.

- Động đất: là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất bị rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn.

- Núi lửa: là hiện tượng phun trào măcma lên trên bề mặt Trái Đất.

1.2.9. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản.

- Quá trình nội sinh và ngoại sinh

  • Nội sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất.
  • Ngoại sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ Trái Đất.

- Các đạng địa hình chính

  • Núi
  • Cao nguyên
  • Đồi
  • Đồng bằng

- Khoáng sản

Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích cho con người khai thác, sử dụng trong sản xuất và đời sống.

Ba loại (tính chất và công dụng):

  • Khoáng sản năng lượng: than đá, dầu mỏ,…
  • Khoáng sản kim loại: vàng, sắt,…
  • Khoáng sản phi kim loại: đá vôi, thạch anh,…

2. Luyện tập

2.1. Phần Lịch sử

BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ?

Câu 1.Lịch sử là những gì

A. đang diễn ra.

B. đã diễn ra trong quá khứ.

C. chưa diễn ra.

D. đã và đang diễn ra.

Câu 2.Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào?

A. Sử học.

B. Khảo cổ học.

C. Việt Nam học.

D. Cơ sở văn hóa.

Câu 3.Tư liệu truyền miệng

A. bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.

B. chỉ là những tranh, ảnh.

C. bao gồm di tích, đồ vật của người xưa.

D. là các văn bản ghi chép.

Câu 4.Yếu tố nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Các bài nghiên cứu khoa học.

Câu 5.Tư liệu hiện vật gồm

A. những câu truyện cổ.

B. các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí.

C. những công trình, di tích, đồ vật.

D. truyền thuyết về cuộc sống của người xưa.

Câu 6.Đền Hùng là tư liệu

A. chữ viết.

B. truyền miệng.

C. hiện vật.

D. thành văn.

Câu 7.Chủ thể sáng tạo ra lịch sử là

A. con người.

B. thượng đế.

C. vạn vật.

D. Chúa trời.

Câu 8.Các truyền thuyết như Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh… thuộc loại hình tư liệu

A. hiện vật.

B. truyền miệng.

C. chữ viết.

D. gốc.

Câu 9.Các tác phẩm như Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt thông giám cương mục" thuộc tư liệu

A. hiện vật.

B. truyền miệng.

C. chữ viết.

D. quốc gia.

Câu 10.Bia đá trong Văn Miếu Quốc tử giám thuộc loại hình tư liệu lịch sử nào?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Không được coi là một tư liệu.

Câu 11.Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa của việc học lịch sử?

A. Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

B. Khái quát được chuỗi các sự kiện thành định đề.

C. Hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

D. Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.

Câu 12.Tác giả của câu danh ngôn Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống là

A. Đê-mô-crit.

B. Hê-ra-crit.

C. Xanh-xi-mông.

D. Xi-xê-rông.

Câu 13.Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định lịch sử là thầy dạy của cuộc sống?

A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.

B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ.

C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.

D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người.

Câu 14.Đâu không phải là điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người?

A. Thời gian hoạt động.

B. Các hoạt động.

C. Tính cá nhân.

D. Mối quan hệ với cộng đồng.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 8

B

Câu 2

A

Câu 9

C

Câu 3

A

Câu 10

B

Câu 4

D

Câu 11

B

Câu 5

C

Câu 12

D

Câu 6

C

Câu 13

D

Câu 7

A

Câu 14

D

BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

Câu 1.Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì?

A. Ánh sáng của Mặt Trời.

B. Di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng.

C. Mực nước sông hàng năm.

D. Thời tiết mỗi mùa.

Câu 2.Âm lịch được tính dựa vào sự di chuyển của

A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

C. Trái Đất quay quanh chính nó.

D. các vì sao.

Câu 3.Một thiên niên kỉ gồm

A. 100 năm.

B. 1000 năm.

C. 10 năm.

D. 2000 năm.

Câu 4.Năm 201 thuộc thế kỉ thứ mấy?

A. III.

B. IV.

C. II.

D. I.

Câu 5.Từ khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm vào năm 179 TCN đến nay (2021) là bao nhiêu năm?

A. 1840.

B. 2021.

C. 2200.

D. 2179.

Câu 6.Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đó đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta phát hiện bình gốm vào năm nào?

A. 2002.

B. 1992.

C. 1995.

D. 2005.

Câu 7.Công lịch là dùng lịch chung ở

A. châu Âu.

B. châu Á.

C. châu Mĩ.

D. trên thế giới.

Câu 8.Theo Công lịch thì 1 năm có

A. 365 ngày chia thành 12 tháng.

B. 366 ngày chia thành 12 tiếng.

C. 365 ngày chia thành 13 tháng.

D. 366 ngày chia thành 13 tháng.

Câu 9.Dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, con người đã sáng tạo ra loại lịch nào?

A. Nông lịch.

B. Dương lịch.

C. Âm lịch.

D. Nhật lịch.

Câu 10.Theo Công lịch, 1000 năm được gọi là một

A. thập kỉ.

B. thế kỉ.

C. thiên niên kỉ.

D. kỉ nguyên.

Câu 11.Theo Công lịch, chu kì bao nhiêu năm thì có một năm nhuận?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 12.Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định

A. không gian diễn ra các sự kiện.

B. chủ thể của sự kiện đã diễn ra.

C. mối quan hệ giữa các sự kiện.

D. thời gian xảy ra các sự kiện.

Câu 13.Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm

A. Đức Phật ra đời.

B. Chúa Giê-su ra đời.

C. Chúa Giê-su qua đời.

D. nguyệt thực toàn phần.

Câu 14.Cho sự kiện sau: Bính Thìn - Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương. Hãy tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của sự kiện trên so với năm nay (2021).

A. 1002 năm, 10 thế kỉ.

B. 1005 năm, 11 thế kỉ.

C. 1001 năm, 10 thế kỉ.

D. 1005 năm, 10 thế kỉ.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 8

A

Câu 2

A

Câu 9

B

Câu 3

A

Câu 10

C

Câu 4

A

Câu 11

C

Câu 5

C

Câu 12

D

Câu 6

B

Câu 13

B

Câu 7

D

Câu 14

D

BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

Câu 1.Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở khu vực nào của Việt Nam?

A. Lạng Sơn, Thanh Hóa.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Hòa Bình, Lai Châu.

D. Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Câu 2.Di cốt của Người tinh khôn được tìm thấy ở

A. châu Á.

B. châu Phi.

C. châu Mĩ.

D. hầu khắp các châu lục.

Câu 3.Đặc điểm nào dưới đây là của Người tối cổ?

A. Có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay cầm nắm, ăn hoa, quả lá.

B. Lớp lông mỏng không còn.

C. Có cấu tạo cơ thể như người ngày nay.

D. Có thân hình thẳng đứng.

Câu 4.Cuối thế kỉ XIX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước ở

A. Nê-an-đé-tan (Đức).

B. Ê-ti-ô-pi-a (Đông Phi).

C. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).

D. An Khê (Việt Nam).

Câu 5.Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 - 6 triệu năm, có thể

A. đi bằng hai chi sau.

B. hoàn toàn đứng bằng hai chân.

C. trồng trọt và chăn nuôi.

D. đi lại, hoạt động giống người ngày nay.

Câu 6.Người tinh khôn còn được gọi là

A. vượn người.

B. Người tối cổ.

C. Người quá khứ.

D. Người hiện đại.

Câu 7.Bộ xương hóa thạch được tìm thấy vào năm 1974 tại Ê-ti-ô-pi-a (thuộc Đông Phi) được gọi là

A. Người Ê-ti-ô-pi-a.

B. Người Gia-va.

C. Người Nê-an-đéc-tan.

D. Cô gái Lu-cy.

Câu 8.Các nhà khảo cổ đã tìm thấy di cốt hóa thạch của Người tối cổ ở vùng nào trong khu vực Đông Nam Á?

A. Pôn-a-ung (Mi-an-ma).

B. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).

C. Thẩm Khuyên (Việt Nam).

D. An Khê (Việt Nam).

Câu 9.Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất được diễn ra như thế nào?

A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.

B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.

C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người.

D. Vượn người, Người tinh khôn, Người hiện đại.

Câu 10.Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam.

A. Nhỏ hẹp.

B. Chủ yếu ở miền Bắc.

C. Hầu hết ở miền Trung.

D. Rộng khắp.

Câu 11.Tại Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam) các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích nào của Người tối cổ?

A. Di cốt hóa thạch.

B. Di chỉ đồ đá.

C. Di chỉ đồ đồng.

D. Di chỉ đồ sắt.

Câu 12.Di chỉ nào là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?

A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).

B. Núi Đọ (Thanh Hóa).

C. Xuân Lộc (Đồng Nai).

D. An Khê (Gia Lai).

Câu 13.Nguồn gốc của loài người là

A. Người tối cổ.

B. Người tinh khôn.

C. vượn cổ.

D. vượn người.

Câu 14.Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ là

A. từ vượn cổ phát triển thành Người tinh khôn.

B. từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn.

C. sự hình thành các chủng tộc trên thế giới.

D. sự hình thành các quốc gia cổ đại.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 8

D

Câu 2

D

Câu 9

A

Câu 3

A

Câu 10

D

Câu 4

C

Câu 11

A

Câu 5

A

Câu 12

D

Câu 6

D

Câu 13

D

Câu 7

D

Câu 14

B

BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Câu 1.So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã biết

A. săn bắt, hái lượm.

B. ghè đẽo đá làm công cụ.

C. dùng lửa để sưởi ấm, nấu chín thức ăn...

D. trồng trọt, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm.

Câu 2.Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của Người tinh khôn?

A. Biết trồng lúa và chăn nuôi gia súc.

B. Sống thành bầy khoảng 5 - 7 gia đình lớn.

C. Sống theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình.

D. Biết làm trang sức tinh thế, làm đồ gốm.

Câu 3.Đặc điểm cơ bản của chế độ thị tộc là gì?

A. Nhóm người có chung dòng máu sống riêng biệt, không hợp tác kiếm sống.

B. Nhóm gồm vài chục gia đình, có quan hệ huyết thống.

C. Nhóm gồm vài chục gia đình, không có quan hệ huyết thống.

D. Nhiều bầy người nguyên thủy cư trú trên cùng một địa bàn.

Câu 4.Người tối cổ đã làm gì để sử dụng công cụ lao động bằng đá có hiệu quả hơn?

A. Ghè đẽo hai cạnh thật sắc bén.

B. Ghè đẽo một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

C. Tra cán vào công cụ bằng đá.

D. Sử dụng những hòn đá trong tự nhiên.

Câu 5.Tổ chức xã hội của Người tối cổ có điểm nổi bật là sống thành

A. một gia đình, có người đứng đầu.

B. nhóm nhiều gia đình có quan hệ huyết thống, có người đứng đầu.

C. nhóm 5 - 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

D. từng gia đình cư trú trong các hang động, mái đá.

Câu 6.Thành tựu về vật chất quan trọng đầu tiên của người nguyên thủy là

A. tạo ra lửa.

B. biết trồng trọt.

C. biết chăn nuôi.

D. làm đồ gốm.

Câu 7.Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện ở các mặt

A. công cụ lao động, cách thức lao động.

B. công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú.

C. đời sống tâm linh, cách thức lao động, địa bàn cư trú.

D. đời sống nghệ thuật, công cụ lao động, cách thức lao động.

Câu 8.Trên đất nước Việt Nam, dấu vết nền nông nghiệp sơ khai được phát hiện ở nền văn hóa

A. Hòa Bình.

B. Bắc Sơn.

C. Quỳnh Văn.

D. Dúi Đọ.

Câu 9.Bộ lạc là tổ chức xã hội gồm

A. 5 đến 7 gia đình lớn.

B. vài chục gia đình có quan hệ huyết thống.

C. nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn.

D. từng gia đình sống trong hang động, mái đá.

Câu 10.Đứng đầu bộ lạc là

A. tộc trưởng.

B. bộ trưởng.

C. xóm trưởng.

D. tù trưởng.

Câu 11.Đứng đầu thị tộc là

A. tộc trưởng.

B. bộ trưởng.

C. xóm trưởng.

D. tù trưởng.

Câu 12.Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là tộc trưởng.

A. thị tộc.

B. bộ lạc.

C. bầy người nguyên thủy.

D. công xã nông thôn.

Câu 13.Mỗi loài động vật, thực vật, hiện tượng tự nhiên được thị tộc tôn sùng gọi là

A. vật tổ.

B. đồ tổ.

C. linh vật.

D. tổ thị tộc.

Câu 14.Động lực chủ yếu nào dẫn đến quá trình chuyển biến từ vượn thành người?

A. Quá trình lao động.

B. Đột biến gen.

C. Xuất hiện ngôn ngữ.

D. Xuất hiện kim loại.

Câu 15.Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bức tranh của người nguyên thủy vẽ trên

A. vách đá.

B. mai rùa.

C. thẻ tre.

D. giấy pa-pi-rút.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

D

Câu 9

C

Câu 2

B

Câu 10

D

Câu 3

B

Câu 11

A

Câu 4

B

Câu 12

C

Câu 5

C

Câu 13

A

Câu 6

A

Câu 14

A

Câu 7

B

Câu 15

A

Câu 8

A

   

BÀI 5: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY

Câu 1.Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc sử dụng công cụ bằng kim loại?

A. Giúp con người khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt.

B. Giúp con người có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.

C. Dẫn đến sự hình thành các quốc gia cổ đại.

D. Tạo ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.

Câu 2.Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian nào?

A. Thiên niên kỉ thứ II TCN.

B. Thiên niên kỉ thứ III TCN.

C. Thiên niên kỉ thứ IV TCN.

D. Thiên niên kỉ thứ V TCN.

Câu 3.Sản phẩm dư thừa tạo ra trong xã hội nguyên thủy được phân chia như thế nào?

A. Chia đều sản phẩm dư thừa cho mọi người.

B. Người đứng đầu thị tộc chiếm giữ.

C. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.

D. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.

Câu 4.Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy là sự xuất hiện của

A. công cụ kim khí.

B. chế độ tư hữu.

C. đời sống vật chất.

D. đời sống tinh thần.

Câu 5.Cuối thời nguyên thủy, ở Việt Nam, con người sống

A. định cư lâu dài.

B. rất bấp bênh.

C. ăn lông ở lỗ

D. du mục đi khắp nơi.

Câu 6.Kim loại đầu tiên được con người phát hiện và sử dụng là

A. đồng đỏ.

B. đồng thau.

C. sắt.

D. nhôm.

Câu 7.Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam gắn với những nền văn hóa như

A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

B. Đông Sơn, Phùng Nguyên, Bắc Sơn.

C. Bắc Sơn, Đồng Đậu, Gò Mun.

D. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Hòa Bình.

Câu 8.Việc sử dụng phổ biến công cụ kim loại, đặc biệt là công cụ bằng sắt đã tác động như thế nào đến kinh tế cuối thời nguyên thủy?

A. Diện tích canh tác nông nghiệp chưa được mở rộng.

B. Năng suất lao động tăng cao, tạo ra sản phẩm dư thừa.

C. Năng suất lao động tăng, tạo ra sản phẩm chỉ đủ để ăn.

D. Diện tích canh tác nông nghiệp được mở rộng, chất lượng sản phẩm chưa cao.

Câu 9.Nhờ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng kim loại, cuối thời nguyên thủy xã hội xuất hiện các giai cấp là

A. thống trị và bị trị.

B. người giàu và người nghèo.

C. tư sản và vô sản.

D. địa chủ và nông dân.

Câu 10.Cuối thời nguyên thủy, con người lần lượt phát hiện và sử dụng công cụ bằng kim loại

A. đồng đỏ, đồng thau, sắt.

B. đồng thau, đồng đỏ, sắt.

C. đồng đỏ, sắt, đồng thau.

D. sắt, đồng thau, đồng đỏ.

Câu 11.Trong xã hội nguyên thủy, những người đứng đầu thị tộc và các thành viên thị tộc có quan hệ như thế nào?

A. Bình đẳng.

B. Kính trên nhường dưới.

C. Huyết thống.

D. Kính trọng người giàu có.

Câu 12.Cuối thời nguyên thủy, những người đứng đầu thị tộc chiếm các sản phẩm dư thừa và trở thành

A. người nghèo.

B. người giàu.

C. bình dân.

D. thị dân.

Câu 13.Cuối thời nguyên thủy, những thành viên thị tộc không có của cải nên trở thành

A. người nghèo.

B. người giàu.

C. người cai trị.

D. thị dân.

Câu 14.Quá trình chuyển biến của xã hội cuối thời nguyên thủy ở phương Đông diễn ra

A. đồng đều.

B. không đồng đều.

C. triệt để.

D. không triệt để.

Câu 15.Vào cuối thời nguyên thủy, con người ở Việt Nam đã có sự thay đổi địa bàn cư trú như thế nào?

A. Mở rộng địa bàn cư trú lên các vùng trung du và miền núi.

B. Mở rộng địa bàn cư trú xuống vùng đồng bằng ven các con sông.

C. Thu hẹp địa bàn cư trú, sống tập trung trong các hang động, mái đá.

D. Thay đổi địa bàn cư trú liên tục, nay đây mai đó.

Câu 16.Đâu không phải chuyển biến về kinh tế vào cuối thời nguyên thủy?

A. Diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng.

B. Năng suất lao động làm ra ngày càng tăng.

C. Sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thường xuyên.

D. Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm trang sức, làm đồ gốm.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 9

A

Câu 2

C

Câu 10

A

Câu 3

B

Câu 11

A

Câu 4

A

Câu 12

B

Câu 5

A

Câu 13

A

Câu 6

A

Câu 14

D

Câu 7

A

Câu 15

B

Câu 8

B

Câu 16

D

BÀI 6: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

Câu 1.Ở Ai Cập, người đứng đầu nhà nước được gọi là

A. Pha-ra-ông.

B. En-xi.

C. Thiên tử.

D. Thiên hoàng.

Câu 2.Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là

A. Pha-ra-ông.

B. En-xi.

C. Thiên tử.

D. Thiên hoàng.

Câu 3.Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực sông

A. Nin.

B. Trường Giang.

C. Ti-grơ.

D. Ơ-phrát.

Câu 4.Quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại được xây dựng trên nền tảng kinh tế

A. nông nghiệp trồng lúa nước.

B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. mậu dịch hàng hải quốc tế.

D. thủ công nghiệp hàng hóa.

Câu 5.Những con sông bồi đắp phù sa, tạo điều kiện cho các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại phát triển nền kinh tế

A. thương nghiệp.

B. thủ công nghiệp.

C. nông nghiệp.

D. dịch vụ.

Câu 6.Các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại ra đời vào khoảng

A. thiên niên kỉ IV TCN.

B. thiên niên kỉ III TCN.

C. thế kỉ IV TCN.

D. thế kỉ III TCN.

Câu 7.Người Lưỡng Hà dựa vào đâu để làm ra lịch?

A. Sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

B. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh mình.

C. Quan sát mực nước sông lên, xuống theo mùa.

D. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 8.Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được hình thành trên lưu vực sông

A. Nin.

B. Trường Giang và Hoàng Hà.

C. Ti-grơ và Ơ-phrát.

D. Hằng và Ấn.

Câu 9.Cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ trên

A. đất sét.

B. mai rùa.

C. thẻ tre.

D. giấy Pa-pi-rút.

Câu 10.Cư dân Lưỡng Hà cổ đại viết chữ trên

A. đất sét.

B. mai rùa.

C. thẻ tre.

D. giấy Pa-pi-rút.

Câu 11.Công trình nào dưới đây là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại?

A. Tượng Nhân sư ở Ai Cập.

B. Thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.

C. Cổng I-sơ-ta ở Lưỡng Hà.

D. Khu lăng mộ Gi-za ở Ai Cập.

Câu 12.Công trình nào của cư dân Lưỡng Hà cổ đại được công nhận là kỳ quan thế giới cổ đại?

A. Tượng Nhân sư.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Cổng I-sơ-ta.

D. Khu lăng mộ Gi-za.

Câu 13.Ngành sản xuất phát triển sớm nhất và có hiệu quả nhất ở các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là

A. nông nghiệp.

B. công nghiệp.

C. thương nghiệp.

D. thủ công nghiệp

Câu 14.Tại sao ngành kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và mạnh ở hai quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ.

B. Địa hình chia cắt, những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp.

C. Giáp Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư cung cấp nguồn nước tưới dồi dào.

D. Các Pha-ra-ông và En-xi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.

Câu 15.Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu

A. phục vụ sản xuất nông nghiệp.

B. phục vụ việc chiêm tinh, bói toán.

C. phục vụ yêu cầu học tập.

D. thống nhất các ngày tế lễ trong cả nước.

Câu 16.Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học?

A. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.

B. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân.

C. Phải xây dựng các công trình kiến trúc.

D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi.

Câu 17.Các công trình kiến trúc ở Ai Cập và Lưỡng Hà thường đồ sộ vì muốn thể hiện

A. sức mạnh của đất nước.

B. sức mạnh của thần thánh.

C. sức mạnh và uy quyền của nhà vua.

D. tình đoàn kết dân tộc.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 6: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 10

A

Câu 2

B

Câu 11

D

Câu 3

A

Câu 12

B

Câu 4

A

Câu 13

A

Câu 5

C

Câu 14

A

Câu 6

A

Câu 15

A

Câu 7

A

Câu 16

A

Câu 8

C

Câu 17

C

Câu 9

D

   

BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Câu 1.Những đồng bằng ở phía tây và phía đông Ấn Độ được bồi đắp bởi phù sa sông

A. Nin.

B. Ti-grơ và Ơ-phrát.

C. Hằng và Ấn.

D. Trường Giang và Hoàng Hà.

Câu 2.Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng thuận lợi cho Ấn Độ phát triển kinh tế

A. thủ công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. thương nghiệp.

D. dịch vụ.

Câu 3.Con sông gắn liền với nên văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là sông

A. Ấn.

C. Hằng.

C. Gô-đa-va-ri.

D. Na-ma-da.

Câu 4.Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tộc người nào đã sinh sống ở lưu vực sông Ấn?

A. Người A-ri-a.

B. Người Do Thái.

C. Người Đra-vi-đa.

D. Người Khơ-me.

Câu 5.Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, tộc người nào đã tràn vào miền Bắc Ấn Độ?

A. Người A-ri-a.

B. Người Do Thái.

C. Người Đra-vi-đa.

D. Người Khơ-me.

Câu 6.Sau khi vào Ấn Độ, người A-ri-a đã thiết lập chế độ

A. quân chủ chuyên chế.

B. cộng hòa quý tộc.

C. đẳng cấp Vác-na.

D. phân biệt tôn giáo.

Câu 7.Chế độ đẳng cấp Vác-na là gì?

A. Sự phân biệt về chủng tộc và màu da.

B. Sự phân biệt về tôn giáo.

C. Sự phân biệt về trình độ học vấn.

D. Sự phân biệt giàu - nghèo.

Câu 8.Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, xã hội Ấn Độ cổ đại có mấy đẳng cấp?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 9.Đẳng cấp đứng đầu trong xã hội Ấn Độ cổ đại là

A. Bra-man.

B. Ksa-tri-a.

C. Vai-si-a.

D. Su-đra.

Câu 10.Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, ai thuộc đẳng cấp Bra-man?

A. Tăng lữ.

B. Quý tộc, chiến binh.

C. Nông dân, thương nhân.

D. Những người thấp kém.

Câu 11.Những người thấp kém trong xã hội Ấn Độ cổ đại thuộc đẳng cấp

A. Bra-man.

B. Ksa-tri-a.

C. Vai-si-a.

D. Su-đra.

Câu 12.Sắp xếp các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại theo chiều từ trên xuống dưới.

A. Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra.

B. Bra-man, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Su-đra.

C. Su-đra, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Bra-man.

D. Su-đra, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Bra-man.

Câu 13.Chữ viết nào được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Hán.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Ka-na.

Câu 14.Cư dân ở quốc gia cổ đại nào dưới đây đã sáng tạo ra chữ số 0?

A. Ai Cập.

B. Hi Lạp.

C. Lưỡng Hà.

D. Ấn Độ.

Câu 15.Ấn Độ là quê hương của tôn giáo những nào dưới đây?

A. Hin-đu giáo và Phật giáo.

B. Nho giáo và Phật giáo.

C. Hin-đu giáo và Thiên chúa giáo.

D. Nho giáo và Đạo giáo.

Câu 16.Quốc gia cổ đại nào là nơi khởi phát của Phật giáo?

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Ai Cập.

D. Lưỡng Hà.

Câu 17.Theo lịch của người Ấn cổ đại, sau bao nhiêu năm sẽ có một tháng nhuận?

A. 2 năm.

B. 3 năm.

C. 4 năm.

D. 5 năm.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 10

A

Câu 2

B

Câu 11

D

Câu 3

A

Câu 12

A

Câu 4

C

Câu 13

A

Câu 5

A

Câu 14

D

Câu 6

C

Câu 15

C

Câu 7

A

Câu 16

A

Câu 8

D

Câu 17

D

Câu 9

A

   

BÀI 8: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII

Câu 1.Thời cổ đại, cư dân Trung Quốc tập trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông lớn là

A. Nin.

B. Ti-grơ và Ơ-phrát.

C. Hằng và Ấn.

D. Trường Giang và Hoàng Hà.

Câu 2.Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo điều kiện phát triển kinh tế

A. thủ công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. thương nghiệp.

D. dịch vụ.

Câu 3.Những nhà nước cổ đại đầu tiên ở Trung Quốc ra đời ở hạ lưu

A. Hoàng Hà.

B. Trường Giang.

C. sông Hằng.

D. sông Ấn.

Câu 4.Vào năm 221 TCN, ai là người thống nhất Trung Quốc?

A. Tần Thủy Hoàng.

B. Lưu Bang.

C. Tư Mã Viêm.

D. Lý Uyên

Câu 5.Đại diện của phái Nho gia ở Trung Quốc là

A. Khổng Tử.

B. Hàn Phi tử.

C. Mặc Tử.

D. Lão Tử.

Câu 6.Người Trung Quốc cổ đại khắc chữ trên

A. mai rùa.

B. đất sét.

C. giấy Pa-pi-rút.

D. vách đá.

Câu 7.Chế độ phong kiến Trung Quốc được bước đầu được hình thành dưới thời

A. Tần.

B. Hán.

C. Tấn.

D. Tùy.

Câu 8.Hàn Phi Tử là đại diện phái

A. Nho gia.

B. Pháp gia.

C. Mặc gia.

D. Đạo gia.

Câu 9.Đại diện của phái Mặc gia ở Trung Quốc là

A. Khổng Tử.

B. Hàn Phi tử.

C. Mặc Tử.

D. Lão Tử.

Câu 10.Lão Tử là đại diện phái

A. Nho gia.

B. Pháp gia.

C. Mặc gia.

D. Đạo gia.

Câu 11.Trong xã hội phong kiến, các nông dân công xã nhận ruộng đất để canh tác được gọi là

A. nông dân lĩnh canh.

B. nông nô.

C. địa chủ.

D. quý tộc.

Câu 12.Người nông dân nhận ruộng của địa chủ phải có nghĩa vụ

A. nộp tô.

B. nộp sưu.

C. đi lao dịch.

D. phục vụ.

Câu 13.Ai là người lập lên triều đại nhà Hán ở Trung Quốc?

A. Tần Thủy Hoàng.

B. Lưu Bang.

C. Tư Mã Viêm.

D. Lý Uyên.

Câu 14.Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc ở trong thời kì

A. nhà Hạ.

B. nhà Thương.

C. nhà Chu.

D. Xuân Thu - Chiến Quốc.

Câu 15.Dưới thời Tần, các quan lại, quý tộc có nhiều ruộng đất tư trở thành

A. địa chủ.

B. lãnh chúa.

C. vương hầu.

D. nông dân lĩnh canh.

Câu 16.Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc là

A. quý tộc, quan lại - nông dân công xã.

B. địa chủ - nông dân lĩnh canh.

C. lãnh chúa - nông nô.

D. tư sản - vô sản.

Câu 17.Đâu là tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời Xuân Thu?

A. Kinh Thi.

B. Li tao.

C. Cửu Ca.

D. Thiên vấn.

Câu 18.Kĩ thuật in được phát minh bởi người

A. Trung Quốc.

B. La Mã.

C. Ai Cập.

D. Ấn Độ.

Câu 19.Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích gì?

A. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.

B. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về.

C. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng.

D. Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến.

Câu 20.Một trong những biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là

A. Vạn Lí Trường Thành.

B. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

C. Kim chỉ nam.

D. Sử kí của Tư Mã Thiên.

Câu 21.Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại nào?

A. Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều.

B. Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam - Bắc triều.

C. Nam - Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn.

D. Nam - Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

D

Câu 12

A

Câu 2

B

Câu 13

B

Câu 3

A

Câu 14

D

Câu 4

A

Câu 15

A

Câu 5

A

Câu 16

B

Câu 6

A

Câu 17

A

Câu 7

A

Câu 18

A

Câu 8

B

Câu 19

A

Câu 9

C

Câu 20

A

Câu 10

D

Câu 21

A

Câu 11

A

   

BÀI 9: HI LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI

Câu 1.I-ta-li-a là nơi khởi sinh nền văn minh nào?

A. La Mã.

B. Hy Lạp.

C. Ai Cập.

D. Lưỡng Hà.

Câu 2.Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại đều là nền

D. cộng hòa quý tộc.

A. chuyên chính của giai cấp chủ nô.

B. quân chủ chuyên chế.

C. quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Câu 3.Năm 27 TCN, ai là người nắm mọi quyền hành ở La Mã?

A. Ốc-ta-viu-xơ.

B. Pê-ri-clét.

C. Hê-rô-đốt.

D. Pi-ta-go.

Câu 4.Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại?

A. Ta-lét.

B. Pi-ta-go.

C. Ác-si-mét.

D. Ô-gu-xtu-xơ.

Câu 5.Đâu không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại?

A. Đường biến giới lãnh thổ riêng.

B. Chính quyền, quân đội riêng.

C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng.

D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước.

Câu 6.Tổ chức chính trị nào có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten?

A. Đại hội nhân dân.

B. Viện Nguyên lão.

C. Quốc hội.

D. Nghị viện.

Câu 7.Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò gì?

A. Bầu, cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc.

B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền.

C. Chỉ tồn tại về hình thức.

D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.

Câu 8.Lãnh thổ của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỉ II

A. được mở rộng nhất.

B. thu hẹp dần.

C. không thay đổi so với lúc mới thành lập.

D. được mở rộng về phía Tây.

Câu 9.Ốc-ta-viu-xơ có vai trò như thế nào trong nhà nước La Mã cổ đại?

A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế.

B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước.

C. Chỉ tồn tại về hình thức.

D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.

Câu 10.Đại hội nhân dân ở La Mã cổ đại có vai trò gì?

A. Quyết định mọi công việc.

B. Đại diện cho thần quyền.

C. Chỉ tồn tại về hình thức.

D. Thực hiện các quyền hành pháp.

Câu 11.Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. chủ nô và nô lệ.

B. quý tộc và nô lệ.

C. chủ nô và nông nô.

D. địa chủ và nông dân.

Câu 12.Cuộc đấu tranh nào là minh chứng điển hình về sự phản kháng của nô lệ đối với chủ nô ở các quốc gia cổ đại phương Tây?

A. Chiến tranh Pu-nic.

B. Chiến tranh nô lệ ở Đức.

C. Khởi nghĩa của Xpác-ta-cút.

D. Chiến tranh Han-ni-bal.

Câu 13.Ở nhà nước La Mã cổ đại, mọi quyền hành nằm trong tay

A. Ốc-ta-viu-xơ.

B. Đại hội nhân dân.

C. Viện Nguyên lão.

D. Thượng viện.

Câu 14.Cư dân quốc gia cổ đại nào đã sáng tạo ra dương lịch?

A. Hy Lạp và La Mã.

B. Lưỡng Hà.

C. Ai Cập.

D. Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 15.Nền tảng kinh tế của các quốc gia Hy Lạp và La Mã cổ đại là ?

A. mậu dịch hàng hải.

B. nông nghiệp trồng lúa nước.

C. thủ công nghiệp hàng hóa.

D. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 16.Nô lệ trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại không mang đặc điểm nào sau đây?

A. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

B. Có mặt ở hầu hết các lĩnh vực để phục vụ cho chủ nô.

C. Lệ thuộc hoàn toàn vào chủ nô.

D. Được tự do hơn nô lệ ở các quốc gia cổ đại khác.

Câu 17.Nội dung nào sau đây không phải điểm khác biệt cơ bản giữa các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ) với phương Tây (Hy Lạp và La Mã)?

A. Nền tảng kinh tế.

B. Thể chế chính trị.

C. Thời gian ra đời.

D. Cơ cấu xã hội.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 10

C

Câu 2

A

Câu 11

A

Câu 3

A

Câu 12

C

Câu 4

D

Câu 13

A

Câu 5

D

Câu 14

A

Câu 6

A

Câu 15

D

Câu 7

A

Câu 16

D

Câu 8

A

Câu 17

D

Câu 9

A

   

2.2. Phần Địa lí

BÀI MỞ ĐẦU

Câu 1. Trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí thì bản đồ là

A. Cuốn sách giáo khoa.

B. Phương tiện.

C. Bách khoa toàn thư.

D. Cẩm nang tri thức.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?

A. Trường, lớp.

B. Văn hóa.

C. Nhà xưởng.

D. Sinh vật.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 3. Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?

A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.

B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.

C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.

D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 4. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?

A. Địa bàn.

B. Sách, vở.

C. Khí áp kế.

D. Nhiệt kế.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 5. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng tự nhiên?

A. Công nhân xây nhà.

B. Xẻ núi làm đường.

C. Sạt lở ở đồi núi.

D. Đổ đất lấp bãi biển.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 6. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh

A. học thay sách giáo khoa, sách bài tập.

B. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.

C. thư giãn sau khi học xong bài về nhà.

D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 7. Thiết bị học địa lí nào sau đây thuộc thiết bị điện tử?

A. Bản đồ.

B. Biểu đồ.

C. Tranh, ảnh.

D. GPS.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 8. Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là

A. bản đồ.

B. GPS.

C. bảng, biểu.

D. Internet.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 9. Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lí là cho người sử dụng thấy được đặc điểm nào sau đây?

A. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.

B. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.

C. Các dạng địa hình, sông ngòi, khí hậu, đất và sinh vật.

D. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lí trong không gian.

Trả lời:

Đáp án D.

Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ Trái Đất trên một mặt phẳng. Thể hiện được sự phân bố của đối tượng trong không gian, các đặc tính phát triển của đối tượng.

Câu 10. Loại ảnh nào sau đây được sử dụng để vẽ bản đồ?

A. Ảnh nghệ thuật đường phố.

B. Ảnh chụp một vùng đồi núi.

C. Ảnh vệ tinh, hàng không.

D. Ảnh hàng hải, viễn thông.

Trả lời:

Đáp án C.

BÀI 1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

Câu 1. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

A. 361.

B. 180.

C. 360.

D. 181.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 2. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

A. Kinh tuyến.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến.    

D. Vĩ tuyến gốc.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 3. Trên quả Địa Cầu có mấy điểm cực?

A. 1.    B. 2.     C. 3.    D. 4.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 4. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến

A. trên.

B. dưới.

C. Bắc.

D. Nam.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 5. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng

A. 600.

B. 00.

C. 300

D. 900

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 6. Kinh tuyến Tây là

A. kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.

B. kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.

C. nằm phía dưới xích đạo.

D. nằm phía trên xích đạo.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 7. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Đức.

B. Bồ Đào Nha.

C. Anh.

D. Tây Ban Nha.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 8. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ

A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.

B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.

D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Trả lời:

Đáp án A.

Các hệ thống kinh, vĩ tuyến gồm kinh tuyến đông, kinh tuyến tây và vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam. Nhờ có hệ thống kinh, vĩ tuyến người ta có thể xác định được vị trí của mọi địa điểm trên quả Địa Cầu.

Câu 9. Đường Xích đạo chia quả Địa cầu thành

A. nửa cầu Đông và nửa cầu Tây.

B. nửa cầu Đông và bán cầu Bắc.

C. bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

D. bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 10. Kinh độ và vĩ độ của một điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ

A. hướng Bắc đến Nam.

B. cực Bắc xuống cực Nam.

C. kinh tuyến đến vĩ tuyến.

D. Xích đạo đến hai cực.

Trả lời:

Đáp án C

Câu 11. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là

A. kinh tuyến Đông.

B. kinh tuyến Tây.

C. kinh tuyến 1800.

D. kinh tuyến gốc.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 12. Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 600T. Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là

A. 00; 600T.

B. 600T; 900N.

C. 00; 600Đ.

D. 600T; 900B.

Trả lời: Đáp án A.

Câu 13. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào

A. mép bên trái tờ bản đồ.

B. mũi tên chỉ hướng đông bắc.

C. các đường kinh, vĩ tuyến.

D. bảng chú giải, kí hiệu bản đồ.

Trả lời: Đáp án C.

Câu 14. Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách 100, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến?

A. 18.

B. 20.

C. 36.

D. 30.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 15. Việt Nam có hệ tọa độ (8034’B, 10209’Đ). Nhận định nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Việt Nam?

A. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Tây.

B. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.

C. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.

D. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Đông.

Trả lời:

Đáp án B.

Nước ta nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và nửa cầu Đông. Vì Việt Nam có giới hạn lãnh thổ là:

- Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B.

- Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B.

- Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ.

- Điểm cực Đông ở kinh độ 1090024’Đ.

BÀI 2. Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

Câu 1. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 2. Cách đọc bản đồ đúng là

A. chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.

B. chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu.

C. đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

D. chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ.

Trả lời:

Đáp án C.

Mục đích của việc đọc bản đồ là tìm ra đặc điểm của các đối tượng và mối quan hệ của chúng trên bản đồ. Đọc hiểu các đối tượng từ đó chỉ ra được mối liên hệ về giữa chúng. Ví dụ: Đọc một con sông ở bản đồ địa hình, ta phải thấy được mối quan hệ giữa hướng chảy, độ dốc lòng sông với địa hình ở khu vực đó,…

Câu 3. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

A. Điểm.

B. Đường.

C. Diện tích.

D. Hình học.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 4. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Hình học.

B. Đường.

C. Điểm.

D. Diện tích.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 5. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là

A. đọc bản chú giải.

B. tìm phương hướng.

C. xem tỉ lệ bản đồ.

D. đọc đường đồng mức.

Trả lời:

Đáp án A.

Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.

Câu 6. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?

A. Tượng hình.

B. Tượng thanh.

C. Hình học.

D. Chữ.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 7. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần

A. kí hiệu bản đồ.

B. tỉ lệ bản đồ.

C. bảng chú giải và kí hiệu.

D. bảng chú giải.

Trả lời:

Đáp án C.

Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần bảng chú giải và kí hiệu để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần thể hiện.

Câu 8. Kí hiệu đường thể hiện

A. cảng biển.

B. ngọn núi.

C. ranh giới.

D. sân bay.

Trả lời: Đáp án C.

Câu 9. Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 10. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?

A. Hình học.

B. Tượng hình.

C. Điểm.

D. Diện tích.

Trả lời:

Đáp án D.

Đối tượng thể hiện kí hiệu diện tích như: các khu vực trồng lúa, khu vực trồng cây lâu năm, khu vực dân cư, thành thị,...

BÀI 3. Tìm đường đi trên bản đồ

Câu 1. Bản đồ là

A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

D. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 2. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào

A. các đường kinh, vĩ tuyến.

B. bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.

C. mép bên trái tờ bản đồ.

D. các mũi tên chỉ hướng.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 3. Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là

A. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.

B. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.

C. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.

D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 4. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 5. Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 6. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng

A. rất nhỏ.

B. nhỏ.

C. trung bình.

D. lớn.

Trả lời:

Đáp án D

Câu 7. Bản đồ có tỉ lệ nhỏ là

A. 1 : 1 500.000.

B. 1 : 500.000.

C. 1 : 3 000.000.

D. 1 : 2 000.000.

Trả lời:

Đáp án C.

Các bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1000.000 là những bản đồ tỉ lệ nhỏ. Vì vậy, ta có: 1 : 3000.000 < 1 : 1000.000 (tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ) nên bản đồ có tỉ lệ 1 : 3000.000 là bản đồ có tỉ lệ nhỏ nhất trong các bản đồ trên.

Câu 8. So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?

A. Đông.

B. Bắc.

C. Nam.

D. Tây.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 9. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ

A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

B. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.

C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.

D. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 10. Gió mùa mùa hạ thổi vào Việt Nam theo hướng nào sau đây?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Đông Nam.

D. Tây Nam.

Trả lời:

Đáp án D.

Gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta từ vịnh Ben-gan (Bắc Ấn Độ Dương) theo hướng Tây Nam, cuối mùa hạ thổi vào Đồng bằng Bắc Bộ theo hướng Đông Nam.

Câu 11. Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?

A. 1: 7.500.

B. 1: 200.000.

C. 1: 15.000.

D. 1: 1.000.000.

Trả lời:

Đáp án A.

Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao. Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

Câu 12. Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 13. Bản đồ nào sau đây là bản đồ có tỉ lệ nhỏ?

A. 1: 100.000.

B. 1: 500.000.

C. 1: 1.000.000.

D. 1: 10.000.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 14. Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 15. Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là

A. 120 km.

B. 12 km.

C. 120 m.

D. 1200 cm.

Trả lời:

Đáp án B.

Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ. Đổi ra đơn ki-lô-mét (km). Khoảng cách thực địa = 6×200 000 = 1 200 000 (cm) = 12 (km).

BÀI 4. Lược đồ trí nhớ

Câu 1. Lược đồ trí nhớ phản ánh sự cảm nhận của con người về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với

A. cá nhân.

B. tập thể.

C. tổ chức.

D. quốc gia.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 2. Lược đồ trí nhớ là

A. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách điện tử.

B. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách giáo khoa.

C. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong óc con người.

D. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong máy tính, USB.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 3. Lược đồ trí nhớ của hai người về một địa điểm có đặc điểm nào sau đây?

A. Khác nhau hoàn toàn.

B. Giống nhau hoàn toàn.

C. Khó xác định được.

D. Không so sánh được.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 4. Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là

A. sơ đồ trí nhớ.

B. lược đồ trí nhớ.

C. bản đồ trí nhớ.

D. bản đồ không gian.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 5. Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong

A. các mạng xã hội.

B. sách điện tử, USB.

C. sách, vở trên lớp.

D. trí não con người.

Trả lời:

Đáp án D.

Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong trí não con người, nhờ thế mà con người định hướng được không gian, tìm được đường đi đến nơi mà mình muốn đến và trở về nơi mình muốn về không cần đến bản đồ trong tay hay bất cứ công cụ hỗ trợ nào.

Câu 6. Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?

A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều.

B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.

C. Hạn chế không gian vùng đất sống.

D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 7. Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào sao đây?

A. Đường đi và khu vực.

B. Khu vực và quốc gia.

C. Không gian và thời gian.

D. Thời gian và đường đi.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 8. Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?

A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ.

B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.

C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng.

D. Định hướng không gian, tìm đường đi.

Trả lời:

Đáp án D.

Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong trí não con người, nhờ thế mà con người định hướng được không gian, tìm được đường đi đến nơi mà mình muốn đến và trở về nơi mình muốn về không cần đến bản đồ trong tay hay bất cứ công cụ hỗ trợ nào.

Câu 9. Lược đồ trí nhớ đường đi có đặc điểm nào sau đây?

A. Có điểm đầu, điểm cuối, quãng đường đi và khoảng cách giữa hai điểm.

B. Có điểm xuất phát, hướng di chuyển chính và khoảng cách hai điểm đi.

C. Có hướng di chuyển, thời gian di chuyển và điểm xuất phát, điểm kết thúc.

D. Có điểm đầu, điểm cuối, hướng đi chính và khoảng cách giữa hai điểm.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 10. Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta

A. sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.

B. sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.

C. thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.

D. thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.

Trả lời:

Đáp án B.

Khi có lược đồ trí nhớ phong phú về một không gian sống, ta sẽ thấy không gian đó có ý nghĩa hơn, sẽ gắn bó hơn với vùng đất đó và sẽ rất nhớ về vùng đất đó, nếu sau này chúng ta đi xa.

BÀI 5. Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

Câu 1. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

A. 8.

B. 9.

C. 7.

D. 6.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 2. Trái Đất có dạng hình gì?

A. Hình tròn.

B. Hình vuông.

C. Hình cầu.

D. Hình bầu dục.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 3. Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây?

A. Trái Đất.

B. Sao Mộc.

C. Sao Hỏa.

D. Sao Thổ.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 4. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

A. Vị trí thứ 3.

B. Vị trí thứ 5.

C. Vị trí thứ 9.

D. Vị trí thứ 7.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 5. Trái Đất có bán kính ở cực là

A. 6387 km.

B. 6356 km.

C. 6378 km.

D. 6365 km.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 6. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa?

A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương.

B. Thiên Vương - Hải Vương - Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ.

C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 7. Mặt Trời và 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó còn được gọi là

A. Thiên hà.

B. Hệ Mặt Trời.

C. Trái Đất.

D. Dải ngân hà.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 8. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có

A. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

B. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.

C. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 9. Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là

A. 6387 km.

B. 6356 km.

C. 6378 km.

D. 6365 km.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 10. Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

A. Sao Kim.

B. Sao Thủy.

C. Trái Đất.

D. Sao Hỏa.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 11. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có

A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.

B. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thuỷ Tinh.

C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

D. Hỏa Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 12. Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?

A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.

C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.

Trả lời:

Đáp án A.

Do Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn đươc chiếu sáng, nửa còn lại không được chiếu sáng -> sinh ra ngày và đêm.

BÀI 6. Chuyển động tự quay quang trục của Trái Đất và hệ quả

Câu 1. Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành một góc

A. 23027’.

B. 27023’.

C. 66033’.

D. 33066’.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 2. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?

A. 21 giờ.

B. 23 giờ.

C. 24 giờ.

D. 22 giờ.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 3. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc

A. 23027’.

B. 56027’.

C. 66033’.

D. 32027’.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 4. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.

B. Hiện tượng mùa trong năm.

C. Ngày đêm nối tiếp nhau.

D. Sự lệch hướng chuyển động.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 5. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây?

A. Hiện tượng mùa trong năm.

B. Sự lệch hướng chuyển động.

C. Giờ trên Trái Đất.

D. Sự luân phiên ngày đêm.

Trả lời:

Đáp án D.

Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả sự luân phiên ngày đêm. Các địa điểm lần lượt được chiếu sáng và chìm vào bóng tối, chu kì này kéo dài 24 giờ và lặp đi lặp lại liên tục => Sự phân chia thời gian chiếu sáng hợp lí làm cho nhiệt độ trong ngày tại các địa điểm không quá nóng hay quá lạnh, con người có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi rất nhịp nhàng, linh hoạt.

Câu 6. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động nào sau đây?

A. Chuyển động xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

B. Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất.

C. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do

A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.

B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.

D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 8. Nếu đi từ phía Đông sang phía Tây, khi đi qua kinh tuyến 1800 người ta phải

A. lùi lại 1 ngày lịch.

B. tăng thêm 1 giờ.

C. tăng thêm 1 ngày lịch.

D. lùi lại 1 giờ.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 9. Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm nào sau đây không thay đổi vị trí?

A. Hai cực.

B. Hai chí tuyến.

C. Xích đạo.

D. Vòng cực.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 10. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động

A. xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

B. tự quay quanh trục của Trái Đất.

C. xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

D. tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 11. Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do

A. sự luân phiên ngày đêm kế tiếp nhau.

B. Trái Đất tự quay từ Đông sang Tây.

C. trục Trái Đất nghiêng không đổi hướng.

D. Trái Đất quay từ Tây sang Đông.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 12. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. Một ngày đêm.

B. Một năm.

C. Một tháng.

D. Một mùa.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 13. Khi Luân Đôn là 10 giờ, thì ở Hà Nội là

A. 15 giờ.

B. 17 giờ.

C. 19 giờ.

D. 21 giờ.

Trả lời:

Đáp án B.

Hà Nội (múi giờ số 7) và Luân Đôn (múi giờ số 0) chênh nhau: 7 giờ - 0 giờ = 7 giờ. Múi giờ số số 7 nằm ở bên phải múi giờ số 0 nên có giờ đến sớm hơn => Thời gian hiện tại của múi giờ số 7 = Thời gian của múi giờ 0 + số múi giờ chênh lệch = 10 giờ + 7 giờ = 17 giờ cùng ngày => Khi Luân Đôn đang là 10 giờ thì cùng lúc đó Hà Nội đang là 17 giờ cùng ngày.

Câu 14. Trục Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định ở vùng cực.

B. Một đường thẳng vuông gốc với Xích đạo cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định.

C. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định.

D. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định ở gần cực.

Trả lời:

Đáp án C.

Trục quay của Trái Đất: Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định, nghiêng 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 15. Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriôlit, gió Tín Phong sẽ bị lệch hướng trở thành hướng nào sau đây?

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam.

C. Tây Bắc.

D. Tây Nam.

Trả lời:

Đáp án A.

Ở bán cầu Bắc, do chịu tác động của lực Côriôlit => các vật thể chuyển động sẽ bị lệch phải. Do vậy, gió Tín Phong sẽ bị lệch hướng trở thành gió Đông Bắc.

BÀI 7. Chuyển động quanh MT của Trái Đất và hệ quả

Câu 1. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 2. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

C. Ngày 21/6 và ngày 23/12.

D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 3. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?

A. Khó xác định.

B. Dài nhất.

C. Bằng ban đêm.

D. Ngắn nhất.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 4. Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Ôn đới.

D. Vòng cực.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 5. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây?

A. Ngày 23/9 thu phân.

B. Ngày 22/12 đông chí.

C. Ngày 22/6 hạ chí.

D. Ngày 12/3 xuân phân.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 6. Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.

B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

C. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

D. Ngày 21/3 và ngày 22/6.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 7. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

A. Vòng cực.

B. Cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 8. Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

A. từ 21/3 đến 22/6.

B. từ 23/9 đến 21/3.

C. từ 21/3 đến 23/9.

D. từ 23/9 đến 22/12.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 9. Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027’N?

A. Ngày 22/6.

B. Ngày 21/3.

C. Ngày 23/9.

D. Ngày 22/12.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 10. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban đêm diễn ra thế nào?

A. Dài nhất.

B. Bằng ban ngày.

C. Ngắn nhất.

D. Khó xác định.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 11. Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiếu vuông góc là

A. chí tuyến Bắc.

B. khu vực 200B.

C. vòng cực Bắc.

D. khu vực 330B.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 12. Ở nửa cầu Bắc, ngày 22 tháng 6 là ngày

A. thu phân.

B. đông chí.

C. hạ chí.

D. xuân phân.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 13. Vào các ngày xuân phân và thu phân, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào

A. chí tuyến Bắc.

B. vòng cực.

C. chí tuyến Nam.

D. Xích đạo.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 14. Ở bán cầu Bắc từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 hiện tượng ngày và đêm diễn ra thế nào?

A. Ngày ngắn hơn đêm.

B. Ngày và đêm khác nhau.

C. Ngày dài hơn đêm.

D. Ngày và đêm bằng nhau.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 15. Từ hai cực đi về Xích đạo, chênh lệch giữa ngày và đêm có đặc điểm nào sau đây?

A. Càng tăng.

B. Khác nhau theo mùa.

C. Càng giảm.

D. Tùy theo mỗi nửa cầu.

Trả lời:

Đáp án C.

Theo vĩ độ: Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm; Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch; Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ và ở cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm. Như vậy, từ hai cực về Xích đạo, chênh lệch ngày và đêm càng nhỏ và ngược lại.

BÀI 8. Thực hành xác định phương hướng ngoài thực tế

Câu 1. Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Tây chỉ

A. 900.

B. 2700.

C. 1800.

D. 3600.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 2. Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Nam chỉ

A. 900.

B. 2700.

C. 1800.

D. 3600.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 3. Dựa vào sao Bắc Cực trên bầu trời, ta tìm được hướng

A. Nam.

B. Tây.

C. Bắc.

D. Đông.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 4. Dựa vào hướng Mặt Trời mọc xác định được hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Nam.

C. Đông.

D. Bắc.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 5. Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thể xác định phương hướng theo

A. bóng nắng.

B. hướng mọc.

C. hướng lặn.

D. hướng gió.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 6. Khi xác định phương hướng ngoài thực địa không dựa vào hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

A. Mặt Trời mọc hoặc lặn.

B. Sự di chuyển của bóng nắng.

C. Dựa vào sao Bắc Cực.

D. Sử dụng La bàn chỉ hướng.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 7. Công cụ nào sau đây được sử dụng để xác định phương hướng ngoài thực địa?

A. La bàn.

B. Khí áp kế.

C. Địa chấn kế.

D. Nhiệt kế.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 8. Dựa vào hướng Mặt Trời lặn xác định được hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 9. Để xác định phương hướng ngoài thực địa, chúng ta không dùng cách nào sau đây?

A. Sử dụng la bàn để xác định hướng.

B. Quan sát Mặt Trời mọc hoặc lặn.

C. Dựa vào sự di chuyển của bóng nắng.

D. Sử dụng Internet và khí áp kế.

Trả lời:

Đáp án D.

Một số cách để xác định phương hướng ngoài thực địa là sử dụng la bàn, quan sát một số hiện tượng tự nhiên như: quan sát Mặt Trời mọc hoặc lặn, sự di chuyển của bóng nắng, dựa vào sao Bắc Cực trên bầu trời đêm,…

Câu 10. Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Bắc chỉ

A. 900.

B. 2700.

C. 3600.

D. 1800.

Trả lời:

Đáp án C.

BÀI 9. Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa

Câu 1. Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 2. Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá

A. cẩm thạch.

B. ba dan.

C. mác-ma.

D. trầm tích.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 3. Lõi (nhân) Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là

A. 10000C.

B. 50000C.

C. 70000C.

D. 30000C.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 4. Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Quánh dẻo.

D. Khí.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 5. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.

D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 6. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

A. Bão, dông lốc.

B. Lũ lụt, hạn hán.

C. Núi lửa, động đất.

D. Lũ quét, sạt lở đất.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 7. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo?

A. Tách rời nhau.

B. Xô vào nhau.

C. Hút chờm lên nhau.

D. Gắn kết với nhau.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 8. Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

A. 70 - 80km.

B. Dưới 70km.

C. 80 - 90km.

D. Trên 90km.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 9. Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Di chuyển nhanh ở nửa cầu Bắc, chậm ở nửa cầu Nam.

B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô hoặc tách xa nhau.

C. Cố định vị trí tại một chỗ ở Xích đạo và hai vùng cực.

D. Mảng lục địa di chuyển, còn mảng đại dương cố định.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 10. Lục địa nào sau đây trên Trái Đất có diện tích nhỏ nhất?

A. Lục địa Phi.

B. Lục địa Nam Cực.

C. Lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. Lục địa Bắc Mỹ.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 11. Hiện nay, trên Trái Đất có khoảng trên bao nhiêu núi lửa hoạt động?

A. 200.

B. 300.

C. 400.

D. 500.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 12. Lục địa nào sau đây trên Trái Đất có diện tích lớn nhất?

A. Lục địa Nam Mĩ.

B. Lục địa Phi.

C. Lục địa Bắc Mĩ.

D. Lục địa Á - Âu.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 13. Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Bắc Băng Dương.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 14. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

B. Nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á, Bắc Mĩ với các mảng xung quanh.

C. Nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.

D. Nơi tiếp xúc của mảng Nam Mĩ, Âu - Á với các mảng xung quanh.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 15. Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây?

A. Bắc Mĩ.

B. Á - Âu.

C. Nam Mĩ.

D. Nam Cực.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 16. Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?

A. 9.

B. 6.

C. 8.

D. 7.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 17. Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?

A. Cửa núi.

B. Miệng.

C. Dung nham.

D. Mắc-ma.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 18. Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Địa Trung Hải.

Trả lời:

Đáp án B.

BÀI 10, BÀI 11.

Câu 1. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A.; năng lượng trong lòng Trái Đất.

B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. năng lượng của bức xạ mặt trời.

D. năng lượng từ biển và đại dương.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

A. động đất, núi lửa, sóng thần.

B. hoạt động vận động kiến tạo.

C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.

D. sự di chuyển vật chất ở manti.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 3. Nội lực có xu hướng nào sau đây?

A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.

B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.

C. Tạo ra các dạng địa hình mới.

D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 4. Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?

A. Xói mòn.

B. Phong hoá.

C. Xâm thực.

D. Nâng lên.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 5. Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của

A. băng hà.

B. gió.

C. nước chảy.

D. sóng hiển.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 6. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Động đất, núi lửa.

B. Sóng thần, xoáy nước.

C. Lũ lụt, sạt lở đất.

D. Phong hóa, xâm thực.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 7. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.

B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.

C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.

D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 8. Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?

A. Xâm thực.

B. Bồi tụ.

C. Đứt gãy.

D. Nấm đá.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

A. Dạng địa hình nhô cao.

B. Đỉnh tròn và sườn dốc.

C. Độ cao không quá 200m.

D. Tập trung thành vùng.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 10. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 11. Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại lực?

A. Hang động caxtơ.

B. Các đỉnh núi cao.

C. Núi lửa, động đất.

D. Vực thẳm, hẻm vực.

Trả lời:

Đáp án A.

Ở các khu vực núi đá vôi, nước hòa tan các hợp chất CaCO3 có trong đá vôi và tạo thành các dạng địa hình mới lạ như hang động, khối nhũ với nhiều hình thù đặc sắc. Đây là tác động của quá trình phong hóa hóa học, thuộc hoạt động ngoại lực.

Câu 12. Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

A. Cao nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Đồi.

D. Núi.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 13. Đồi có độ cao thế nào so với các vùng đất xung quanh?

A. Từ 200 - 300m.

B. Trên 400m.

C. Từ 300 - 400m.

D. Dưới 200m.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 14. Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây

A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.

B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.

C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 15. Tỉnh nào sau đây ở nước ta có nhiều hang động nhất?

A. Quảng Ninh.

B. Quảng Bình.

C. Quảng Trị.

D. Quảng Nam.

Trả lời:

Đáp án B.

Ở nước ta hang động có nhiều nhất ở tỉnh Quảng Bình với nhiều hang động nổi tiếng bậc nhất như động Phong Nha, Sơn Đòong, động Thiên Đường,…

Câu 16. Khoáng sản nhiên liệu không phải là

A. mangan.

B. khí đốt.

C. than bùn.

D. dầu mỏ.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 17. Các loại khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản kim loại màu?

A. Crôm, titan, mangan.

B. Apatit, đồng, vàng.

C. Than đá, dầu mỏ, khí.

D. Đồng, chì, kẽm.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 18. Mỏ khoáng sản nào sau đây không thuộc khoáng sản kim loại đen?

A. Titan.

B. Đồng.

C. Crôm.

D. Sắt.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 19. Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản không được chia thành

A. nhiên liệu.

B. kim loại.

C. phi kim loại.

D. nguyên liệu.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 20. Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào sau đây?

A. Phi kim loại.

B. Nhiên liệu.

C. Kim loại màu.

D. Kim loại đen.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là do tác động của ngoại lực?

A. Núi lửa.

B. Đứt gãy.

C. Bồi tụ.

D. Uốn nếp.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 2. Mỏ khoáng sản nhiên liệu là

A. dầu mỏ.

B. đồng.

C. titan.

D. mangan.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 3. Mỏ khoáng sản kim loại đen là mỏ

A. vàng.

B. sắt.

C. đồng.

D. chì.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 4. Cấu tạo của Trái Đất không bao gồm lớp nào sau đây?

A. Man-ti.

B. Vỏ Trái Đất.

C. Nhân (lõi).

D. Vỏ lục địa.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 5. Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Cố định vị trí tại một chỗ ở Xích đạo và hai vùng cực.

B. Di chuyển nhanh ở nửa cầu Bắc, chậm ở nửa cầu Nam.

C. Mảng lục địa di chuyển, còn mảng đại dương cố định.

D. Di chuyển rất chậm theo hướng xô hoặc tách xa nhau.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 6. Núi thấp có độ cao từ

A. dưới 1000m.

B. 1000 - 2000m.

C. 2000 - 3000m.

D. trên 3000m.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 7. Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?

A. Xói mòn.

B. Phong hoá.

C. Hạ xuống.

D. Xâm thực.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 8. Ở nước ta, các loại khoáng sản than tập trung chủ yếu ở

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Bắc.

Trả lời:

Đáp án D.

Ở nước ta, các loại khoáng sản dầu khí tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ. Còn khoáng sản than tập trung chủ yếu ở Đông Bắc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh (> 90% than tập trung ở tỉnh này).

Câu 9. Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây?

A. Mài mòn.

B. Nâng lên.

C. Uốn nếp

D. Động đất.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 10. Một số quốc gia ở Đông Nam Á biển đảo nằm ở vành đai lửa nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Thái Bình Dương.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 11. Ở nước ta vùng đồi bát úp tập trung có nhiều ở tỉnh nào sau đây?

A. Bắc Ninh.

B. Nam Định.

C. Sơn La.

D. Phú Thọ.

Trả lời:

Đáp án D.

Vùng đồi bát úp là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tập trung chủ yếu ở vùng rìa ven vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta. Tập trung nhiều ở các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên,…

Câu 12. Dân cư thường tập trung đông đúc ở xung quanh các vùng núi lửa đã tắt là do

A. giàu có khoáng sản, địa hình phẳng.

B. đất đai màu mỡ, nhiều cảnh quan đẹp.

C. xuất hiện hồ nước ngọt, nhiều cá lớn.

D. khí hậu, thời tiết ôn hòa và nhiều thú.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 13. Địa hình đồi không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn và đồi thoải.

B. Sườn dốc và nhô cao.

C. Độ cao không quá 200m.

D. Tập trung thành vùng.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 14. Ở nước ta, tỉnh nào sau đây xảy ra hiện tượng động đất mạnh nhất?

A. Yên Bái, Hà Giang.

B. Sơn La, Cao Bằng.

C. Điện Biên, Lai Châu.

D. Lạng Sơn, Hòa Bình.

Trả lời:

Đáp án C.

Trong Tân kiến tạo, vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu cường độ mạnh nhất của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya, cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn). Vùng núi Tây Bắc là nơi xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

Câu 15. Động Phong Nha thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Ninh Bình.

B. Quảng Bình.

C. Thanh Hóa.

D. Quảng Trị.

Trả lời:

Đáp án B.

Ở nước ta hang động có nhiều nhất ở tỉnh Quảng Bình với nhiều hang động nổi tiếng bậc nhất như động Phong Nha, Sơn Đoòng, động Thiên Đường,

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF