HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh Bộ đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 10. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em ghi nhớ và tư duy gắn kết các kiến thức Hóa học lớp 10, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới và có nền tảng vững chắc cho Hóa học lớp 11
Bộ Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa 10 năm 2019
I. TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN KỶ
A. Lý thuyết
1. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá sau:
2. Viết phương trình hoá học chứng minh:
+ Tính oxi hóa của Cl2 > Br2 > I2
+ Tính oxi hóa của O3 > O2
3. Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho:
a. Cl2 lần lượt tác dụng với dd KBr, dd NaOH, Cu, dd Ca(OH)2, Ca(OH)2 (vôi tôi).
b. Cho dung dịch HCl lần lượt tác dụng với: CaO, Fe2O3, Fe3O4, Cu(OH)2, Fe, Al, M (kim loại hoá trị n đứng trước H), NaHCO3.
c. S lần lượt tác dụng với Mg, Al, Hg, O2, dung dịch H2SO4 đặc nóng, và cho biết vai trò của S trong các phản ứng này.
d. SO2 lần lượt tác dụng với dd KOH dư, dd Br2.
e. H2S lần lượt tác dụng với oxi dư, oxi thiếu, khí clo, nước clo, dd H2SO4 đặc, dd CuCl2.
g. H2SO4 đặc, nóng lần lượt tác dụng với C, S, FeO, HI, KBr, Fe2O3.
4. a. Nêu phương pháp hóa học phân biệt:
- Các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau:
+ HCl, H2SO4, Na2CO3, NaCl.
+ Na2S, Na2SO4, BaCl2, K2SO3.
+ HCl, HI, HNO3, H2SO4.
- Các chất khí:
+ O2, O3, H2S, Cl2.
+ HCl, SO2, CO2, H2S.
b. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch sau đựng trong các bình mất nhãn:
+ NaCl, MgSO4, K2SO3, BaCl2.
+ K2CO3, Na2SO3, K2S, BaCl2.
+ HCl, BaCl2, NaOH, Na2CO3
5. a. Nêu hiện tượng và giải thích khi:
+ Để một vật bằng bạc trong không khí có chứa H2S.
+ Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm có một ít đường ăn.
b. Tại sao có thể điều chế được nước clo nhưng không thể điều chế được nước flo.
c. Tại sao không dùng bình thủy tinh để đựng dung dịch HF. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
6. Cho các cân bằng hoá học:
a. N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k) ∆H = –92kJ. b. H2O (k) + CO (k) ⇄ H2 (k) + CO2 (k) ∆H >0
c. CaCO3 (r) ⇄ CaO (r) + CO2 (k) ∆H >0 d. 2NO (k) + O2 (k) ⇄ 2NO2 (k) ∆H <0
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào khi:
+ Tăng áp suất của hệ.
+ Tăng nhiệt độ của hệ.
+ Tăng nồng độ các chất phản ứng
7. Cho: 2SO2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3(k) + 44 Kcal.
Cho biết cân bằng của phản ứng chuyển dịch theo chiều nào khi:
+ Tăng nhiệt độ của hệ.
+ Giảm áp suất của hệ
+ Thêm chất xúc tác.
--- Các em có thể tải về hoặc xem đầy đủ nội dung tại xem online nhé! ---
II. TRƯỜNG THPT THẢI PHIÊN
A. Lý thuyết:
Chương 5: Nhóm Halogen
- Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng flo, clo, brom, iot.
- Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng HCl, muối clorua, nước Gia ven, Clorua vôi
Chương 6: Oxi- Lưu huỳnh
Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng O2, O3, S.
Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng H2S, SO2, SO3, H2SO4.
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng.
Cân bằng hóa học, các yếu tố ảnh hưởng và nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ-sac-tơ-li-ê
B. Các dạng bài tâp:
Viết phương trình phản ứng hoàn thành dãy chuyển hóa.
Nhận biết các chất đựng trong các bình riêng rẽ.
Nêu hiện tượng, giải thích.
Viết phương trình phản ứng chứng minh các tính chất.
Tính toán theo phương trình hóa học. (Dựa vào các phản ứng cơ bản tính m,v, C%, CM)
Bài toán về hỗn hợp kim loại, hoặc kim loại với oxit, hỗn hợp muối tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng hoặc H2SO4 loãng hoặc axit HCl.
Bài toán SO2 hoặc H2S tác dụng với dd kiềm.
Bài tập về hiệu suất ( tính hiệu suất hoặc cho hiệu suất tính chất phản ứng hoặc sản phẩm)
Toán dd HCl tác dụng với muối cacbonat và muối hidrocacbonat.
Toán pha loãng dung dịch.
Tìm kim loại, phi kim hoặc hợp chất.
Tính tốc độ trung bình của phản ứng dựa vào DC VÀ Dt.
...
Hy vọng bộ đề cương này sẽ giúp các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!