Với nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 11 KNTT năm 2023-2024 do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em ôn tập kiến thức Ngữ văn 11 KNTT và củng cố kĩ năng làm bài tập cũng như trình bày các câu hỏi tự luận để chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng. Chúc các em ôn tập kiến thức thật tốt!
1. Kiến thức trọng tâm
1.1. Phần đọc hiểu
- Các phương thức biểu đạt.
- Các thao tác lập luận.
- Các thể thơ thường gặp.
- Các biện pháp tu từ.
- Các phép liên kết.
- Phương thức xây dựng đoạn văn (cách thức trình bày đoạn văn).
- Nhận diện các phong cách ngôn ngữ.
- Xác địnhđề tài, chủ đề, nội dung chính của văn bản.
- Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.
- Tìm thông điệp có nghĩa trong văn bản.
1.2. Phần làm văn
1.2.1. Nghị luận xã hội
Ôn tập lại cách viết đoạn văn nghị luận xã hội:
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
1.2.2. Nghị luận văn học
- Ôn tập những tác phẩm văn xuôi hiện đại.
- Phân tích nhân vật.
- Phân tích một đoạn văn bản.
1.3. Phần văn học
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
+ Bức tranh phố huyện và diễn biến tâm trạng của chị em Liên lúc chiều muộn.
+ Bức tranh phố huyện và diễn biến tâm trạng của chị em Liên khi đêm về.
+ Bức tranh phố huyện và diễn biến tâm trạng của chị em Liên trong cảnh đợi tàu.
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
+ Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.
+ Phân tích cảnh cho chữ và cho lời khuyên.
+ Phân tích nhân vật viên quan quản ngục.
- Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
+ Nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích.
+ Phân tích các chân dung trào phúng.
+ Phân tích cảnh đưa đám và cảnh hạ huyệt.
- Chí Phèo (Nam Cao)
+ Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo.
+ Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo.
+ Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
2. Cấu trúc đề thi
Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng |
Chủ đề 1: Đọc-hiểu (Ngữ liệu ngoài SGK, là một đoạn trích thuộc kiểu văn bản nghệ thuật hoặc thông tin với dung lượng khoảng 200 - 300 chữ ). |
- Nhận biết được, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ… của văn bản. - Nhận biết thông tin được thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn bản. |
- Khái quát được chủ đề hoặc ý chính của văn bản. - Hiểu được nghĩa tường minh và hàm ẩn của văn bản. - Lí giải nội dung, ý nghĩa chi tiết, sự kiện, thông tin trong văn bản. |
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội được gợi lên từ văn bản đọc hiểu |
|
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: |
2 1.0 10% |
1 1.0 10% |
1 1.0 10% |
|
4 3.0 30% |
Chủ đề 2: Làm văn: - Nghị luận về truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945 1 Hai đứa trẻ (Thạch Lam) 2. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
3. Chí Phèo (Nam Cao) |
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về một đoạn văn/hình tượng/ vấn đề nội dung/nghệ thuật… của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. |
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, hệ thống ý rõ ràng. - Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận . |
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; - Bài viết trình bày một cách thuyết phục, lập luận chặt chẽ văn viết có cảm xúc. |
Bài viết sáng tạo, có những kiến giải riêng sâu sắc, thuyết phục; diễn đạt hấp dẫn, thuyết phục. |
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
2 20% |
2 20% |
2 20% |
1 10% |
1 7 70% |
Tổng câu: Số điểm: Tỉ lệ %: |
3.0 30% |
3.0 30% |
3.0 30% |
1.0 10% |
4 10.0 100% |
3. Đề thi minh hoạ
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hoa cau
Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau
Là cả nhân gian lại bắt đầu
Lại mới trời xanh, thanh nước biếc
Như vườn sáng sớm nở hoa cau
Hoa cau nứt mở tủa hoa ngà
Ánh sáng cùng hương lấp lánh hoa
Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
Vô cùng dịu mát với sâu xa
Tình ta như thể nhánh hương cau
Cuốn cả vườn theo sức nhiệm mầu
Chim chóc ríu ran dan díu hót
Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau.
(Xuân Diệu)
Câu 1. Văn bản Hoa cau được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ sáu chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ tám chữ
Câu 2. Hình ảnh nào sau đây không có trong bài thơ?
A. Trời xanh, nước biếc
B. Hoa cau nứt mở
C. Hạt sương nhỏ
D. Chim chóc hót
Câu 3. Cảm xúc/ cảm hứng bao trùm bài thơ là gì?
A. Mượn hình ảnh hoa cau để nói về mối tình trai gái gắn bó
B. Sự xúc động trước hình ảnh hoa cau
C. Mượn hình ảnh hoa cau để nhớ về quê nhà
D. Mượn hình ảnh hoa cau để nhớ về người con gái
Câu 4. Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện độc đáo qua hình thức ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ tự sự
B. Ngôn ngữ biểu cảm
C. Ngôn ngữ miêu tả
D. Ngôn ngữ người kể chuyện
Câu 5. Khi đôi ta có nhau, đất trời thay đổi như thế nào?
A. Lại cả nhân gian lại bắt đầu/ Lại mới trời xanh, thanh nước biếc
B. Hoa cau nứt mở tủa hoa ngà
C. Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
D. Tình ta như thể nhánh hương cau
Câu 6. Hình ảnh thơ nào đã diễn tả nổi bật cảm xúc của thi sĩ?
A. Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
B. Tình ta như thể nhánh hương cau
C. Chim chóc ríu ran dan díu hót
D. Đôi ta giàu lắm bởi thêm nhau
Câu 7. Ý nghĩa của các yếu tố tượng trưng được sử dụng trong văn bản Hoa cau là?
A. Hình ảnh, biểu tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa và gợi liên tưởng đa chiều
B. Làm nổi bật mối tương giao giữa con người với tạo vật vũ trụ; hòa trộn cảm nhận của nhiều giác quan, diễn tả chuyển động tinh vi của tạo vật.
C. Phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp điệu nhằm khơi dậy cảm giác bất định, mơ hồ.
D. Cả ba đáp án trên
Câu 8. Dòng nào sau đây nhận xét đúng về tứ thơ của văn bản?
A. Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau - mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa - tình ta gắn bó sâu sắc.
B. Tình ta gắn bó sâu sắc - mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa - Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau.
C. Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau - tình ta gắn bó sâu sắc - mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa.
D. Mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa - Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau - tình ta gắn bó sâu sắc.
Câu 9 (1,0 điểm) Bài thơ thể hiện giá trị nhân sinh nào? Anh/ chị đồng ý với quan điểm đó không?
Câu 10 (1,0 điểm) Anh/ chị thích khổ thơ/ dòng thơ/ hình ảnh thơ nào nhất? Chúng mang lại cho anh/chị cảm xúc, nhận thức mới mẻ hay làm sâu sắc hơn cảm xúc, nhận thức đã có trong anh/chị?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết văn bản nghị luận về tác phẩm thơ Hoa cau (Xuân Diệu).
ĐÁP ÁN
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
C. Thơ bảy chữ |
0,5 điểm |
Câu 2 |
C. Hạt sương nhỏ |
0,5 điểm |
Câu 3 |
A. Mượn hình ảnh hoa cau để nói về mối tình trai gái gắn bó |
0,5 điểm |
Câu 4 |
B. Ngôn ngữ biểu cảm |
0,5 điểm |
Câu 5 |
A. Lại cả nhân gian lại bắt đầu/ Lại mới trời xanh, thanh nước biếc |
0,5 điểm |
Câu 6 |
D. Đôi ta giàu lắm bởi thêm nhau |
0,5 điểm |
Câu 7 |
D. Cả ba đáp án trên |
0,5 điểm |
Câu 8 |
A. Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau - mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa - tình ta gắn bó sâu sắc |
0,5 điểm |
Câu 9 |
- Giá trị nhân sinh của bài thơ: Tình ta sâu đậm và thêm đậm sâu hơn khi ở bên nhau. Cũng như nói đến mâm quả cưới hỏi trầu cau. - HS trình bày quan điểm của mình: có thể đồng ý; không đồng ý; nửa đồng ý nửa không đồng ý (Lí giải ý kiến của mình). |
1,0 điểm |
Câu 10 |
- HS nêu được đoạn thơ/ câu thơ/ hình ảnh thơ mà mình yêu thích nhất. - HS nêu cảm xúc, nhận thức của mình về câu thơ đó (bám sát nội dung bài thơ). |
1,0 điểm |
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 11 KNTT năm 2023-2024 Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.