YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 KNTT năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức năm 2023-2024 bao gồm các kiến thức trọng tâm và câu hỏi ôn tập có đáp án hướng dẫn chi tiết sẽ giúp các em rèn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi giữa Học kì 1 sắp tới. Chúc các em đạt được kết quả học tập tốt!

ADSENSE

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Phần Địa lí

1.1.1. Bản đồ - phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất

- Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Toạ độ địa lí

- Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ

+ Xác định các hướng dựa vào kinh tuyến

+ Cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ

+ Hiểu cách xác định các hướng dựa vào kinh tuyến, vĩ tuyến

+ Xác định được toạ độ địa lí 1 điểm

1.1.2. Trái đất – hành tinh của hệ mặt trời

- Trái đất trong hệ Mặt Trời

- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

+ Trình bày hình dạng ,kích thước của Trái Đất

+ Các khu vực giờ trên Trái Đất

+ Vì sao có hiện tượng ngày và đêm

+ Tính giờ Việt nam

1.1.3. Kĩ năng

- Tính toán giờ địa phương

1.2. Phần Lịch sử

1.2.1. Lịch sử và các nguồn sử liệu

- Các nguồn tư liệu để nghiên cứu, khôi phục lại lịch sử: dựa vào 3 nguồn tư liệu để biết và khôi phục lại lịch sử:

+ Tư liệu truyền miệng (các chuyện kể, lời truyền, truyền thuyết, ca dao...). VD. Chuyện Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng

+ Tư liệu hiện vật (các mũi tên , nhà cửa, đồ vật cũ...). VD Nhà Tròn, Địa đạo Long Phước

+ Tư liệu chữ viết (sách vở, văn tự, bài khắc trên bia...). VD Cuốn Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên)

+ Quan trọng nhất là tư liệu gốc: Tư liệu có liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử. VD: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( Hồ Chí Minh) ...

1.2.2. Cách tính thời gian trong lịch sử

- Có 2 loại lịch phổ biến:

+ Âm lịch: dựa vào chu kì chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất: 1 vòng hết 29, 53 ngày

+ Dương lịch: dựa vào chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời 1 vòng là 365 ngày 6 giờ

- Do nhu cầu giao lưu quốc tế mà con người cần có một loại lịch chung. Dương lịch dần cải tiến thành công lịch

1.2.3. Cách xác định một mốc thời gian cụ thể trong lịch sử

- Thập kỉ: 10 năm:

+ VD 1: Thập niên 10: từ năm 10 đến 19, thập niên 20 từ 20-29….

+ VD 2: Thập niên 90 của thế kỉ XX: từ 1990-1999, thập niên 10 của TK VIII: từ 710-719

- Thế kỉ: 100 năm

+ Thế kỉ I từ năm thứ nhất (năm CN hay năm 1) đến năm 100.

+ Thế kỉ II: 101 đến năm 200. VD:  Thế kỉ VII từ 601-700, năm 248 là thuộc thế kỉ III, năm 221TCN thuộc thế kỉ III TCN, …

- Thiên niên kỉ: 1000 năm

1.2.3. Xã hội nguyên thủy

a. Nguồn gốc loài người

- Con người có nguồn gốc từ 1 loài vượn người sống cách đây khoảng 6 triệu năm đến 5 triệu năm.

- Nhờ lao động vượn người tiến hóa thành người tối cổ (vượn người phương Nam) cách đây khoảng 4-3 triệu năm.

- Nhờ lao động và ngôn ngữ người tối cổ tiến hóa dần thành người tinh khôn cách đây khoảng 15 vạn năm.

Tiêu chí

Vượn người

Người tối cổ

Người tinh khôn

Thời gian xuất hiện

6-5 triệu năm

4 triệu năm

15 vạn năm

Đặc điểm

Thể tích não

400 cm3

800-1100 cm3

1450 cm3 trở lên    

Dáng ngoài

hơi khom, đi bằng hai chi sau, hai chi trước có thể cẩm nắm

 

Thẳng, mặt thẳng, toàn thân có nhiều lông bao phủ, tay có thể cầm nắm, biết dùng đá, cành cây làm công cụ

Thẳng, mặt thẳng, lông trên người thưa hơn, tay khéo léo, linh hoạt

 

Nơi xuất hiện

Đông Phi

Khắp các châu lục

Khắp nơi trên thế giới

b. Xã hội nguyên thủy tan rã

- Khoảng thiên niên kỉ IV TCN con người tình cờ phát hiện ra kim loại : đồng đỏ từ đó  thuật luyện kim ra đời.

- Đầu thiên niên kỉ II TCN công cụ, vũ khí, vật dụng bằng đồng thau

- Cuối thiên niên kỉ II TCN đầu thiên niên kỉ I TCN công cụ sắt xuất hiện,  đa dạng về chủng loại. Trồng trọt mở rộng, săn bắt dễ dàng hơn

- Nhờ công cụ kim loại sản xuất phát triển sản phẩm dư thừa nhiều hơn. Những người đứng đầu thị tộc chiếm hữu sản phẩm dư thừa làm của riêng,  trở nên giàu có. Xã hội phân hóa giàu nghèo. Xã hội có giai cấp hình thành. 

c. Xã hội cổ đại

- Ai Cập:

+ Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở vùng sông Nin.

+ Họ sống theo từng công xã, gọi là Nôm.

+ Từ Thiên niên kỉ IV TCN, các Nôm miền bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập.

+ Khoảng 3000 năm TCN vua Na-mơ thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập, nhà nước Ai Cập ra đời Năm 30 Ai Cập trở thành tỉnh thuộc La Mã.

+ Người Ai Cập làm nông nghiệp là chính: trồng lúa mì, biết làm thủy lợi, đánh bắt thủy sản. Ngoài ra có buôn bán giữa Thượng và Hạ Ai Cập.

d. Lưỡng Hà:

+ Khoảng 3500 năm TCN người Sumer thành lập các quốc gia thành thị ở Lưỡng Hà: Ua. Uruc, Umma. Sau người Sumer, người Akkas, Babilon, Assyria lần lượt làm chủ Lưỡng Hà xây dựng các đế chế hùng mạnh. 539 TCN Lưỡng Hà bị người Ba Tư xâm lược. Lịch sử Lưỡng Hà cổ đại kết thúc.

+ Người Lưỡng Hà làm nông nghiệp là chính: trồng ngũ cốc, chà là, thuần dưỡng động vật.

+ Về thương nghiệp họ trao đổi khắp vùng Tây Á, nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân.

2. Trắc nghiệm ôn tập

Câu 1. Lịch Sử được hiểu là

A. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.

B. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

C. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn đươc lưu giữ lại.

D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.

Câu 2. Phân môn Lịch Sử mà chúng ta được học là

A. môn học tìm hiểu lịch sử thay đổi của Trái Đất dưới sự tác động của con người.

B. môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.

C. môn học tìm hiểu tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

D. môn học tìm hiểu những chuyện cổ tích do người xưa kể lại.

Câu 3. Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của

A. Mặt Trời quanh Trái Đất.

B. Trái Đất quanh Mặt Trời.

C. Mặt Trăng quanh Trái Đất.

D. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.

Câu 4. Dương lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của

A. Trái Đất quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trăng quanh Trái Đất.

C. Trái Đất quanh trục của nó.

D. Mặt Trời quanh Trái Đất.

Câu 5. Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở nào?

A. Sự lên, xuống của thuỷ triều.

B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,...

C. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.

D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao.

Câu 6. Theo công lịch, 1000 năm được gọi là một

A. thế kỉ.

B. thập kỉ.

C. kỉ nguyên.

D. thiên niên kỉ.

Câu 7. Một thập kỉ có bao nhiêu năm?

A. 10.000 năm.

B. 1.000 năm.

C. 100 năm.

D. 10 năm.

Câu 8. Sự kiện Thục Phán lập ra nước Âu Lạc vào khoảng năm 208 TCN cách ngày nay (năm 2022) là bao nhiêu năm?

A. 1840 năm.

B. 2021 năm.

C. 2230 năm.

D. 2179 năm.

Câu 9. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

A. kinh tuyến.

B. kinh tuyến gốc.

C. vĩ tuyến.

D. vĩ tuyến gốc.

Câu 10. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ

A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.

B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.

D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 11. Học lịch sử giúp chúng ta biết được

A. quá trình sinh trưởng của tất cả các loài sinh vật.

B. cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

C. những khó khăn hiện tại mà nhân loại phải đối mặt.

D. sự biến đổi theo thời gian của khí hậu Trái Đất.

Câu 12. Tư liệu truyền miệng là

A. tư liệu được ra đời cùng thời gian và không gian của sự kiện lịch sử.

B. những bản ghi chép, sách, báo, nhật kí… phản ánh sự kiện lịch sử.

C. những câu truyện, ca dao… được truyền từ đời này qua đời khác.

D. những di tích, công trình hay đồ vật… do người xưa sáng tạo ra.

Câu 13. Truyền thuyết “Mỵ Châu – Trọng Thủy” thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu gốc.

D. Tư liệu truyền miệng.

Câu 14. Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của

A. âm lịch.

B. dương lịch.

C. bát quái lịch.

D. ngũ hành lịch.

Câu 15. Con số 1450 cm3 là thể tích não của dạng người nào?

A. Người tối cổ.

B. Người đứng thẳng.

C. Người tinh khôn.

D. Người lùn.

Câu 16. Ở Việt Nam, dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai được hình thành từ nền văn hóa khảo cổ nào dưới đây?

A. Núi Đọ.

B. Hòa Bình.

C. Quỳnh Văn.

D. Phùng Nguyên.

Câu 17. Việc phát hiện ra công cụ và đồ trang sức trong các mộ táng đã chứng tỏ điều gì về đời sống tinh thần của người nguyên thủy?

A. Công cụ lao động và đồ trang sức làm ra ngày càng nhiều.

B. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng xuất hiện.

C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình.

D. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ đã có sự phát triển.

Câu 18. Các nền văn hoá gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là

A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Óc Eo.

C. Phùng Nguyên, Núi Đọ, Đa Bút.

D. Đồng Đậu, Hoa Lộc, Tràng An.

Câu 19. Xã hội nguyên thuỷ tan rã là do

A. công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biến.

B. con người có mối quan hệ bình đẳng.

C. xã hội chưa phân hoá giàu nghèo.

D. tư hữu xuất hiện.

Câu 20. Chữ viết của người Lưỡng Hà được viết trên

A. giấy pa-pi-rút.

B. thẻ tre.

C. đất sét.

D. xương thú.

Câu 21. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?

A. Xây dựng kim tự tháp.

B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.

C. Ướp xác bằng nhiều loại thảo dược.

D. Sử dụng hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.

Câu 22. Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần?

A. Địa chủ.

B. Nông dân tự canh.

C. Nông dân lĩnh canh.

D. Lãnh chúa.

Câu 23. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?

A. Địa bàn.                  B. Sách, vở.                C. Khí áp kế.               D. Nhiệt kế.

Câu 24. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào

A. bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.

B. mép bên trái tờ bản đồ.

C. các đường kinh, vĩ tuyến.

D. các mũi tên chỉ hướng.

Câu 25. Tỉ lệ bản đồ 1: 6.000.000 có nghĩa là

A. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.

B. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.

C. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

D. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.

Câu 26. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?

A. 1.                B. 2.                C. 3.                D. 4.

Câu 27. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

A. kinh tuyến gốc.

B. vĩ tuyến.

C. vĩ tuyến gốc.

D. kinh tuyến.

Câu 28. Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là

A. sơ đồ trí nhớ.

B. lược đồ trí nhớ.

C. bản đồ trí nhớ.

D. bản đồ không gian.

Câu 29. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào sau đây theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

A. Vị trí thứ 3.

B. Vị trí thứ 5.

C. Vị trí thứ 9.

D. Vị trí thứ 7.

Câu 30. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây?

A. Hiện tượng mùa trong năm.

B. Sự lệch hướng chuyển động.

C. Giờ trên Trái Đất.

D. Sự luân phiên ngày đêm.

ĐÁP ÁN

1B

2B

3C

4A

5C

6A

7D

8C

9A

10A

11B

12C

13D

14B

15C

16B

17B

18A

19D

20C

21B

22D

23A

24C

25A

26C

27D

28B

29A

30D

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 KNTT năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF