YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2022-2023 trường THPT Dương Minh Châu

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Dương Minh Châu. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập môn Ngữ văn 12 hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi Học kì 2 sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT DƯƠNG MINH CHÂU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Phần I: Đọc hiểu văn bản (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

Ngạn ngữ có câu: thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi một anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm bắt thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là có lãi, không đúng lúc là thua lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục)

1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản (1,0 điểm)

2, Hãy chỉ ra 01cụm từ trong văn bản nêu khái quát giá trị của thời gian ? (1,0 điểm)

3, Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào? (1,0 điểm)

4, Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được? (1,0 điểm)

5, Qua văn bản, anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân (viết 3-5 câu) (1,0 điểm)

II. Phần II: Làm văn (5 điểm)

Anh/chị hãy phân tích chi tiết nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12, Tập 2) để làm rõ tấm lòng nhân hậu và niềm tin bất diệt vào sự sống ở nhân vật bà cụ Tứ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc hiểu văn bản ( 5,0 điểm)

Câu 1. Yêu cầu trả lời:

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận (0,5 điểm)

Câu 2. Yêu cầu trả lời: Cụm từ trong văn bản khái quát giá trị của thời gian : thời gian là vô giá ( 1,0 điểm)

Câu 3. Yêu cầu trả lời:

- Theo tác giả, thời gian có những giá trị: thời gian là sự sống, thời gian là thắng lợi, thời gian là tiền, thời gian là tri thức. (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Câu 4. Yêu cầu trả lời:

Câu: Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được được hiểu như sau:

- Vàng thì mua được: vì vàng là vật hữu hình nên dù là kim loại quý, rất có giá trị vẫn có thể mua bán, trao đổi được (0,5 điểm)

- Thời gian thì không mua được vì thời gian là khái niệm chỉ sự vận động chảy trôi của tạo hóa, nó là thứ vô hình và không thể nắm bắt, đã đi không trở lại (0,5 điểm)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU(3.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đã từng nói như vậy.

Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là một xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đã cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xoá bỏ những ý nghĩ không hay nếu có. Văn minh đơn giản chỉ là vậy.

(…) Cảm ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha mẹ.  

 (Trích Lòng biết ơn, Tony Buổi sáng 17/10/2017)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của văn bản.

Câu 3. Anh/chị có cho rằng: Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha mẹ không? Tại sao?

Câu 4. Qua văn bản trên, anh/chị rút được bài học gì cho bản thân.

II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) ‎

Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về ‎ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua cách miêu tả của tác giả Xuân Quỳnh trong đoạn trích sau:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

 

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 155, NXB Giáo dục)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận (nghị luận)

Câu 2:

Nội dung của văn bản:

- Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh.

Hoặc:

- Cảm ơn là một tiêu chí đánh giá một con người có văn minh (có giáo dục) hay không.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập - bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng dày vò tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh  sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến.

Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người  phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách- những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà còn ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.

 (Tian- Dayton, Ph, D, Quyên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TPHCM, Tr 129)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả  Để hạnh phúc luôn mỉm cười ta phải làm gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người  không dám đối mặt với nỗi sợ hãi?

Câu 3. Anh / Chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình”?

Câu 4. Sự trưởng thành của mỗi con người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách?

Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy trình bày đoạn văn (khoảng 200 chữ)  với chủ đề:  Chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.  

---(Để xem đầy đủ câu hỏi của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại (…)

Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

(Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, tr.76 - 77, NXB Hội Nhà văn, 2016)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần hay vật chất?

Câu 2 (0,5đ): Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại gì?

Câu 3 (1đ): Tại sao tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC- HIỂU (3, 0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.

(Trích Viết bên bờ Loiret- Trịnh Công Sơn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”  Vì sao?

II. LÀM VĂN(7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần đọc- hiểu, Anh/ chị viết một đoạn văn 100 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Người ta có thể yêu thương nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau”.

Câu 2 (5,0 điểm)

So sánh và đánh giá phần kết thúc truyện ngắn “Chí phèo” (SGK Ngữ Văn 11, Tập một, Nxb Giáo dục), của nhà văn Nam Cao và phần kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” (SGK Ngữ Văn 12, Tập hai, Nxb Giáo dục) của nhà văn Kim Lân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I: ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: (0,5 điểm)

Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

Câu 3: (1,0 điểm)

- Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận (0,5 điểm)

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm (0,25 điểm).

+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau (0,25 điểm).

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2022-2023 trường THPT Dương Minh Châu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF