YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 8 năm học 2022-2023

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 8 năm học 2022-2023 sẽ giúp các em ôn tập lại kiến thức môn Hóa học 8, tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, đồng thời biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.1. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm:

- Hạt nhân tạo bởi proton (p) và nơtron

- Trong mỗi nguyên tử: p(+) = e (-)

- Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.

Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại… có hạt hợp thành là nguyên tử.

Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

1.2. ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT

Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ: khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,…

Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O.

1.3. CÔNG THỨC HÓA HỌC

+ Đơn chất: A (đơn chất kim loại và một vài phi kim như: S,C )

+ Đơn chất: Ax (phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2)

+ Hợp chất: AxBy ,AxByCz …

 - Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất A) và cho biết:

+ Nguyên tố tạo ra chất.

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.

1.4. QUY TẮC HÓA TRỊ

- Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học,tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

- Biểu thức \(\mathop {{A_x}}\limits^{\rm{a}} {\mathop B\limits^b _y}\)

→ x × a = y × b . (B có thể là nhóm nguyên tử)

Ví dụ:  Ca(OH)2­, ta có 1 × II = 2 × 1

­ Vận dụng:

+ Tính hóa trị chưa biết: biết x,y và a (hoặc b) tính được b (hoặc a)

+ Lập công thức hóa học khi biết a và b:

- Viết công thức dạng chung

-  Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ : \(\frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b'}}{{a'}}\)

→ Lấy x = b hoặc b’ và y = a hay a’ (Nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b)

1.5. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.

- Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.

1.6. PHẢN ỨNG HÓA HỌC - PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Phản ứng hóa học

- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất k=hác.

- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

- Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.

- Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: Có tính chất khác như màu sắc, trạng thái. Hoắc sự tỏa nhiệt và phát sáng.

Phương trình hóa học

- Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

- Ba bước lấp phương trình hóa học:

+ Viết sơ đồ phản ứng

+ Cân bằng phương trình

+ Viết phương trình hóa học

- Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

1.7. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

A + B → C + D

- Định luật: Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

- Biếu thức:   mA +  m =  mC  +  mD

1.8. MỘT SỐ CÔNG THỨC

- Mol (n) là lượng chất có chứa N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

con số 6.1023 là số Avogađro, kí hiệu là N

- Khối lượng mol (M)  của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó

Thể tích mol (l) của chất khí là thể tích chiếm bơi N phân tử của chất khí đó.

m = n × M (g)  rút ra \(n = \frac{m}{M}{\rm{ (mol) , M }} = {\rm{ }}\frac{{\rm{m}}}{{\rm{n}}}{\rm{ (g)}}\)

- Thể tích khí chất khí:

+ Ở điều kiện tiêu chuẩn :  \({\rm{V }} = {\rm{ n}} \times {\rm{22,4  =  }}\frac{m}{M} \times 22,4\) (l)

+ Ở điều kiện thường:  V = n × 24 = \(\frac{m}{M} \times 24\) (l)

- Công thức tỷ khối của chất khí

- Khí A đối với khí B: \({{\rm{d}}_{{\rm{A/B}}}} = \frac{{{{\rm{M}}_{\rm{A}}}}}{{{\rm{M}}{_{\rm{B}}}}}\)

- Khí A đối với không khí \({d_{A/kk}} = \frac{{{M_A}}}{{29}}\)

2. BÀI TẬP

Câu 1. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất tham gia.

B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành.

C. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.

D. Không có mệnh đề nào đúng.

Câu 2. Trong các định nghĩa về nguyên tử sau đây, định nghĩa nào là đúng?

A. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, bị phân chia trong các phản ứng hóa học.

C. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3. Dãy công thức hóa học đúng là

A. CaO2, Na2O, H2SO4, Fe(OH)3.               

B. Na2O, NaCl, CaO, H2SO4.

C. Na2O, P5O2, H2SO4, NaCl.           

D Na2O, HSO4, Fe(OH)3, CaO2.

Câu 4. Cho hợp chất AxBy, trong đó A có hóa trị a, B có hóa trị b. Công thức quy tắc hóa trị là

A. a.x = b.y                             

B. a.b = x.y

C. a.y = b.x                             

D. a.b.x = b.y.a

Câu 5. Các công thức hóa học biểu diễn nhóm đơn chất là

A. Fe, CO2 , O2.                      

B. KCl , HCl , Mg

C. HCl, Al2O3, CO2.                         

D. Na , H2 , Ag

Câu 6. Cho các chất sau: Cl2; H2SO4; Cu(NO3)2. Phân tử khối của các chất lần lượt là

A. 71; 98; 188.                       

B. 70; 98; 18

C. 71; 188; 98.                       

D. 71; 180; 98

Câu 7. Cho biết khối lượng của cacbon bằng 3kg, khối lượng của CO2 bằng 11kg. Khối lượng của O2 tham gia phản ứng là

A. 9 kg                

B. 8 kg                 

C. 7,9 kg             

D. 14 kg

Câu 8. Oxit nào giàu oxi nhất (hàm lượng % oxi lớp nhất)?

A. Al2O3.             

B. N2O3.              

C. P2O5.               

D. Fe3O4.

Câu 9. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng:

A. Số proton trong hạt nhân.            

B. Số nơtron.

C. Số điện tử trong hạt nhân.            

D. Khối lượng.

Câu 10. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?

A. Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi...

B. Than cần đập vừa nhỏ trước khi đưa vào bếp lò.

C. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

D. Trứng để lâu ngày sẽ bị thối.

Câu 11. Trong công thức hóa học của hiđro sunfua (H2S) và khí sunfurơ (SO2), hóa trị của lưu huỳnh lần lượt là:

A. I và II.             

B. II và IV. 

C. II và VI. 

D. IV và VI.

Câu 12. Dãy nào gồm các chất là hợp chất?

A. CaO; Cl2; CO; CO2                      

B. Cl2; N2; Mg; Al

C. CO2; NaCl; CaCO3; H2O              

D. Cl2; CO2; Ca(OH)2; CaSO4

Câu 13. Hóa trị của nitơ trong hợp chất đi nitơ oxit (N2O) là?

A. I            

B. II           

C. IV          

D. V

Câu 14. Magie oxit có công thức hóa học là MgO. Công thức hóa học của magie với clo hóa trị I là?

A. MgCl3             

B. Cl3Mg             

C. MgCl2             

D. MgCl

Câu 15. Hiện tượng biến đổi nào dưới đây là hiện tượng hóa học?

A. Bóng đèn phát sáng, kèm theo tỏa nhiệt.

B. Hòa tan đường vào nước để được nước đường.

C. Đung nóng đường, đường chảy rồi chuyển màu đen, có mùi hắc.

D. Trời nắng, nước bốc hơi hình thành mây.

ĐÁP ÁN

1C

2C

3B

4A

5D

6A

7B

8B

9A

10D

11B

12C

13A

14C

15C

16B

17D

18C

19A

20B

21C

22A

23B

24C

25A

26D

27C

28A

29C

30C

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 8 năm học 2022-2023. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.  

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF