YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Bình Phú

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK2 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Bình Phú dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS BÌNH PHÚ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc-hiểu văn bản: (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng

Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn

Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ

Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.

(Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)

Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.

Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”.

Câu 4.

“Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ

Anh là chiến sĩ Giải phóng quân”.

Đoạn thơ trên đã gợi cho Anh/chị tình cảm gì của tác giả đối với  người chiến sĩ giải phóng quân?

Phần 2: Tự luận(7,0đ)

- Dựng đoạn văn ngắn: Suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của học sinh

- Suy nghĩ về đời sống gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc-Hiểu văn bản (3 điểm)

Câu 1: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có phương thức biểu đạt chính là phương thức tự sự có kết hợp miêu tả và  biểu cảm. (1 đ)

Câu 2: (0,5 đ)

- Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh

- Hiệu quả: làm nổi bật tư thế hiên ngang của người chiến sĩ mặc dù đã hy sinh

Câu 4: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được vấn đề.
Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc đối với sự hy sinh của người chiến sĩ (Cảm phục, thấu hiểu, biết ơn,…)

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

A. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải được viết năm nào?

A. 1975

B. 1980

C. 1954

D. 1945

Câu 2. Câu thơ "Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ" được trích từ tác phẩm nào?

A. Tiếng gà trưa.

B. Bếp lửa.

C. Mây và sóng.

D. Ánh trăng.

Câu 3. Xác định trong các câu dưới đây, câu nào đưa ra được đề văn yêu cầu xây dựng một văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống?

A. "Đói cho sạch, rách cho thơm".

B. Suy nghĩ về câu "Uống nước nhớ nguồn".

C. Suy nghĩ về cảnh "Ao tù nước đọng" ở một số làng quê nông thôn.

D. Suy nghĩ về câu "Lá lành đùm lá rách".

Câu 4. Cho biết thành phần tình thái trong câu "Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!" (Nam Cao)?

A. Có lẽ

B. Đấy

C. Ạ

D. Bán

B. Phần tự luận (8,0 điểm):

Câu 5. (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò ý nghĩa quan trọng của gia đình trong cuộc sống mỗi con người.

Câu 6. (1,0 điểm) Cho đoạn văn sau: "Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ".

a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?

b) Phân tích thành phần ngữ pháp của những câu văn trên?

Câu 7. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ "Sang Thu" của Hữu Thỉnh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

1. B

2. C

3. C

4. A

B. Phần tự luận: (8,0 điểm)

Câu 5

- Giải thích: gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em...

- Bàn luận về vai trò của gia đình:

+ Chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã. (Dẫn chứng)

+ Nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống.

---(Đáp án chi tiết của phần Tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

Đọc kỹ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng, vết thương không sâu lắm vào phần mền. Nhưng vì bom nổ gần Nho bại choáng. Tôi tiêm cho Nho, Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao lẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu...”

 (Lê Minh Khuê- Những ngôi sao xa xôi)

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? (0,5đ)

- Ghi ra câu có chứa thành phần biệt lập, gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập đó. (1đ)

- Câu “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” thuộc kiểu câu gì? Nêu mối quan hệ về nghĩa giữa các về trong câu đó. (1đ)

- Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn trên (1,5đ)

- Chép đầy đủ chính xác khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) và nêu cảm nhận ngắn gọn về đoạn thơ. (1đ)

Câu 2: Trình bày suy nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Nguyễn Thành Long.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính : tự sự

- Câu có chứa thành phần biệt lập “Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm”

- Có lẽ là thành phần tình thái.

- Câu “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” thuộc kiểu ghép

- Quan hệ về nghĩa giãu các vế câu là : nguyên nhân – kết quả.

- Các phép liên kết có trong đoạn văn:

+ Phép liên tưởng ( Câu 3 -> câu 2-> câu 1: vết thương, bâng băng- rửa)

+ Phép lặp từ ngữ (Câu 6 -> câu 5 -> câu 4: Nho)

+ Phép thế (Câu 8 -> câu 7: Chị ấy – chị Thao)

+ Phép liên tưởng (câu 8 -> câu 1: máu-rửa)

- HS chép đầy đủ chính xác đoạn thơ cuối

+ Cảm nhận ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật khổ thơ cuối.

+ Dùng điệp từ, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng :”Cây tre” thể hiện tâm trạng lưu luyến và ước nguyện được  ở mãi bên Bác của nhà thơ (0,5đ)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Văn bản "Con chó Bấc" trích "Tiếng gọi nơi hoang dã" thuộc thể loại:

A. Tùy bút.

B. Kịch.

C. Tiểu thuyết.

D. Truyện ngắn.

Câu 2: Bài thơ "Viếng lăng Bác" được viết vào năm:

A. 1974

B. 1975

C. 1976

D. 1977

Câu 3: Dòng thơ nào sau đây không mang hàm ý?

A. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

B. Chỉ cần trong xe có một trái tim.

C. Đêm nay rừng hoang sương muối.

D. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (2.0 điểm) Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Câu 2. (1.0 điểm) Chỉ ra các thành phần biệt lập trong các câu thơ sau:

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

(Hữu Thỉnh – Sang thu)

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

(Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ)

Câu 3. (2.0 điểm) Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau:

Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.

(Lê Anh Trà)

Câu 4. (5.0 điểm) Em hãy phân tích và nêu cảm nhận của mình về bài thơ "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

- Tả thực về thiên nhiên: lúc sang thu sấm đã bớt bất ngờ, hàng cây đã vững vàng không còn giật mình vì tiếng sấm.

- Ẩn dụ: Khi con người đứng tuổi, từng trải thì sẽ vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Bình Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF