YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Lý Thái Tổ Lần 1

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Lý Thái Tổ Lần 1 gồm phần đề và đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo.

Chúc các em đạt kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

Câu 1: Tổ chức (cơ quan) nào có quyền ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật?

A. Nhà nước.          

B. Uỷ ban nhân dân các cấp.      

C. Tổ chức chính trị - xã hội.   

D. Các cơ quan tư pháp.

Câu 2 . Nội dung của tất cả các văn bản luật đều phải phù hợp và không được trái với

A. Luật dân sự.                        

B. Luật Nhà nước.         

C. Luật hình sự.                       

D. Hiến pháp.

Câu 3. Một trong những đặc điểm của pháp luật để phân biệt với quy phạm đạo đức là

A. tính quyền lực, bắt buộc chung.              

B. tính quy phạm và bắt buộc chung

C. tính quyền lực.

D. tính quy phạm phổ biến

Câu 4 . Bản chất giai cấp của pháp luật Việt Nam thể hiện như thế nào?

A. Được bắt nguồn từ đời sống thực tiễn.                                 

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

C. Phản ánh ý chí của giai cấp thống trị.

D. Phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Câu 5. Vì sao nói pháp luật có tính quy phạm phổ biến?

A. Vì pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.                       

B. Vì pháp luật có tính quyền lực Nhà nước.

C. Vì pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự  chung được áp dụng mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội.                       

D. Vì các quy phạm pháp luật được ban hành thành văn bản và được phổ biến đến mọi người dân.

Câu 6 . Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần phải có mấy dấu hiệu cơ bản?

A. 3                     

B. 4.                              

C. 5                               

D. 2

Câu 7. Trách nhiệm pháp lý là gì?

A. Chức trách, công việc được giao cho mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện.

B. Trách nhiệm, nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho các chủ thể pháp luật

C. Nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu những hậu qủa bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

D. Những công việc mà các chủ thể phải thực hiện do cơ quan pháp luật yêu cầu.

Câu 8. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội cần phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản nào sau đây?

A. Trừng trị thích đáng                               

B. Xử lý nghiêm minh     

C. Lấy giáo dục là chủ yếu                          

D. Chỉ phạt tiền.

Câu 9. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, trong trường hợp này lỗi được xác định là:

A. Cố ý gián tiếp  

B. Vô ý do quá tự tin               

C. Vô ý do cẩu thả         

D. Cố ý trực tiếp.

Câu 10. Học sinh THPT điều khiển xe gắn máy khi chưa có giấy phép lái xe thì phải chịu loại trách nhiệm pháp lý nào?

A. Kỷ luật.                    

B. Hình sự.                    

C. Dân sự.                     

D. Hành chính

Câu 11. Anh A làm thủ tục và thoả thuận thuê 1 ô tô của anh B trong vòng 2 ngày. Nhưng sau thời hạn 5 ngày anh A mới đem xe đến trả và bị hư hỏng nặng, anh B đòi bồi thường thiệt hại, anh A không chịu nên anh B khởi kiện ra tòa án. Trong trường hợp này, hành vi của anh A thuộc loại vi phạm nào?

A. Kỷ luật.                    

B. Hình sự.                    

C. Dân sự.                     

D. Hành chính.

Câu 12. Hưng (đủ 16 tuổi) điều khiển xe gắn máy đi ngược đường một chiều va chạm mạnh vào xe anh Bình làm anh Bình ngã và tử vong. Theo em, trường hợp này xử lý như thế nào?

A. Gia đình anh Bình chịu hoàn toàn trách nhiệm.

B. Không xử phạt Hưng vì Hưng mới 16 tuổi.

C. Xử phạt hình sự hưng và buộc Hưng bồi thương thiệt hại cho gia đình anh Bình.

D. Phạt cảnh cáo Hưng.

Câu 13. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có quyền như nhau.

B. đều có nghĩa vụ như nhau.

C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 14. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.

B. trách nhiệm kinh tế.

C. trách nhiệm xã hội.

D. trách nhiệm chính trị.

Câu 15. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

A. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 16. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu:

A. việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt đối xử.

B. việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào trình độ nhận thức.

C. việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào địa vị xã hội.

D. việc  thực hiện quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào giới tính.

Câu 17. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng của công dân về

A. quyền tự chủ trong kinh doanh.

B. nghĩa vụ trong kinh doanh.

C. trách nhiệm pháp lý.

D. về quyền lao động.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Việc bán tài sản riêng cần phải được bàn bạc, thoả thuận giữa vợ và chồng.

B. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc chăm sóc con ốm.

C. Dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thoả thuận giữa vợ và chồng.

D. Vợ chồng phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhau.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?

A. Được đối xử như nhau tại nơi làm việc, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội.

B. Lao động nữ được ưu tiên trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

C. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản.

D. Được đối xử như nhau trong môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm.

Câu 20: Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan  là:

A. Niềm tin

B. Nguồn gốc

C. Hậu quả xấu để lại

D. Nghi lễ

Câu 21: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?

A. Thắp hương trước lúc đi xa

B. Yếm bùa

C. Không ăn trứng trước khi đi thi

D. Xem bói

Câu 22: Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước:

A. Buôn thần bán thánh

B. Tốt đời đẹp đạo

C. Kính chúa yêu nước

D. Đạo pháp dân tộc

Câu 23: Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

A. Công dân có quyền không theo bất kì tôn giáo nào.

B. Người đã theo tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ mà theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.

C. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền tham gia hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đó.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 24. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:

A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng

B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ

C. Các dân tộc được nhà nước, pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển

D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ

Câu 25: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật qui định mối quan hệ cơ bản giữa

A. Công dân với pháp luật

B. Nhà nước với pháp luật

C. Nhà nước với công dân

D. Công dân với Nhà nước và pháp luật

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

2. Đề số 2

Câu 1: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở

A. tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. tính hiện đại.

C. tính cơ bản.

D. tính truyền thống.

Câu 2: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Câu 3: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở

A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.

C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Câu 4: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật

Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

B. quan hệ lao động và quan hệ xã hội.

C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

Câu 6: Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã

A.Tuân thủ pháp luật

B. Sử dụng pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Áp dụng pháp luật

Câu 7: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm

A. dân sự.

B. hình sự.

C. hành chính.

D. kỉ luật.

Câu 8: T (17 tuổi) rủ H (16 tuổi) đi cướp tiệm vàng. Khi bị bắt, H và T sẽ chịu hình thức xử phạt nào?

A. Phạt tù cả 2 trong đó T mức án nặng hơn H.

B. Cảnh cáo, giáo dục vì chưa đến tuổi thành niên.

C. Phạt tù cả 2 với mức án như nhau.

D. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường thiệt hại.

Câu 9:. Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em, trường hợp này xử phạt như thế nào?

A. Cảnh cáo phạt tiền chị B.

B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.

C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp.

D. Phạt tù chị B.

Câu 10: K đánh H gây thương tích 15%. Theo em K phải chịu hình phạt nào?

A. Phạt tiền.

B. Phạt tù.

C. Cảnh cáo và bồi thường tiền thuốc men cho H.

D. Tạm giữ để giáo dục.

Câu 11: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có quyền như nhau.

B. đều có nghĩa vụ như nhau.

C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 12: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 13: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.

B. trách nhiệm kinh tế.

C. trách nhiệm xã hội.

D. trách nhiệm chính trị.

Câu 14:. Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên nam lớp A nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho rằng nam sinh lớp B trên tầng 3nhìn “đểu” mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng nhau chạy lên. Đến nơi, không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên lớp B và quát: Đứa nào lúc nãy ở ban công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát lại: Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì đã làm sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn “đểu” mình, cả nhóm sinh viên nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là lớp trưởng lớp B bị thương nặng. Trong nhóm sinh viên nam lớp A đánh lớp trưởng lớp B có một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cha mẹ mất sớm. Hỏi: Sinh viên này phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào so với các sinh viên nam khác trong nhóm đó?

A.Có thể khác.

B. Ngang nhau.

C. Bằng nhau.

D. Như nhau.

Câu 15: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là

A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.

B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.

Câu 16: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. việc làm theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 17: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.

B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.

Câu 18: Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.

B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.

D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.

Câu 19: Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.

C. Tích cực, chủ động, tự quyết.

D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm .

Câu 20:. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân.

B. tài sản chung.

C. tài sản riêng.

D. tình cảm.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. Đề số 3

Câu 1: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. lợi ích kinh tế của mình.                         

B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

C. Các quyền của mình.                               

D. Quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu 2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của

A. nhân dân lao động.                                 

B. giai cấp cầm quyền.

C. giai cấp công nhân.                                

D. giai cấp tiến bộ.

Câu 3. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức là pháp luật có

A. tính quyền lực, bắt buộc chung.                        

B. tính qui phạm phổ biến.

C. tính giai cấp.                                          

D. tính cưỡng chế.

Câu 4. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật  xâm phạm đến các

A. nguyên tắc quản lí hành chính.              

B. qui tắc quản lí xã hội.

C. qui tắc quản lí nhà nước.                       

D. qui tắc kỉ luật lao động.

Câu 5. Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm là những người

A. đủ 15 tuổi trở lên.                                 

B. đủ 18 tuổi trở lên.

C. đủ 14 tuổi trở lên.                                  

D. đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 6. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới

A. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình.      

B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. quan hệ kinh tế và tình cảm.                  

D. quan hệ tài sản và tình cảm.

Câu 7. Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật

A. qui định phải làm.                                 

B. qui định.

C. cho phép làm.                                       

D. không cho phép làm.

Câu 8. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự là

A. người chưa thành niên.                         

B. người trên 80 tuổi.

C. phụ nữ mang thai.                                 

D. người bị bệnh tâm thần.

Câu 9. Anh A không buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này anh A đã

A. thi hành pháp luật.                                

B. không tuân thủ pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.                                

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 10. Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã

A. áp dụng pháp luật.                                

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thu pháp luật.                                

D. sử dụng pháp luật.

Câu 11. H (16 tuổi) đi xe máy ngược đường một chiều, đã va chạm vào xe anh B và hậu quả là cả 2 đều bị thương nhẹ phải nằm viện, xe của anh B bị hỏng. Theo em, trường hợp này H bị xử lý như thế nào?

A. Không thể xử lý do H mới 16 tuổi.

B. H không bị xử lí do cả hai đều bị thương, phải nằm viện.

C. H phải chịu trách nhiệm hành chính và bồi thường thiệt hại cho anh B.

D. H phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại cho anh B.

Câu 12. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là bất kì công dân nào khi
A. vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 13. Theo quy định của pháp luật thì quyền của công dân không tách rời
A. nghĩa vụ của công dân.                                    

B. trách nhiệm của công dân.
C. lợi ích của công công dân.                                  

D. chức vụ của công dân.

Câu 14. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đếu phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. như nhau.                                             

B. bằng nhau.

C. ngang nhau                                           

D. có thể khác nhau.

Câu 15. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải 

A. chịu trách nhiệm hình sự.

B. bị xử lí theo quy định của pháp luật.

C. bị truy tố và xét xử trước tòa án.

D. bị khiển trách, cảnh cáo.

Câu 16. Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là:

A. Nam từ  20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Nam và nữ đều từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Nam và nữ đều từ 18 tuổi trở lên.

Câu 17. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

Câu 18. Bình đẳng trong lao động được hiểu là

A. làm việc mọi nơi, mọi lúc.

B. tự do lao động, làm mọi ngành nghề.

C. giao kết hợp đồng theo nguyên tắc tự do, bình đẳng, tự nguyện.

D. làm việc theo giờ và theo chế độ rõ ràng.

Câu 19. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là

A. bình đẳng trong quan hệ tài sản.              

B. bình đẳng trong quan hệ nhân thân.

C. bình đẳng trong quan hệ dân sự.              

D. bình đẳng trong quan hệ riêng tư.

Câu 20. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện sự bình đẳng

A. về quyền tự chủ trong kinh doanh.                   

B. về nghĩa vụ trong kinh doanh.

C. về trách nhiệm pháp lý.                                    

D. về quyền lao động.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. Đề số 4

Câu 1. Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung, tính chặt chẽ về mặt hình thức là…. của  pháp luật.

A. đặc điểm      

B. đặc trưng      

C. bản chất  

D. tính chất

Câu 2. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

A. Là văn bản quy phạm xã hội  

B. Là văn bản quy phạm pháp luật                

C. Là văn bản quy phạm đạo đức         

D. Là văn bản hành chính

Câu 3. Học sinh đi học trễ, đây là hành vi....

A. vi phạm đao đức

B. vi phạm pháp luật

C. vi phạm quy tắc         

D. vi phạm nội quy  

Câu 4. Ông An xây nhà lấn chiếm sang phần đất của ông Bình. Trong trường hợp này, ông Bình cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

A. Viết đơn tố cáo.

B. Viết đơn khiếu nại.

C. Sang chửi bới nhà ông An.           

D. Sang đập vỡ tường nhà ông An.

Câu 5. Các cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật....

A. cho phép làm         

B. không cho phép làm

C. quy định phải làm              

D. quy định

Câu 6. Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật tức là không làm những điều mà pháp luật....

A. cho phép làm         

B. không cấm

C. cấm                        

D. không đồng ý

Câu 7.Vi phạm hình sự là hành vi…., bị coi là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự

A. nguy hiểm cho xã hội        

B. cực kỳ nguy hiểm

C. đặc biệt nguy hiểm

D. rất nguy hiểm                          

Câu 8 .Trong các hình thức thực hiện pháp luật, hình thức nào khác với các hình thức còn lại?

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật      

C. Tuân thủ pháp luật    

D. Áp dụng pháp luật

Câu 9 .Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật ?

A. Công nhân H thường xuyên đi làm muộn      

B. Xây nhà trái phép

C. Cướp giật dây chuyền ,túi xách người đi đường 

D. Vay tiền dây dưa không trả

Câu 10. Em Tý (8 tuổi) chơi diêm cùng em trai làm cháy đống rơm hàng xóm dẫn tới hậu quả cháy nhà. Hành vi này không vi phạm pháp luật do:

A. Chưa đủ tuổi         

B. Không có khả năng điều chỉnh hành vi

C. không có khả năng gánh chịu hậu quả                  

D. Không có năng lực trách nhiệm pháp lý

Câu 11.Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong....

A. Hiến pháp              

B. Hiến pháp và luật

C. luật Hiến pháp       

D. luật và chính sách

Câu 12. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lý....

A. như nhau               

B. bằng nhau

C. ngang nhau

D. có thể khác nhau

Câu 13.Vì sao giữa các công dân phải có sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lý?

A. Là điều kiện đảm bảo để công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

B. Là điều kiện đảm bảo để công dân bình đẳng về quyền và trách nhiệm

C. Là điều kiện đảm bảo để công dân bình đẳng về nghĩa vụ và lợi ích

D. Là điều kiện đảm bảo để công dân bình đẳng về lợi ích và bổn phận

Câu 14.Trong tuyển sinh Đại học, cao đẳng, Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, liệt sĩ. Vì:

A. Đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập

B. Bản chất tốt đẹp của nhà nước ta

C. Số phận thiệt thòi hơn

D. Tìm kiếm nhân tài

Câu 15.Bình bẳng trong quan hệ giữa vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ với họ hàng nội, ngoại     

B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống

Câu 16.Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu nào?

A. Tài sản thừa kế    

B. Tài sản chung

C. Tài sản riêng     

D. Tài sản được tặng

Câu 17.Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ:

A. Kết hôn

B. Nghỉ việc không lí do

C. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi    

D. Có thai

Câu 18.Tài sản chung là tài sản được hình thành.....

A. trong thời kì hôn nhân 

B. trước thời kì hôn nhân 

C. sau khi li hôn 

D. thừa kế riêng trong thời kì hôn nhâ

Câu 19.Vì sao pháp luật có những quy định riêng đối với phụ nữ trong lao động?

A. Do sức khỏe yếu    

B. Do phải làm công việc gia đình      

C. Do đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ  

D. Do họ lao động giỏi hơn

Câu 20.Người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động vì....

A. đảm bảo quyền lợi cho người lao động   

B. đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng lao động    

C. đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp 

D. đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho cả hai bên tham gia

Câu 21. Tôn giáo nào sau đây ra đời ở Việt Nam?

A. Đạo cao đài.

B. Đạo tin lành   

C. Đạo phật.

D. Đạo thiên chúa

Câu 22. “Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.” Là ý nghĩa của

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

C. quyền tự do hoạt động tín ngưỡng.

D. quyền bình đẳng giữa các tín ngưỡng

Câu 23. Quyền tự do về thân thể và tinh thần thực chất là :

A. Quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng

B. Quyền được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

D. Quyền được sống và được làm người với tư cách là thành viên của xã hội

Câu 24.  T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. Quyền tự do dân chủ của công dân.

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.

D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 25. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về  B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.

B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.

C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.

D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

5. Đề số 5

Câu 81:  Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là

      A. tính giáo dục và tính quyền lực.                              B. tính quyền lực, bắt buộc chung.            

      C. tính phổ biến trong xã hội.                                      D. tính bắt buộc theo thời điểm.                                

Câu 82: Một trong các nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

          A.đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước.

          B. đều có đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước.

          C. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương.

          D. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước.

Câu 83: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến các quan hệ

          A. lao động, công vụ nhà nước.                                   B. nội quy, điều lệ trường học.

          C. tự chuyển quyền nhân thân.                                    D. giữa nhà trường và học sinh.

Câu 84:  Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong

          A. chủ trương chính sách.                                            B. Hiến pháp và pháp luật.

          C. các văn bản quy phạm.                                            D. các thông tư, nghị quyết.

Câu 85: Để được đề nghị sửa đổi về tiền lương của hợp đồng lao động, người lao động cần căn cứ theo nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động ?

          A. Tự do thể hiện ngôn luận.                                       B. Tự do, công bằng, dân chủ.

          C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.                                  D. Tự do thực hiện hợp đồng.

Câu 86: Bình đẳng giữa cha mẹ và con có nghĩa là

          A. cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.

          B. cha mẹ có quyền yêu thương con gái hơn con trai.

          C. cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai.

          D. cha mẹ yêu thương, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi

Câu 87: Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài là nội dung bình đẳng trong lĩnh vực

          A. kinh doanh.                   B. lao động.                       C. chính trị.                       D. hành chính.

Câu 88: Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ?

          A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.

          B. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.

          C. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.

          D. Khi công can cần thu thập chứng cứ từ người đó.

Câu 89: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm ?

          A. Phê bình bạn trong cuộc họp lớp.                           B. Tung tin nói xấu về người khác.

          C. Chê bai bạn trước mặt người khác.                         D. Trêu chọc làm bạn bực mình.

Câu 90: Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?

         A. Quyền khiếu nại của công dân.                              B. Quyền bầu cử, ứng cử.

         C. Quyền tố cáo của công dân.                                    D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 91: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?

         A. Bình đẳng.                    B. Phổ thông.                    C. Bỏ phiếu kín.                D. Trực tiếp.

Câu 92: Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân ?

          A. Phát biểu và biểu quyết về xây dựng đường làng.

          B. Giữ gìn vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm.

          C. Tuyên truyền pháp luật giao thông trong trường học.

          D. Tham gia hoạt động từ thiện do phụ nữ tổ chức.

Câu 93: Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân là

         A. mục đích của quyền tố cáo.                                    B. nguyên tắc của tố cáo.

         C. trách nhiệm của người tố cáo.                                 D. quyền và nghĩa vụ của người tố cáo.

Câu 94: Công dân có quyền sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là nội dung quyền nào dưới đây của công dân ?

          A. Quyền sáng tạo.                                                      B. Quyền được phát triển.

          C. Quyền tác giả.                                                         D. Quyền tự do cá nhân.

Câu 95: Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là mọi công dân

         A. được học các trường đại học.                                  B. đều bình đẳng về cơ hội học tập.

         C. đều phải đóng học phí.                                            D. là dân tộc thiểu số được ưu tiên.

Câu 96: Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây ?

         A. Nộp thuế đầy đủ cho nhà nước.                              B. Công khai thu nhập trên báo.

         C. Bảo vệ tài nguyên môi trường .                              D. Tuân thủ các quy định về an toàn.

Câu 97: Đối với xã hội, sản xuất vật chất đóng vai trò là

          A. Đòn bẩy và là động lực cho sự phát triển.             

          B. Động lực, tiêu chí phát triển kinh tế xã hội.

          C. Thước đo, chỉ số của sự phát triển xã hội.             

          D. Cơ sở tồn tại và quyết đinh các hoạt động khác.

Câu 98: Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên

          A. Chú ý đến số lượng hơn chất lượng sản phẩm hàng hóa.

          B. Nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa.

          C. Chỉ chú trọng đến hình thức, mẫu mã của sản phẩm.

          D. Tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm của mình xuống.

Câu 99: Nội dung nào sau đây không phải là tác động của quy luật giá trị?

          A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

          B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

          C. Phân hóa giàu – nghèo trong xã hội.

          D. Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 100: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, cung có xu hướng

          A. Tăng.                             B. Giảm.                            C. Giữ nguyên.                  D. Bằng cầu.

Câu 101: Một trong những đặc trưng cơ bản của Pháp luật thể hiện ở:

     A. Tính hiện đại.                                                          B. Tính cơ bản.

     C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.                            D. Tính truyền thống.

Câu 102: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây ?

          A. Che dấu phạm nhân.                                               B. Lạng lách đánh võng.

          C. Đề nghị li hôn.                                                        D. Thay đổi giới tính.

Câu 103: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây ?

          A. Từ chối nhận tài sản thừa kế.

          B. Lây truyền HIV cho người khác.

          C. Lấn chiếm công trình giao thông.

          D. Xây dựng nhà ở khi chưa được cấp phép.

Câu 104: Bình đẳng về việc hưởng quyền trước pháp luật là mọi công dân đều được

          A. miễn, giảm mọi loại thuế.                                       B. công khai danh tính người tố cáo.

          C. ủy quyền bỏ phiếu bầu cử.                                      D. chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Câu 105: Một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng trong lao động

          A. tự do khai thác thông tin cá nhân.

          B. trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

          C. tăng cường liên kết với nước ngoài.                      

          D. tự do khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Câu 106: Việc khám xét chỗ theo qui định của pháp luật, chỉ được tiến hành khi có căn cứ chỗ ở đó có

          A. người phạm tội đang lẫn trốn.                                 B. các tổ chức phi chính phủ.

          C. tập trung thông tấn báo chí.                                    D. lực lượng tìm kiếm và cứu nạn.

Câu 107: Đã mấy lần thấy M nói chuyện qua điện thoại, L tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này của L xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?

          A. Quyền được đảm bảo bí mật về chuyện riêng.

          B. Quyền được đảm bảo bí mật danh tính cá nhân.

          C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại.

          D. Quyền được pháp luật bảo đảm về bí mật đời tư.

Câu 108: Việc nào sau đây thuộc quyền bầu cử và ứng cử của công dân?

          A. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất của xã, phường.

          B. Được tự ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.

          C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.

          D. Kiến nghị với ủy ban nhân dân xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.

Câu 109: Công dân được quyền tố cáo khi phát hiện

          A. Quyết định kỉ luật của công ty quá nặng với bản thân mình.

          B. Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước.

          C. Bị thu thuế áp mức cao hơn so với thực tế kinh doanh của công tỵ.

          D. Quyết định xử phạt hành chính xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 110: Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật có lợi cho đất nước là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân ?

         A. Quyền sáng tạo.                                                      B. Quyền được phát triển.

          C. Quyền tinh thần.                                                     D. Quyền văn hóa.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

81.B

82.A

83.A

84.B

85.C

86.A

87.A

88.A

89.B

90.D

91.B

92.A

93.A

94.A

95.B

96.B

97.D

98.B

99.D

100.B

101.C

102.B

103.B

104.D

105.B

106.A

107.C

108.B

109.B

110.A

111.B

112.C

113.A

114.C

115.C

116.A

117.D

118.A

119.B

120.B

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Lý Thái Tổ Lần 1. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF