YOMEDIA

Cảm nhận về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước

Tải về
 
NONE

Văn bản Điều không tính trước nhằm giúp chúng ta biết cách giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống một cách cao đẹp hơn. Để hiểu hơn về ý nghĩa văn bản này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu Cảm nhận về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước dưới đây nhé! Chúc các em học tập thật tốt. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Điều không tính trước.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

- Khái quát về tác phẩm Điều không tính trước.

- Giới thiệu về nhân vật Nghi.

b. Thân bài:

* Nguyên nhân và sự chuẩn bị cho trận đánh nhau:

- Tình huống dẫn đến ý định đánh nhau: bàn thắng của tôi không được công nhận lại còn bị đám thằng Nghi trêu chọc, gây sự

- Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật ” tôi”

- Qua những lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy được nhân vật tôi là người hiếm thắng, dễ xúc động.

- Nhân vật tôi trong truyện là người nóng tính, hiếu chiến:

+ Bên tôi đang bị dẫn trước một bàn.

+ "Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay!".

+ Cuối cùng, tôi tìm thấy "vũ khí" trong hộp đồ nghề của anh Nghĩa.

+ "Chiều nay mày có đi đánh nhau với tao không?"

+ Tôi khích "Chẳng lẽ mày sợ thằng Nghi! Chính nó đã ăn gian trận bóng hôm nọ, lại còn chọc tức tụi mình nữa! Bỏ qua sao được!".

* Điều không lường trước khi giải quyết mâu thuẫn:

- Điều không tính trước trong câu chuyện là Nghi tìm gặp nhân vật tôi để đưa cuốn sách và rủ đi xem phim.

- Qua đó em thấy nhân vật Nghi là người vui vẻ, bình tĩnh, không chấp nhặt.

c. Kết bài:

- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Điều không tính trước.

- Cảm nhận của em về nhân vật Nghi.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước.

GỢI Ý LÀM BÀI

Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.

Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.

Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.

Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON