YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Biên Hòa có đáp án

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Biên Hòa có đáp án do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT BIÊN HÒA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN SINH HỌC- LỚP 10

( Thời gian làm bài 180 phút)

1. ĐỀ 1

Câu 1:

1. Các câu hỏi sau đúng hay sai, giải thích.

a) Phân tử xenllulozơ, gồm nhiều đơn phân cùng loại là glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết a 1,4 glycôzít.

b) Sáp là một loại pôlisaccarít có chức năng hạn chế sự thoát hơi nước của cây.

c) Cấu trúc của phân tử photpholipít có 3 axit béo gắn với glyxerol, nhóm hydroxyl  thứ 3 của glyxerol  gắn kết với nhóm photphát tích điện âm.

d) Cấu trúc  bậc hai của prôtêin có sự tham gia của các liên kết hidrôgen giữa các nguyên tử của bộ khung của chuỗi pôlipeptít.

2. Loại ARN nào đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất trong tế bào nhân thực? Giải thích.

Câu 2:

1. Mức độ no của các axit béo của photpholipit màng khác nhau như thế nào ở thực vật thích nghi với môi trường lạnh và thực vật thích nghi với môi trường nóng.

2.Nêu cấu trúc phân tử và chức năng của nhân con ở tế bào nhân thực

Câu 3:

1. Các tế bao trong mô nhận biết nhau nhờ glicôprotêin màng. Giải thích tại sao chất độc A làm mất chức năng của bộ máy gôngi  dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.

2. Trong các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất, hãy phân biệt.

a) Phương thức vận chuyển thụ động với phương thức vận chuyển chủ động.

b) Phương thức khuyếch tán qua kênh prôtêin  và khuyếch tán qua lớp kép phốt pholipit.

Câu 4:

1. Bằng cơ chế nào tế bào có thể ngừng việc tổng hợp một chất nhất định khi cần.

2. Nếu chỉ có chất ức  chế và cơ chất cùng dụng cụ xác định hoạt tính của enzim, thì làm thế nào để nhận biết 1 enzim bị ức chế bởi chất ức chế cạnh tranh hay không cạnh tranh.

Câu 5:

1. Các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa nguyên phân giống và khác với các nhiễm sắc thể  ở kỳ giữa giảm phân II như thế nào?

2. Trong hệ sinh dục của một cá thể động vật ( có giới tính phân biệt) người ta quan sát 10 tế bào phân chia liên tục 3 lần, các tế bào thu được đều giảm phân bình thường tạo các tế bào đơn bội. Biết rằng trong 1 tế bào đang ở kỳ giữa của giảm phân I đếm được 36 crômatít. Các giao tử tạo ra tham gia thụ tinh với hiệu suất 10%. Xác định  số nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài và tổng số hợp  tử tạo ra.

Câu 6 :

1. Đặc điểm cơ bản nào về tế bào và hệ gen vi khuẩn giúp chúng có được khả năng thích nghi cao độ với các điều kiện môi trường khác nhau.

2. Các câu sau đúng hay sai? giải thích.

a) Các tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất và nhân.

b) Vi sinh vật cổ có thành tế bào bằng peptidoglican hệ gen của chúng chứa intron

c) Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào.

d) Bào tử vi khuẩn rất bền với nhiệt, vì trong vỏ của nó chứa hợp chất canxindipicolinat.

Câu 7:

1. Trong các kiểu dinh dưỡng cơ bản của sinh vật, kiểu nào chỉ có ở một số sinh vật nhân sơ? Những kiểu dinh dưỡng này có đặc điểm gì về nguồn năng lượng và nguồn cacbon.

2. Nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi khuẩn sinh mê tan, vi khuẩn sunfat  và vi khuẩn lắctíc đồng hình.

Câu 8:

1. Hai bình A và B đều chứa 1hỗn hợp giống hệt nhau gồm nấm mem rượu trộn đều với dung dịch glucozơ nồng độ 10g/l. Cả hai bình được nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp, tuy nhiên bình A để mở nắp và được làm sủi bọt liên tục nhờ 1 dòng không khí đi qua, bình B bị đóng kín miệng và để yên. Sau một thời gian cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục, lượng đường còn lại của hai bình A và B, giải thích.

2. Nấm men rượu trong khi lên men đường glucôzơ nếu có ôxi phân tử gia nhập thì có hiệu ứng paxtơ. Hiệu ứng paxtơ là gì?

Câu 9:

1. Sinh trường của quần thể vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục gồm những pha nào? nhược điểm của nuôi cấy không liên tục trong công nghệ vi sinh là gì?

2. Người ta để dịch nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (chostridium tetani) ở cuối pha cân bằng thêm  15 ngày (dịch A) dịch nuôi cấy vi khuẩn này ở pha luỹ thừa (dịch B). Đun cả 2 ống dịch ở 800C trong 20 phút; sau đó cấy cùng 1 lượng 0,1 ml dịch mỗi loại lên môi trường phân lập dinh dưỡng có thạch ở hộp peetri rồi đặt vào tủ ấm 350C trong 24 giờ.

a) Số khuẩn lạc phát triển trên hộp pêtri A và B có gì khác nhau không? vì sao?

b) Hiện tượng gì xảy ra khi để trực khuẩn uốn ván thêm 15 ngày .

Câu 10:

1. Năm 1957 Franken và Conrat đã sử dụng vi rút khảm thuốc lá (TMV) trong thí nghiệm để chứng minh điều gì? so sánh cấu trúc của vi rút này với cấu trúc của vi rút cúm.

2. Bằng cách nào một số virut có thể sinh sản mà không cần ADN hay thậm chí không có sự tổng hợp ADN?

3. Một số loại virut gây bệnh ở người, nhưng người ta không thể tạo được vacxin  phòng chống. Hãy cho biết đó là loại viruts có vật chất di truyền là ADN hay ARN giải thích.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Câu 1

1.

a)   Sau: Phân tử xenllulôzơ gồm nhiều đơn phân cùng loại là glucozơ liên kết với nhau bằng liên két b1,4 glycôzít

b)  Sai vì sáp là một loại lipit

c) Sai. Cấu trúc của phân tử photpholipít chỉ có 2 axit béo gắn với glyxenrol 

d) Đúng: Cấu trúc bậc hai của prôtêin có sự tham gia của các liên kết hidrôgen giữa các nguyên tử của bộ khung của chuỗi pôlipeptit

2.

-  mARN đa dạng nhất vì tế bào có rất nhiều gen mã hoá prôtêin

- rARN chiếm tỉ lệ nhiều nhất vì trong tế bào nhân thực, gen mã hoá rARN thường được lặp lại rất nhiều lần. Số lượng ribôxôm trong tế bào  rất lớn và các ribôxôm  được dùng để tổng hợp tất cả các loại prôtêin của tế bào

Câu 2

1.

-  Thực vật thích nghi với môi trường lạnh  có nhiều axit béo không no trong màng hơn nhờ đó màng vẫn duy trì trạng thái lỏng ở nhiệt độ thấp?

- Thực vật thích nghi vưói môi trường nóng có nhiều axit béo no hơn, cho phép các axit béo “xếp” chặt hơn, làm màng kém lỏng hơn và nhờ đó chúng được nguyên vẹn ở nhiệt độ cao.

2.

- Cấu trúc: gồm ADN hạch nhân, rARN được tổng hợp tử những chỉ dẫn trong ADN, các prôtêin lấy vào từ tế bào   chất.

- Chức năng : hạch nhân là nơi các  prôtêin  (vào từ tế bào chất) kết hợp với các rARN  thành các tiểu đơn vị lớn và nhỏ của ribôxôm, sau đó các tiểu đơn vị ra khỏi nhân, qua lỗ màng nhân đến tế bào chất, nơi chúng có thể kết hợp thành ribôxôm.

{-- Nội dung đáp án câu 3,4 của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 5

1. Các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa nguyên phân giống và khác các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa giảm phân II như thế nào?

- Giống nhau:  Mỗi nhiễm sắc thể được cấu tạo từ 2 nhiễm sắc tử, và mỗi  nhiếm sắc tử định hướng giống nhau trên mặt phẳng xích đạo.

- Khác nhau:  Trong tế bào đang phân chia nguyên nhiễm thì các nhiễm sắc tử của mỗi nhiễm sắc thể là giống hệt nhau, còn trong tế bào đang giảm phân thì các nhiễm sắc tử có thể  khác nhau về di truyền do trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I

2.

+ Một tế bào ở kỳ giữa I có 36 crômatit Þ 2n = 18

+Nếu là cá thể đực: Số hợp tử là:  10.23.4.10% = 32 (hợp tử)

+ Nếu cá thể là cái: Số hợp tử là 10.23.10% = 8 hợp tử

Câu 6

1. Vi khuẩn có kích thước nhỏ ® tỉ lệ S/V lớn ® giúp vi khuẩn trao đổi chất nhanh chóng với môi trường và phân phối các chất trong tế bào nhanh ®  vi khuẩn sinh trưởng và sinh sản nhanh

- Hệ gen đơn bội Þ đột biến gen lặn cũng có thể được biểu hiện ra kiểu hình ® chọn lọc tự nhiên có thể nhanh chóng phát huy tác dụng

2. a) Sai. Vì tế bào nhân sơ không có màng nhân ( có vùng nhân)

b) Sai. Thành tế bào vi sinh vật cổ không được cấu tạo bởi peptidoglican

c) Sai. Nấm và một số loại tế bào động vật cũng có thành tế bào

d) Sai. Chỉ đúng với nội bào tử, các loại bào tử khác (ngoại bào tử, bào tử đốt)  không có vỏ và không có hợp chất canxidipicolinát

Câu 7

1. Trong các kiểu dinh dưỡng cảu sinh vật, kiểu chỉ có ở sinh vật nhân sơ là: Hoá tự dưỡng và quang dị dưỡng.

-Đặc điểm về nguồn năng lượng và nguồn cacbon

+ Hoá tự dưỡng: Sử dụng nguồn cacbon là CO2, nguồn năng  lượng từ oxi hoá các chất vô cơ

+ Quang dị dưỡng:  Sử dụng nguồn cacbon là chất hữu cơ, nguồn năng lượng ánh sáng

2. Kiểu phân giải, , chất nhận điện tử cuối cùng vào sản phẩm, khử của vi khuẩn lam vi khuẩn sinh mê tan, vi khuẩn sunfat và  vi khuẩn lắc tía đồng hình

Vi  sinh vật

Vi khuẩn lam

Vi khuẩn sinh mê tan

Vi khuẩn khử sunfat

Vi khuẩn lắc tíc đồng hình

Kiểu phân giải hô hấp hiếu khí

Hô hấp kị khí

Hô hấp kị khí

Lên men

Chất nhận điện tử

O2

CO-23

SO42-

axit piruvíc

S.phẩm khử

H2O

CH4

H2S

axit  lắctíc

Câu 8

1. Sự khác biệt về mùi vị, độ đục, lượng đường còn lại của hai bình A và B

+ Bình A: Không có mùi rượu, độ đục cao hơn bìnhB, lượng đường còn  lại nhiều hơn vì: có O2 (thổi khí) nấm men hô hấp hiếu khí tạo CO2, H2O, thu nhiều năng lượng ( 38 ATP/1 mol glucozơ) Þ nấm men sinh trưởng nhanh, nảy chồi nhiều.

+ Bình B: Có mùi rượu, độ đục thấp hơn bình A, lượng đường còn lại ít hơn vì: Trong điều kiện không có O2 (đậy kín nắp) ® nấm men lên men etilic tạo rượu etilic, thu được ít năng lượng ( 2ATP/ 1 mol glucozơ) ® cầu nhiều nguyên liệu hơn, nấm men sinh trường chậm, ít nảy chồi.

2.  Hiệu ứng paxtơ là hiện tượng ôxi phân tử cảm ứng quá trình hô hấp hiếu khí và ức chế quá trình lên men rượu của nấm men.

+ Khi có mặt ôxi phân tử, phần lớn NADH đi vào hô hấp hiếu khí, alcolđêhiđrôgenaza bị bất hoạt Þ giảm lượng rượu do axetanđêhyl  không thể nhận hiđrô từ NADH, nhưng nấm mem qua hô hấp hiếu khí thu nhiều năng lượng hơn nên sinh khối tăng

Câu 9

1. Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha: Pha tiềm phát (pha lag) pha luỹ thừa (pha log) pha cân bằng, pha suy vong.

+ Nhược điểm của nuôi cấy không liên tục: Môi trường không được bổ sung các chất dinh dưỡng (Chất dinh dưỡng cạn kiệt), sự tích luỹ ngày càng nhiều các chất qua chuyển hoá, gây ức chế sinh trưởng của vi sinh vật, là nguyên nhân chính làm cho pha luỹ thừa và pha cân bằng ngắn lại, không có lợi cho công nghệ vi sinh

 

2. Khi đun dịch vi khuẩn ở 800C các tế bào sinh dưỡng bị tiêu diệt, chỉ còn lại các nội bào tử do đó:

a) Số khuẩn lạc của hộp A nhiều hơn hộp B vì sau khi đun 2 dịch thì các tế bào sinh dưỡng đều bị tiêu diệt, chỉ có nội bào tử trong dịch A là tồn tại. Khi nuôi cấy thì những nội bào tử này sẽ nảy mầm hình thành tế bào sinh dưỡng.

b) Khi để vi khuẩn uốn ván thêm 15 ngày sau pha cân bằng thì vi khuẩn sẽ hình thành nội bào tử

Câu 10

1.

+ Franken và Conrát đã sử dụng mô hình virut khảm thuốc lá (TMV) để chứng minh axit nucleic là vật chất di truyền của virut.

+ So sánh:

* Vi rút TMV: Hệ gen là một  phân tử ARN vỏ cáp sít cấu tạo bởi một chuỗi prôtêin  xoắn vòng hình trụ (prôtêin kiểu trụ  xoắn) , không có vỏ ngoài

*Vi rút cúm: Hệ gen  chứa 8 phân tử ARN, mỗi  phân tử được bọc trong một vỏ trụ xoắn. Vi rút cúm có vỏ ngoài, trên vỏ ngoài có các gai glicoprôtêin

2. Vật chất di truyền của những virut này  là ARN được sao chép trong tế bào bị lây nhiễm bởi các enzim do chính hệ gen vi rút mã hoá. Hệ gen virut  (hoặc bản sao bổ sung với nó) có vai trò là mARN để tống hợp nên các prôtêin của virút

3. Vi rút có vật chất di truyền là ARN

+ Do cấu trúc ARN kém bền vững hơn ADN nên virút  có vật chất di truyền và ARN dễ phát sinh các đột biến hơn vi rút có vật chất di truyền là ADN.

+ Vì vậy, vi rút có vật chất di truyền là ARN dễ thay đổi đặc tính kháng nguyên hơn..., nên người ta không thể tạo ra vacxin phòng chống chúng

         
 

2. ĐỀ 2

Câu 1: Biến tính, hồi tính là gì? Ý nghĩa của hiện tượng này trong các hoạt động sống của tế bào?

Câu 2: Hãy so sánh tinh bột và xenlulozơ?

Câu 3: So sánh lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt?

Câu 4: NADH, NADPH là gì? Được sinh ra và sử dụng ở đâu? Chúng có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?

Câu 5:

a. So sánh quang hợp ở vi khuẩn lam và cây xanh?

b. Từ điểm giống nhau và khác nhau hãy rút ra những kết luận về quan hệ tiến hoá của hai dạng sinh vật này?

Câu 6: Trong quá trình trao đổi chất, tế bào đã tạo ra rất nhiều các sản phẩm thừa, những vướng mắc đó đã được tế bào giải quyết như thế nào?

Câu 7: Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Theo dõi sự phân bào của một tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ ta nhận thấy thời gian của các kì trung gian nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 14 giờ. Quá trình phân bào nói trên đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hoàn toàn mới tương đương với 1240 NST. Thời gian tiến hành kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối của một chu kỳ nguyên phân lần lượt tương ứng với tỉ lệ 1 : 3 : 2 : 4.

            1). Xác định thời gian tiến hành của mỗi kỳ trong chu kỳ nguyên phân.

            2). Xác định thời gian của một kỳ trung gian.

            3). Ở các thời điểm 9 giờ 32 phút và 23 giờ 38 phút (tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất):

                        * Tế bào trên đang phân bào ở đợt thứ mấy?

                        * Đặc điểm về hình thái của NST ở mỗi thời điểm nói trên.

Câu 8:

a. Khi trực khuẩn  Streptococcus aureus phát triển trong môi trường lỏng, người ta thêm lizôzim vào dung dịch nuôi cấy. Vì khuẩn có tiếp tục sinh sàn không? Vì sao?

b. Vi khuẩn Lactic chủng I tổng hợp được axít Folic (một loại vitamin) và không tổng hợp được Fheninalamin (một loại axit amin). Còn vi khuẩn Lactic chủng II thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trong môi trường thiếu axit Folic và axit Fheninalamin được không? Vì sao?

Câu 9:

a. Plasmid là gì? Nêu các chức năng, ứng dụng và các giả thuyết về nguồn gốc của Plasmid?

          b. Điểm khác  nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các  nhóm Vi khuẩn hoá tổng hợp?

Câu 10:

a. Interferol là gì? Nêu tính chất sinh học, sự hình thành và hoạt động chức năng của Interferol.

b. Phân biệt nội độc tố và ngoại độc tố?

ĐÁP ÁN

Câu 1

+ Giống nhau:

  1. Đều là các dạng đường đa, không ngọt, không tan;
  2. Đều có đơn phân là glucozơ;
  3. Đều có mặt đặc trưng trong tế bào thực vật.

+  Khác nhau:

Điểm phân biệt

Tinh bột

Xenlulozơ

  1. Liên kết giữa các đơn phân;
  2. Phân nhánh trong cấu trúc bậc 1;
  3. Cấu trúc không gian;
  4. Dưới tác dụng của Amilaza;
  5. Thuốc thử đặc trưng;
  6. Vai trò.

1α – 4 và 1α – 6

 

 

Xoắn α

 

Phân giải thành đường đơn

Với dung dịch Iốt cho màu xanh

Là chất dự trữ năng lượng

1β -4

 

Không

 

Không xoắn

 

Không bị phân giải

 

Với dung dịch Schultz cho màu tím

Cấu tạo nên thành tế bào

 

Câu 2

  1. Biến tính là hiện tượng phá bỏ các cấu trúc bậc 2, 3, 4… duy trì cấu trúc bậc 1 của các đại phân tử hữu cơ, xảy ra do những thay đổi về nhiệt đọ, PH, hoặc do tác động của enzim trong môi trường.
  1. Hồi tính là hiện tượng ngược lại, khôi phục các bậc cấu trục không gian khi đưa các đại phân tử trở lại điều kiện bình thường.
  • Biến tính có thể gây mất hoạt tính sinh học (biến tính của protein enzim) nhưng trong một số trường hợp lại giúp phân tử hữu cơ thực hiện chức năng sinh học (biến tính ở ADN và gen là tiền đề diễn ra quá trình tự sao và sao mã).
  1. Biến tính và hồi tính diễn ra theo hai chiều thuận nghịch trong nhiều trường hợp là cơ chế điều hoà hoạt động của enzim, protein, anuclêic… trong tế bào.

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4 của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 5

  1. So sánh quang hợp ở vi khuẩn lam và cây xanh:

+ Giống nhau:

  • Đều có sắc tố quang hợp là clorophin
  • Đều có hai hệ quang hoá
  • Đều thải ôxi

+ Khác nhau:

 

Quang hợp ở vi khuẩn lam

Quang hợp ở cây xanh

- Bộ phận quang hợp

- Sắc tố

 

 

- Hấp thụ ánh sáng

- Quan hệ

 

 

- Thải ôxi

 

 

- Sản phẩm quang hợp

- Màng sinh chất gấp nếp tạo thành tilacoit

- Clorophye, phicolilim

- Khuẩn diệp lục (trong dị bào nang)

- Ánh sang đỏ, ánh sáng lam

 

- Có 1 quan hệ I trong dị bào nang và có 2 quan hệ trong tế bào thường

- Trong dị bào nang không thải ôxi trong tế bào thường có thải ôxi

- Glicogen

- Lục lạp

 

- Clorophye, carotenoid

 

 

- Ánh sang đỏ, xanh tím

- Có 2 quan hệ

 

 

- Có thải ôxi

 

 

- Glucozơ 

 

  1. * Từ điểm giống nhau:
  1. Cho thấy quan hệ nguồn gốc, vi khuẩn lam là tiền than của các sinh vật quang hợp ngày nay.
  2. Đều góp phần hình thành ôxi trong khí quyển

*Từ điểm khác nhau:

Quang hợp ở vi khuẩn lamđa dạng và thích nghi với nhiều sinh cảnh hơn, vi khuẩn lam xuất hiện trước cây xanh.

Câu 6

  1. Tự phân giải nhờ cơ chế tự thực bào nhờ lizôxom
  1. Phân giải, chuyển hoá nhờ lưới nội bào chất trơn.
  1. Bao gói thành các bóng xuất bào hoặc tạo ra các không bào co bóp để

đưa ra khỏi tế bào

  1. Hình thành các không bào nhỏ rồi nhập lại, tích trữ trong các không bào lớn

{-- Nội dung đáp án câu 7của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 8

a. Lizozim là tan thành tế bào vi khuẩn, vi khuẩn mất thành tế bào sẽ biến thành tế bào trần→không phân chia được→không sinh sản được; tế bào vi khuẩn dễ tan do ảnh hưởng của môi trường

b.

- Hai chủng trên là các vi sinh vật khuyết dưỡng nếu nuôi riêng thì không phát triển được vì thiếu nhân tố sinh trưởng

- Nếu nuôi chung lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng đồng dưỡng hoặc giữa chúng có thể hình thành cầu tiếp hợp à bổ sung vật chất di truyền cho nhau và tạo ra chủng nguyên dưỡng thì có thể phát triển được trong môi trường tối thiểu.

Câu 9

a

+ Plasmid là những phân tử ADN nhỏ, dạng vòng, mạch kép nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, có khả năng nhân đôi, sao mã giải mã đối lập với NST của vi khuẩn.

+ Mỗi tế bào có từ một đến vài chục plasmid và là thành phần không bắt buộc của tế bào nhân sơ.

+ Chức năng: - Mang những gen thiết yếu giúp vi khuẩn kháng lại các yếu tố bất lợi của môi trường như tiết kháng sinh, phân giải hoặc đồng hóa một số chất tốt hơn.

- Nhiều plasmid là các yếu tố giới tính tham gia hình thành cầu tiếp hợp  trong sinh sản của vi khuẩn.

+ Ứng dụng: - Sản xuất kháng sinh.

                     - Dùng làm thể truyền trong công nghệ gen.

+ Nguồn gốc: - Do ADN của NST bị đứt ra.

                       - Do phage đưa vào.

                       - Do cảm ứng của môi trường các nucleotit kết hợp lại để thích ứng với môi trường.

b.

Điểm khác  nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các  nhóm Vi khuẩn hoá tổng hợplà:

- Các nhóm VK hoá tổng hợp gồm: nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa S, nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa N, nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa Fe, nhóm VK lấy năng lượng từ H phân tử.

 

- Các nhóm VK hoá tổng hợp có sự khác biệt nhau ở khâu chúng sử dụng các chất cho Hiđro khác nhau, từ đó cho các sản phẩm khác nhau

 

 

+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa N tiến hành Ôxi hó NH3 thành axit Nitơ để lấy một phần năng lượng.

 

+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chấy chứa S có khả năng Ôxi hoá H2S để lấy một phần năng lượng.

 

+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa Fe có khả năng Oxi hoá Fe2+ thành Fe3+ để lấy một phần năng lượng

 

+ Nhóm VK lấy năng lượng từ Hiđro có khả năng Oxi hoá Hiđro phân tử để lấy một phần năng lượng

 

 

 

Câu 10

a

    - Intefenol có bản chất là protein chống vi rút được sinh ra từ tế bào nhân thực đáp ứng lại sự lây nhiễm vi rút.

               - Chúng bền vững với nhiều loại Enzim, kém bền trước axit, bị phân giải bởi proteaza, phân huỷ bởi nhiệt độ, có khả năng cản trở sự nhân lên của vi rút nhưng không tác dụng đặc hiệu với từng loại vi rút .

               - Sự hình thành: Khi vi rút xâm nhập tế bào chủ sẽ kích thích gen của tế bào chủ sản xuất ra protein.

               - Cơ chế tác động: chống nhân lên của vi rút khi tế bào bị lây nhiễm sản xuất Intefenol chúng có thể gây tác dụng ngay trong tế bào đó hoặc thấm sang các tế bào lân cận có khả năng ức chế hoạt động của các gen, cản trở sự nhân lên của các virut.

b.

Đặc điểm

Nội độc tố

Ngoại độc tố

  1. Bản chất
  2. Độ độc.

 

 

-Độ bền

-LPS

-Không độc nằng ngoại độc tố. chỉ tiết ra khi tế bào bị tan.

-Bền hơn

Protein

Độc hơn

 

 

Kém bền hơn

 

3. ĐỀ 3

Phần I: Thành phần hoá học của tế bào:

Câu 1: Dựa vào cấu tạo hoá học và đặc tính của nước, em hãy giải thích các hiện tượng sau:

            a. Rau củ quả muốn bảo quản lâu thì để trong ngăn mát của tủ lạnh chứ không để vào ngăn đá.

            b.  Khi người đang ra mồ hôi mà ngồi trước quạt ta lại cảm thấy mát lạnh.

            c.  Giọt nước thường có hình cầu.

{-- Nội dung đáp án câu 1 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Phần II: Cấu trúc tế bào:

Câu 2: Một nhà khoa học đang nghiên cứu sự sản xuất của một loại prôtêin được giải phóng bởi một loại tế bào động vật vào trong môi trường nuôi cấy. Cô ấy thấy rằng loại prôtêin đó chỉ xuất hiện trong môi trường nuôi cấy sau khi cho một vài giọt hormon vào tế bào. Trước khi cho hormôn vào, cô ấy đánh dấu prôtêin trong tế bào bởi một loại thuốc nhuộm huỳnh quang và quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học. Nhờ đó, cô ấy quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và cấu trúc hình ống ở khắp nơi trong tế bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm hormôn, thuốc nhuộm cũng được quan sát như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất.  Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích kết quả thí  nghiệm trên và mô tả cơ chế .

2

  1. Giải thích:
  1. Prôtêin được giải phóng vào trong môi trường nuôi cấy chứng tỏ đó là loại prôtêin ngoại tiết.
  2. Nhà khoa học quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và các cấu trúc hình ống chính là cấu trúc của mạng lưới nội chất hạt, và trong các cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng  chính là cấu trúc của phức hệ Golgy.
  3. Sau khi hormôn được thêm vào, các chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất và xuất hiện bên ngoài môi trường chứng tỏ sự bài xuất loại prôtêin này ra ngoài tế bào theo con đướng xuất bào và con đường này chịu sự chi phối của hormôn được thêm vào.
  1. Cơ chế:
  1.  Prôtêin được tổng hợp bởi mạng lưới nội chất hạt.
  2.  Sau đó tới phức hệ Golgy. Ở đây prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, bao gói và phân phối vào các túi (bóng).
  3.  Khi chưa có tín hiệu của môi trường, prôtêin này được dự trữ trong các túi, bóng trong tế bào.
  4.  Khi có tín hiệu (các hormôn), các túi chứa prôtêin tập hợp dọc theo màng sinh chất,  hợp với màng và bài xuất prôtêin theo con đường xuất bào.

Câu 3: Một số con Amip (trùng biến hình) được đưa vào môi trường chứa đầy mảnh vụn hữu cơ.

  • Hãy mô tả cơ chế sử dụng các mảnh vụn hữu cơ đó của trùng amip.
  •  Biết rằng các enzim trong lizosome hoạt động tốt nhất khi pH môi trường bằng 5.
  1. Hãy vẽ đồ thị cho thấy mối quan hệ giữa pH môi trường và hoạt tính của enzim trong lizosome.
  2. Điều gì sẽ xảy ra với những con amip nếu người ta thêm vào môi trường một chất làm bất hoạt các bơm prôtôn trên màng lizosome? Giải thích.
  3. Điều gì cũng sẽ xảy ra nếu người ta cho thêm vào môi trường một chất hoá học  để các bào quan bên trong tế bào của amip không chuyển động được nữa?

{-- Nội dung đáp án câu 3 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Phần IV: Chuyển hoá năng lượng trong tế bào (ATP và Enzim)

Câu 4:

  1. Năng lượng hoạt hóa là gì? Tại sao sự sống lại chọn enzim để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá mà không chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh hơn?
  2. Trong tế bào thực vật, ATP được tổng hợp theo những con đường nào?
  •  
  1.  

            - Sự sống chọn enzim để xúc tác các phản ứng mà không chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh hơn vì:

            + Phần lớn các phản ứng có năng lượng hoạt hóa cao. Nếu tăng nhiệt độ để các phản ứng này xảy ra được thì đồng thời cũng làm biến tính protein và làm chết tế bào.

               Khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ của tất cả các phản ứng , không phân biệt phản ứng nào là cần thiết hay không cấn thiết.

            + Enzim được lựa chọn vì enzim xúc tác cho phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng hoạt hóa của các phản ứng khiến các phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.

              Enzim có tính đặc hiệu với từng loại phản ứng nhất định nên phản ứng nào cần thiết thì enzim sẽ xúc tác để phản ứng đó xảy ra.

2.Các con đường tổng hợp ATP trong tế bào thực vật:

  1. Photphoryl hoá trực tiếp cơ chất. VD: Phản ứng tổng hợp ATP trong đường phân.
  2. Phôtphoryl hoá trên chuỗi vận chuyển điện tử.

+ Ở màng trong ty thể là photphoryl hoá ôxi hoá.

+ Ở grana của lục lạp là photphoryl hoá quang hoá, bao gồm photphoryl hoá vòng và không vòng.

 

Phần V: Phân bào:

Câu 5:

  1. Nhân con là gì? Tại sao trong quá trình phân bào, người ta chỉ quan sát được nhân con ở kì trung gian, đầu kì đầu và kì cuối?
  2. Trong giảm phân, có những cơ chế vận động nào của NST trực tiếp góp phần hình thành nguồn biến dị tổ hợp?
  3. Xét loài thực vật có 2n = 24. Một tế bào mẹ đại bào tử tiến hành giảm phân hình thành giao tử cái.
  4. Hãy chỉ ra đâu là giao tử cái.
  5. Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu NST cho quá trình hình thành giao tử cái từ tế bào mẹ đại bào tử đó?
  1.  
  1. Nhân con
  1. Là cấu trúc bắt màu đậm nằm trong nhân tế bào, chỉ quan sát được ở kì trung gian, đầu kì đầu và kì cuối.
  2. Đó là nơi tổng hợp và  dự trữ rARN do có chứa các trình tự rADN .
  3. Một nhân tế bào có thể có 1 hoặc nhiều nhân con.
  4. Trong phân bào, chỉ quan sát được ở kì trung gian, đầu kì đầu và kì cuối vì:

+ Khi đó NST đang ở trạng thái giãn xoắn, tốc độ phiên mã cao nên lượng rARN dự trữ cao.

+ Ở cuối kì đầu, kì giữa, kì sau, nhân con biến mất do:NST ở trạng thái đóng xoắn, quá trình phiên mã không xảy ra nên lượng rARN dự trữ thấp. Mặt khác, do màng nhân biến mất nên cũng có sự phân tán các thành phần của nhân con trong tế bào chất. Vì vậy khó quan sát thấy nhân con hơn.

2.

- Định nghĩa biến dị tổ hợp: Loại biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có của bố mẹ, tổ tiên.

- Các cơ chế trong GP dãn tới hình thành nguồn biến dị tổ hợp:

+ Sự tiếp hợp của các NST khác nguồn trong cặp NST tương đồng ở kì trước I.

+ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST ở kì sau I

(HS cũng có thể nói rõ hơn là sự tổ hợp tự do ngẫu nhiên trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa và phân li độc lập ở kì sau I)

3.

a.  Giao tử cái: Tế bào trứng nằm trong túi phôi.

b. Số NST môi trường cung cấp:

+ Cho giảm phân của tế bào mẹ đại bào tử: 2n = 24 (NST đơn)

+ Trong 4 tế bào đơn bội tạo thành, có 1 tế bào phát triển và nguyên phân liên tiếp 3 lần. Số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp là: n (23- 1)=12.7 = 84 (NST đơn)

+ Tổng số NST môi trường cung cấp cho cả quá trình là:

                  24+84 = 108 (NST đơn)

 

Phần V: Cấu trúc và chức năng của tế bào vi sinh vật.

Câu 6:

a. Vai trò của lizôzim và cơ chế tác động của nó đến thành tế bào vi khuẩn?

b. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đưa tế bào vi khuẩn Gram (-), Gram (+), tế bào thực vật và tế bào động vật vào dung dịch nhược trương có lizôzim?

c. Những vi sinh vật nhân sơ nào không mẫn cảm với lizôzim? Tại sao?

6

a. Lizôzim phá hủy thành tế bào vi khuẩn bằng cách cắt đứt liên kết b - 1,4 glucozit của peptidoglican.

b. Khi đưa VK Gram (–), tế bào thực vật và tế bào động vật vào môi trường nhược trương có lizôzim:

- VK Gram (-) : lizôzim trong dung dịch chỉ làm tan được lớp peptidoglican ở thành. VK Gram (–) còn có lớp màng ngoài khoang chu chất có tác dụng bảo vệ tế bào ® VK Gram (-) trong môi trường nhược trương có lizôzim chỉ hút nước đến một mức độ nhất định và không bị vỡ.

- VK Gram (+): Lizôzim làm tan lớp peptidoglican, tạo thành thể cầu. Trong dung dịch nhược trương, thể cầu vỡ ra.

- Tế bào thực vật có thành là xenlulozơ nên không bị lizozim phá hủy. Khi đưa vào dung dịch nhược trương, nước sẽ đi vào tế bào làm không bào tăng thể tích đến một mức nhất định thì dừng lại. Tế bào vẫn giữ nguyên được hình dạng.

- Tế bào động vật do không có thành tế bào nên không chịu tác động của lizôzim. Khi đưa vào dung dịch nhược trương, nước sẽ đi vào tế bào làm tế bào tăng thể tích và vỡ ra.

c. VSV nhân sơ không mẫn cảm với lizôzim là mycoplasma và vi sinh vật cổ. Vì mycoplasma không có thành tế bào, còn vi sinh vật cổ có thành tế bào không phải là peptidoglican mà là pseudomurein

 

Phần VI. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.

 

 Câu 7:

 a. Phân biệt quang hợp thải oxi và quang hợp không thải oxi ở vi sinh vật theo các tiêu chí chất cho electron, sản phẩm phụ, hệ sắc tố, hiệu quả năng lượng, vi sinh vật đại diện?

b.Trong 2 dạng trên dạng nào tiến hóa hơn?

7

  1. Phân biệt quang hợp thải oxi và quang hợp không thải oxi:

Điểm so sánh

Quang hợp thải oxi

Quang hợp không thải oxi

Chất cho electron

H2O

Hợp chất có dạng H2A (A không phải là oxi)

Sản phẩm phụ

O2

A (ví dụ S)

Hệ sắc tố

Có diệp lục a và sắc tố khác

Khuẩn diệp lục

Hiệu quả năng lượng

Cao

Thấp

Đại diện

Vi tảo, VK lam

VK lưu huỳnh màu tía, màu lục..

b. Hai dạng trên, dạng quang hợp thải oxi tiến hóa hơn là do:

  - Sử dụng chất cho electron là nước,  phổ biến hơn các hợp chất vô cơ.

- Thải oxi thúc đẩy sự tiến hóa của các loài sinh vật khác do ôxi là chất nhận điện tử cuối cùng trong hô hấp hiếu khí.

- Hệ sắc tố hấp thụ ánh sáng hiệu quả hơn, đặc biệt có sự xuất hiện của diệp lục a.

 

Câu 8:

 a. Kiểu dinh dưỡng của sinh vật ứng với mỗi phương trình sau là gì? Giải thích?

b. Hãy kể tên một số vi sinh vật mà em biết có kiểu dinh dưỡng ứng với phương trình (2); (3)? Đặc điểm chung của các vi sinh vật này là gì?

8

a.

Phương trình (1): hóa tự dưỡng vô cơ

Phương trình (2) và (3): quang tự dưỡng vô cơ

Phương trình (4): hóa dị dưỡng hữu cơ

           Giải thích:

 - Các phương trình (1); (2); (3) đều sử dụng nguồn cacbon là CO2 nên đều là của vi sinh vật có đời sống tự dưỡng, nguồn điện tử ở cả ba phương trình này đều là các hợp chất vô cơ.

- Phương trình (1) sử dụng năng lượng từ việc ôxy hóa chất hóa học (H2S) nên là hóa tự dưỡng.

- Phương trình (2); (3)  sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng nên là quang tự dưỡng.

- Phương trình (4): sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon, nguồn điện tử  từ hợp chất hữu cơ

b. Một số vi sinh vật: vi khuẩn lam, tảo, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục...

            Đặc điểm chung: các vi sinh vật này có sắc tố hấp thụ ánh sáng, nguồn điện tử đều là các hợp chất vô cơ và đều là sinh vật tự dưỡng.

 

Phần VII - Dinh dưỡng và sinh trưởng ở vi sinh vật.

Câu 9: Người ta nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn vào 2 môi trường khác nhau. Tại thời điểm nuôi cấy No đều là 102 vi khuẩn/ml. Pha cân bằng đạt được sau 6 giờ, lúc này, ở hai môi trường đều có Nt = 106 vi khuẩn/ml. Trong điều kiện nuôi cấy này, thời gian thế hệ của chủng vi khuẩn 1 và 2 lần lượt là 25 và 27 phút. Hỏi pha tiềm phát có tồn tại không và kéo dài bao nhiêu?

9

- Số lần vi khuẩn nhân đôi là:

                           n= (lg106 – lg102) : 2 = 13,3 (lần)

- Thời gian sinh trưởng của chủng vi khuẩn 1 là:

                                  13,3 x 25 = 332,5 (phút)

- Thời gian sinh trưởng của chủng vi khuẩn 2 là:

                                 13,3 x 27 = 359,1 (phút)

- Suy ra, chủng vi khuẩn 1 có trải qua pha tiềm phát với thời gian là:

6x60 – 332,5 = 27,5 (phút)

Chủng vi khuẩn 2 hầu như không trải qua pha tiềm phát do 359,1  xấp xỉ 360

 

Phần VIII. Virut

Câu 10:

1. Có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn được không? Giải thích?

2. Có một số protein cũng có thể lây nhiễm, gây bệnh. Chúng được gọi là gì? Đặc điểm của các loại protein này?

3. Hãy so sánh phương thức lây truyền ngang và dọc của các virus ở thực vật?

4. Phage SPO1 là loại phage độc (phage làm tan) đối với vi khuẩn Bacillus subtilis (một loại vi khuẩn Gram (-)). Dịch huyền phù Bacillus subtilis trong môi trường đẳng trương có bổ sung lyzozim có bị nhiễm phage SPO1 hay không? Vì sao?

  1.  

1. Không

 Không thể nuôi cấy được vì virus là ký sinh nội bào bắt buộc chúng chỉ nhân được trong tế bào sống.

2.

- Các protein này gọi là prion.

 - Đặc điểm của prion:

+ Prion hoạt động rất chậm, thời gian ủ bệnh của nó ít nhất mười năm đến khi bệnh biểu hiện triệu chứng (vì vậy rất khó xác định được các nguồn lây nhiễm trước khi những trường hợp biểu hiện bệnh đầu tiên xuất hiện).

+ Prion rất khó bị phá hủy; chúng không bị bất hoạt hay phân hủy khi đun nấu bình thường.

 

3.

 -Theo con đường di truyền ngang, cây có thể bị lây nhiễm bởi một virus có nguồn gốc từ bên ngoài qua các vết thương trên biểu mô của cây gây ra bởi các loài động vật ăn thực vật

 -Theo con đường di truyền dọc, cây con có thể được truyền virus từ cây bố (hoặc mẹ) qua hạt (sinh sản hữu tính) hoặc do sự lây nhiễm qua các cành chiết/ ghép (sinh sản vô tính).

Vi khuẩn Bacillus subtilis  không bị nhiễm phage SPO1 vì: Lyzozim làm tan thành tế bào của vi khuẩn Bacillus subtilis, trong môi trường đẳng trương, tế bào vi khuẩn bị mất thành sẽ trở thành tế bào trần, không có thụ thể cho phage bám vào.

 

4. ĐỀ 4

Câu 1:

Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G=10% tổng số nucleotit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nucleotit loại G và A là 150. Từ những phân tích ở trên, em hãy dự đoán loài vi khuẩn nào có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn? Giải thích?

ĐÁP ÁN

Nội dung

 

- Ở loài vi khuẩn 1

- Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen:

+ A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) tương ứng với 50% - 10% = 40% tổng số Nu của gen

+ =>  G= X= 10% = 600/4 = 150 (Nu)

- Sô liên kết H: = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 ( liên kết)

- Ở loài vi khuẩn 2:

G – A = 150                                G = X = 390 ( nu)

2A + 3G = 1650                          A = T = 240 (nu)

- Loài vi khuẩn 2 có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn

- Vì có số cặp G = X nhiều hơn

Câu 2:  

a. Giải thích tại sao khi quan sát tế bào gan của một người bệnh dưới kính hiển vi điện tử, người ta nhận thấy hệ thống lưới nội chất trơn tăng lên một cách bất thường?

b. Bằng chứng nào liên quan đến enzym ATP syntêtaza chứng minh ti thể bắt nguồn từ sinh vật nhân sơ bằng con đường nội cộng sinh?

ĐÁP ÁN

Nội dung

a. Tế bào gan bị đầu độc nên lưới nội chất trơn phát triển mạnh; tạo ra nhiều enzym giải độc.

b. ATPaza của vi khuẩn nằm trờn màng sinh chất

ATPaza trờn màng trong ti thể, do vậy màng trong ti thể bắt nguồn từ màng của vi khuẩn bằng con đường nội cộng sinh.

Câu 3:

Trong tế bào có 1 bào quan được ví như " Hệ thống sông ngòi kênh rạch trên đồng ruộng" đó là bào quan nào? Trình bày cấu trúc và chức năng của bào quan đó? Nêu 2 ví dụ khác nhau về loại tế bào có chứa bào quan đó?

ĐÁP ÁN

Nội dung

- Cấu tạo:

+ Là một hệ thống màng xuất phát từ màng nhân, có thể nối liền màng sinh chất, liên hệ với bộ máy Gongi, thể hòa tan thành một thể thống nhất.

+ Gồm những túi dẹp, các ống dẫn thường xếp song song và thông với nhau.

+ Trên mạng lưới nội chất hạt còn có nhiều riboxom đính trên bề mặt ngoài.

- Chức năng

+ Chức năng chung: Là một hệ thống chung chuyển nhanh chóng các chất vào, ra tế bào. Đảm bảo sự cách ly của các quá trình khác nhau diễn ra đồng thời trong tế bào.

+ Chức năng riêng: Mạng lưới nội chất hạt là nơi tổng hợp protein. Mạng lưới nội chất trơn là nơi tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc của cơ thể.

-Ví dụ:

1-Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu, (vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu,mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt là nơi có các riboxom tổng hợp prôtêin.Ngoài ra còn có các tuyến nội tiết và ngoại tiết cũng là nơi chứa nhiều lưới nội chất hạt vì chúng tiết ra hoocmôn và enzim cũng có thành phần chính là prôtêin).
2- Lưới nội chất trơn phát triển nhiều ở tế bào gan (vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể,hai chức năng này do lưới nội chất trơn đảm nhiệm vì chức năng của lưới nội chất trơn là thực hiện chức năng tổng hợp lipit,chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào).

 Câu 4:

a. Chuỗi chuyền electron trong tế bào ở sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền electron ở sinh vật nhân thực ở những điểm nào?

b. Tại sao làm rượu phải qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 rắc bánh men rượu vào xôi (hoặc cơm, hoặc ngô hấp... ) cho chúng phát triển vài ngày trong thúng và giai đoạn 2 đổ thêm nước, đậy kín.

ĐÁP ÁN

Nội dung

- Cấu tạo:

+ Là một hệ thống màng xuất phát từ màng nhân, có thể nối liền màng sinh chất, liên hệ với bộ máy Gongi, thể hòa tan thành một thể thống nhất.

+ Gồm những túi dẹp, các ống dẫn thường xếp song song và thông với nhau.

+ Trên mạng lưới nội chất hạt còn có nhiều riboxom đính trên bề mặt ngoài.

- Chức năng

+ Chức năng chung: Là một hệ thống chung chuyển nhanh chóng các chất vào, ra tế bào. Đảm bảo sự cách ly của các quá trình khác nhau diễn ra đồng thời trong tế bào.

+ Chức năng riêng: Mạng lưới nội chất hạt là nơi tổng hợp protein. Mạng lưới nội chất trơn là nơi tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc của cơ thể.

-Ví dụ:

1-Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu, (vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu,mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt là nơi có các riboxom tổng hợp prôtêin.Ngoài ra còn có các tuyến nội tiết và ngoại tiết cũng là nơi chứa nhiều lưới nội chất hạt vì chúng tiết ra hoocmôn và enzim cũng có thành phần chính là prôtêin).
2- Lưới nội chất trơn phát triển nhiều ở tế bào gan (vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể,hai chức năng này do lưới nội chất trơn đảm nhiệm vì chức năng của lưới nội chất trơn là thực hiện chức năng tổng hợp lipit,chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào).

 

Câu 5:

{-- Nội dung đề và đáp án câu 5 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 6:

a. Để gây đột biến đa bội có hiệu quả cần cho cônsixin tác động vào giai đoạn nào của chu kì tế bào? Giải thích.

b. 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu xuất thụ tinh của giao tử là 10 % và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.

Hãy xác định:

- Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó.

- Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?

ĐÁP ÁN

Nội dung

a.

- Tác động vào G2 của kì trung gian,

- Vì lúc này tê bào tổng hợp protein tubulin để hình thành thoi vô sắc. Conxisin ức chế sự tổng hợp này nên thoi phân bào không hình thành.

b.

- Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, ta có:

 (ruồi giấm)

2n.2x.10 = 2560 g x = 5

- Số tế bào con sinh ra: 320

Số giao tử tham gia thụ tinh:  = 1280

Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử:  = 4 suy ra là con đực

Câu 7:

a. Có một loài virut gây bệnh mới được phát hiện, virut này có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm bằng cách cho lây nhiễm vào các tế bào vi khuẩn. Hãy mô tả thí nghiệm dùng để xác định xem virut này có vật chất di truyền là ADN hay ARN trên cơ sở sử dụng phương pháp dùng đồng vị phóng xạ.

b. Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu của người mang thụ thể CD4 trên bề mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa các tế bào này vào bệnh nhân nhiễm HIV?

ĐÁP ÁN

Nội dung

   

a. - Tiến hành nuôi cấy vi khuẩn trên hai môi trường:

 + Môi trường 1: được bổ sung uracil (U) đánh dấu phóng xạ.

  + Môi trường 2: được bổ sung thymine (T) đánh dấu phóng xạ.

- Rồi cho virut lây nhiễm vào vi khuẩn ở hai môi trường. Sau khi virut đã lây nhiễm vào tế bào vi khuẩn và tạo ra các hạt virut mới, thu các hạt virut được tổng hợp mới (từ các vết tan).

- Xác định xem mẻ nuôi cấy trong môi trường nào phát xạ. Nếu virut chứa ADN thì virut thu được từ mẻ nuôi cấy trong môi trường 2 sẽ phát phóng xạ, trong khi các virut thu được từ môi trường 1 thì không.

- Nếu virut chứa ARN thì các virut thu được tử mẻ nuôi cấy trong môi trường 1 sẽ phát phóng xạ, trong khi các virut thu được ở môi trường 2 thì không.

b.- Virut chỉ xâm nhập vào tế bào nếu chúng tìm được thụ thể phù hợp.

Trong quá trình biệt hoá từ tế bào gốc, tế bào hồng cầu bị mất nhân, tức là không có ADN.  Nếu virut xâm nhập vào tế bào hồng cầu thì không nhân lên được.

 

Câu 8:

a. Nêu các đặc điểm cơ bản của nấm men? Căn cứ vào nhu cầu O2 cần cho sinh trưởng, nấm men xếp vào nhóm vi sinh vật nào?

b. Hoạt động chính của nấm men trong môi trường có O2 và trong môi trường không có O2?

ĐÁP ÁN

Nội dung

a.

- Đặc điểm cơ bản của nấm men: Đơn bào, nhân thực, sinh sản vô tính bằng nảy chồi hoặc phân cắt là chủ yếu, dị dưỡng

- Nấm men thuộc nhóm vi sinh vật:  Kị khí không bắt buộc.

b. Hoạt động chính của nấm men:

- Trong môi trường không có O2 thực hiện quá trình lên men tạo rượu etylic.

- Trong môi trường có O2 thực hiện hô hấp hiếu khí -> sinh trưởng và sinh sản nhanh

Câu 9:

Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường có cơ chất là gluco cho đến khi đang ở pha log, đem cấy chúng sang các môi trường sau:

Môi trường 1: có cơ chất là glucoz.

  1. Môi trường 2: có cơ chất là mantoz.
  2. Môi trường 3: có cơ chất là glucoz và mantoz.

Các môi trường đều trong hệ thống kín. Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli gồm những pha nào trong từng môi trường nói trên? Giải thích.

ĐÁP ÁN

Nội dung

 

- Các môi trường đều trong hệ thống kín, có nghĩa là cơ chất chỉ được cung cấp một lần và chất thải không được lấy ra.

- Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong hệ thống kín gồm 4 pha: pha lag, pha log, pha cân bằng, pha suy vong.

- Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn tương ứng với các môi trường như sau:

+ Môi trường 1: cơ chất là gluco, đường cong sinh trưởng gồm 3 pha: pha log, pha cân bằng, pha suy vong. Vì môi trường cũ và mới đều có cơ chất là gluco, mà ở môi trường cũ vi khuẩn đang ở pha log, nên cấy sang môi trường gluco mới, vi khuẩn không phải qua giai đoạn thích ứng với cơ chất mới nên không có pha lag

+ Môi trường 2: Đường cong sinh trưởng gồm đầy đủ cả 4 pha: pha lag, pha log, pha cân bằng, pha suy vong. Vì manto là cơ chất mới, nên vi khuẩn phải trải qua giai đoạn thích ứng, tiết ra các enzim phân giải cơ chất mới nên có pha lag

+ Môi trường 3: Đường cong sinh trưởng gồm 1 pha lag, 2 pha log, 1 pha cân bằng, 1 pha suy vong. Vì vi khuẩn đang ở pha log trong môi trường gluco ban đầu được cấy sang môi trường mới có đồng thời hai cơ chất gluco và manto thì vi khuẩn sẽ sử dụng gluco trước, nó sẽ sinh trưởng theo pha log, khi sử dụng hết gluco thì chúng phải thích ứng với cơ chất mới nên các pha tiếp theo là pha lag, pha log, pha cân bằng và pha suy vong.

 

Câu 10:

a. Vì sao trong quá trình lên men rượu có những mẻ rượu bị nhạt, có những mẻ rượu bị chua?

b. Trong phòng thí nghiệm, làm thế nào để nhanh chóng phân biệt được hai quá trình lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình?

{-- Nội dung đáp án câu 10 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

5. ĐỀ 5

Câu 1:

  1. Hãy chỉ ra sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc phân tử của tinh bột và xenlulôzơ.
  2. Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ không dùng phương pháp bảo quản nóng?

Câu 2:

  1. Loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau rồi cho các tế bào này vào môi trường đẳng trương, sau đó làm tiêu bản các tế bào đó và quan sát bằng kính hiển vi quang học, em sẽ quan sát thấy gì? Giải thích.
  2. Phân biệt lưới nội chất hạt với lưới nội chất trơn về cấu trúc và chức năng.

Câu 3:

    Điểm khác nhau trong cấu trúc của tế bào động vật và tế bào thực vật. Điểm khác nhau nào dẫn đến sự khác nhau trong quá trình trao đổi nước của hai loại tế bào này?

Câu 4:

  1. ATP được tổng hợp ở những bộ phận nào trong tế bào?Cách sử dụng ATP tổng hợp từ các bộ phận đó.
  2. Bản chất của enzim là gì? Vì sao enzim có hoạt tính mạnh hơn chất xúc tác vô cơ?

Câu 5:

  1. Thực chất của nguyên phân là gì? Vì sao nói nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối với cơ thể? Nêu ý nghĩa thực tiễn của nguyên phân.
  2. Lúa nước có 2n=24.
  3. Một hợp tử của lúa phân bào liên tiếp 5 đợt. Hãy xác định tổng số nhiễm sắc thể đơn có trong các tế bào ở thế hệ cuối cùng. Trong đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào?
  4. Một tế bào sinh dục chín của lúa giảm phân, thực tế cho ra mấy loại tế bào có sự khác nhau về nhiễm sắc thể? Biết rằng mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng đều có hai nhiễm sắc thể khác nhau về cấu trúc.

Câu 6:

  1. Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi sinh vật được xếp vào giới nào? Cơ sở của sự xắp xếp đó?
  2. Đặc điểm chung của vi sinh vật.

Câu 7:

  1.  Trong lên men rượu truyền thống, có những vi sinh vật nào tham gia? Vai trò và điều kiện hoạt động của các vi sinh vật đó.
  2. Vì sao bèo hoa dâu được dùng để cải tạo đất?

Câu 8:

  1. Các cơ chế tổng hợp ADN ở vi sinh vật.
  2. Quá trình tổng hợp các chất của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

Câu 9:

  1. Mô tả kiểu sinh trưởng của vi khuẩn lactic trong quá trình muối dưa.
  2. Phân biệt bào tử sinh sản vô tính với bào tử sinh sản hữu tính của sinh vật nhân thực.

Câu 10:

  1. Vì sao có một số loại virut gây bệnh ở người rất khó tiêu diệt?
  2. Nói virut không có lợi cho con người, đúng hay sai? Giải thích.
  3. ĐÁP ÁN

Câu 1:

  1. Khác nhau:
  2. Tinh bột: do nhiều phân tử glucôzơ liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh.
  3. Xenlulôzơ: do nhiều phân tử glucôzơ liên kết vơi nhau bởi các liên kết glicôzit tạo ra cấu trúc mạch thẳng.
  4. Bảo quản trứng
  5. Trong trứng có nhiều pr, cấu trúc không gian của pr được hình thành bởi các liên kết hyđrô, không bền với nhiệt độ cao…     
  6. Dùng phương pháp bảo quản lạnh là bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ thấp: trong điều kiện nhiệt độ thấp, liên kết hyđrô không bị đứt, cấu trúc không gian của pr không bị phá vỡ, nó chỉ ức chế và làm giảm hoạt tính của pr nên trứng lâu bị hỏng.
  7. Không dùng phương pháp bảo quản nóng(bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ cao): nhiệt độ cao làm cho liên kết hiđrô bị phá vỡ, cấu trúc không gian prôtêin bị phá vỡ và prôtêin mất hoạt tính, làm cho trứng nhanh bị hỏng.

Câu 2:

  1. – Quan sát thấy các tế bào đều có dạng hình cầu.
  2. Giải thích: thành tế bào có chức năng cố định hình dạng tế bào và tạo hình dạng khác nhau cho các loài vi khuẩn, khi mất thành và thả vào môi trường đẳng trương, nước vào tế bào đạt trạng thái cân bằng, áp suất thẩm thấu tác động đều lên bề mặt màng sinh chất làm cho tế bào căng tròn ra.
  3. Khác nhau:
  4. Lưới nội chất hạt: là hệ thống xoang, trên màng có đính các ribôxôm, tổng hợp pr xuất bào và vận chuyển các chất trong tế bào. Nằm gần nhân
  5. Lưới nội chất trơn: là hệ thống ống phân nhánh, không đính hạt riboxom, có nhiều loại enzim, là nơi tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại. Nằm gần màng sinh chất

Câu 3:

  1. Điểm khác nhau trong cấu trúc của tế bào động vật và tế bào thực vật:
  2. Hình dạng…
  3. Thành tế bào…
  4. Các bào quan…
  5. Sai khác trong quá trình hút nước là do:
  6. Tế bào TV có thành tế bào, tạo sức trương nước nên S= P-T, tế bào không bị vỡ trong môi trường nhược trương. Tế bào động vật không có thành nên S = P,tế bào có thể bị vỡ trong môi trường nhược trương.
  7. Không bào: Tế bào TV mất nước gây co nguyên sinh, không làm thay đổi hình dạng tế bào. Tế bào ĐV khi mất nước bị biến dạng, tế bào bị nhăn nheo.

{-- Nội dung đáp án câu 4, 5,5 của đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 7:

  1. Trong lên men rượu:
  2. Nấm mốc: Phân giải tinh bột thành đường (PT), trong môi trường hiếu khí, có tinh bột chín.                    
  3. Nấm men: Phân giải đường thành rượu (PT), trong môi trường yếm khí, có đường glucozo.
  4. Bèo hoa dâu.
  5. Trong bèo có VK lam cộng sinh,có khả năng cố định đạm từ nito không khí(PT) từ đó nó bổ sung đạm cho đất.
  6. Khi chết cung cấp mùn cho đất, làm cho đất tơi xốp.

Câu 8:

  1. Các hình thức tổng hợp ADN ở VSV.
  2. ADN đơn: tổng hợp nhờ cơ chế sao mã giả...
  3. ADN kép: tự sao chép, phiên mã ngược…
  4. Ứng dụng:
  5. Quá trình tổng hợp các chất trong TB diễn ra nhanh: sản xuất sinh khối VSV, thu pr đơn bào bổ sung vào thức ăn của người và vật nuôi.
  6. VSV có khả năng tổng hợp các aa, kể cả aa không thay thế: nuôi cấy VSV thu aa không thay thế.
  7. VSV có khả năng tổng hợp polisaccarit tiết ra môi trường để bảo vệ TB: để sản xuất gôm sinh học dùng trong công nhghiệp thực phẩm, khai thác dầu mỏ, y học.
  8. VSV có khả năng tổng hợp nhiều sản phẩm sinh hoc có hoạt tính cao: nuôi cấy chúng để thu sản phảm có hoạt tính sinh học cao như E ngoại bào, kháng sinh… phục vụ đời sống.

Câu 9:

  1. Mô tả  2 trường hợp: sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và môi trường nuôi cấy không liên tục. Có vẽ hình minh họa.
  2. Phân biệt:
  3. Bào tử vô tính: phân cắt phần đỉnh khí sinh theo cơ chế nguyên phân tạo  thành một chuỗi bào tử 2n, bào tử phát tán đến cơ chất thuận lợi ,nảy mầm và phát triển thành cơ thể mới. Đại diện: xạ khuẩn, nấm mốc.   
  4. Bào tử hữu tính: cơ thể mẹ giảm phân hình thành các bào tử đơn bội, có sự khác nhau về giới tính. Các bào tử khác giới kết hợp với nhau tạo thành tế bào lưỡng bội, phát triển thành cơ thể mới. Đại diện: tảo lục, tảo mắt, trùng dầy.

Câu 10:

  1. Một số VR gây bệnh ở người khó tiêu diệt vì: chúng có hệ gen kết hợp vào hệ gen của tế bào chủ, kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ…
  2. Nói VR không có lợi là sai.
  3. Vì VR được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực đời sống: sản xuất các chế phẩm sinh học, sản xuất vacxin, sản xuất thuốc trừ sâu, trong nghiên cứu di truyền…               
 
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Biên Hòa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF