YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm học 2021-2022 dưới đây là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức một cách có hệ thống, hiệu quả hơn và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương chi tiết dưới đây nhé!

ADSENSE

PHẦN A: KIẾN THỨC

I. TIẾNG VIỆT:

1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:

- Khái niệm: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Các quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Các nhân tố chi phối hoạt động giao bằng ngôn ngữ

2. Văn bản:

- Khái niệm văn bản.

- Đặc điểm của văn bản.

- Cách phân biệt các loại văn bản.

II. LÀM VĂN

Lưu ý các dạng bài

1. Nghị luận xã hội: nghị luận về một tư tưởng đạo lý; hiện tượng đời sống

2. Nghị luận văn học

III. VĂN BẢN

1. Tổng quan văn học Việt Nam:

- Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam.

- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam.

- Các mối quan hệ của con người Việt Nam trong văn học.

2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam:

- Một số đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

- Các thể loại chính của văn học dân gian Việt Nam

- Các giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.

3. Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Sử thi Đăm Săn)

- Khái niệm và đặc trưng của thể loại sử thi

- Nội dung đoạn trích.

- Nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn trích.

- Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn.

- Ý nghĩa của cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây.

4. Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy:

- Khái niệm và đặc trưng của thể loại truyền thuyết

- Tóm tắt truyện.

- Nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy

- Hình ảnh ngọc trai - giếng nước.

- Bài học lịch sử

5. Tấm Cám:

- Khái niệm và đặc trưng của thể loại cổ tích

- Các tình tiết chính trong văn bản

- Mâu thuẫn cơ bản của truyện Tấm Cám

- Nhân vật Tấm, mẹ con Cám

- Ý nghĩa những chi tiết li kì, huyền ảo

- Bài học từ Tấm Cám.

PHẦN B: KĨ NĂNG

1. Với nghị luận văn học: tóm tắt văn bản; phân tích, cảm nhận về: nhân vật, chi tiết, vấn đề liên quan đến tác phẩm.

2. Với nghị luận xã hội: phân tích đề, lập dàn ý cho đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý; hiện tượng đời sống.

PHẦN C: BÀI TẬP ÔN LUYỆN

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới... 

(Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)

2. Câu văn “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới” sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,5 điểm)

3. Nêu ý nghĩa của văn bản. (1,0 điểm)

4. Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm)

LÀM VĂN:

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu văn “hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt”.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.

ĐÁP ÁN CHI TIẾT

ĐỌC HIỂU

1.

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật

2.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: nhân hóa (hạt lúa... thì ngày đêm mong... thật sự sung sướng)

3.

- Ý nghĩa của văn bản: từ sự lựa chọn cách sống của hai hạt lúa, câu chuyện đề cập đến quan niệm sống của con người: nếu bạn chọn cách sống ích  kỉ, bạn sẽ bị lãng quên; ngược lại, nếu bạn chọn cách sống biết cho đi, biết hi sinh, bạn sẽ nhận lại quả ngọt của cuộc đời.

4.

Học sinh đưa ra quan điểm của bản thân và lí giải thuyết phục

LÀM VĂN:

Câu 1:

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết luận được vấn đề theo phương thức nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trong cuộc sống

c. Triển khai vấn đề nghị luận bằng việc vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động…

- Sự hi sinh của hạt  lúa (nát tan trong đất) lại  đem đến sự hồi sinh, mang lại cho đời vô số những hạt lúa mới; từ  đó liên tưởng đến sự dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống và hành động vì mục  đích cao cả, tốt  đẹp của con người.

- Phê phán lối sống  ích kỉ, thu mình trong vỏ  bọc khép kín, chỉ biết nghĩ đến những quyền lợi của bản thân.

- Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết vươn lên  chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và  đóng góp cho đời.

d. Sáng tạo: HS có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ của bản thân, văn viết trong sáng, diễn đạt mạch lạc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF