Để giúp các em ôn tập lại kiến thức cũ và chuẩn bị kì thi HK2 môn Sử 9 sắp tới. Hoc247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Tân Viên để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi này.
TRƯỜNG THCS TÂN VIÊN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 9 Thời gian 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân làm gì để giải quyết nạn đói trước mắt?
A. Tăng gia sản xuất.
B. Thực hành tiết kiệm.
C. Nhường cơm sẻ áo.
D. Tổ chức hũ gạo cứu đói.
Câu 2. Sự kiện nào chứng tỏ quân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai?
A. Xả súng vào đám đông ngày 2/9/1945 khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày Độc Lập.
B. Đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn.
C. Quấy nhiễu nhân ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6/1/1946).
D. Câu kết với thực dân Anh.
Câu 3. Trước âm mưu và hành động xâm lược của Pháp ở miền Nam, chủ trương của Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh là
A. quyết tâm kháng chiến, huy động lực lượng cả nước ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
B. đàm phán với Pháp để tránh xung đột.
C. nhờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài.
D. thỏa hiệp với thực dân Pháp để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Câu 4. Chủ trương của Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh trong việc đối phó với quân Trung Hoa dân quốc là gì?
A. Quyết tâm đánh quân Trung Hoa dân quốc ngay từ đầu.
B. Hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp.
C. Nhờ vào Anh để chống quân Trung Hoa dân quốc.
D. Đầu hàng quân Trung Hoa dân quốc.
Câu 5. Tại sao Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh ký Hiệp định Sơ Bộ ngày 6/3/1946 với Pháp?
A. Tránh tình trạng cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
B. Tập trung lực lượng đánh quân Trung Hoa dân quốc.
C. Ta biết không thể đánh thắng được quân Pháp.
D. Lợi dụng mâu thuẫn giữa quân Trung Hoa dân quốc và quân Pháp.
Câu 6. Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chủ trương gì?
A. Xây dựng “Quỹ độc lập”.
B. Phát động “Ngày đồng tâm”.
C. Phát động “Tăng gia sản xuất”.
D. Phát động “Không một tấc đất bỏ hoang”.
Câu 7. Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh gì?
A. Thành lập Nha Cảnh sát.
B. Thành lập Nha An ninh.
C. Thành lập Nha Bình dân học vụ.
D. Thành lập quân đội quốc gia Việt Nam.
Câu 8. Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Nhân dân sẵn sàng bảo vệ thành quả cách mạng.
B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển từ Âu sang Á.
C. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
D. Nhân dân ta giành chính quyền, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 9. Để giải quyết nạn đói mang tính chất chiến lược lâu dài, biện pháp nào là cơ bản nhất?
A. Phát động “Ngày đồng tâm”.
B. Kêu gọi sự cứu trợ từ bên ngoài.
C. Chia lại ruộng công cho người nghèo.
D. Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Câu 10. Lực lượng nào đã dọn đường và tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?
A. Đế quốc Mỹ.
B. Phát xít Nhật.
C. Thực dân Anh.
D. Quân Trung Hoa dân quốc.
Câu 11. Trước những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ lâm thời đã công bố lệnh
A. Tổng tuyển cử trong cả nước.
B. thành lập chính phủ mới.
C. ban hành bộ luật mới.
D. ban hành Hiến pháp.
Câu 12. Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc?
A. Trung đoàn thủ đô.
B. Việt Nam Giải phóng quân.
C. Cứu quốc quân.
D. Dân quân du kích.
Câu 13. Mục tiêu của cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946 đầu năm 1947 là
A. Giam chân địch ở thành phố để hậu phương kịp huy động lực lượng kháng chiến chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
B. Tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân Pháp ở Hà Nội, bảo vệ cơ quan đầu não của Trung ương.
C. Phá hủy nhiều kho tàng, sinh lực của địch, cản bước tiến của chúng.
D. Bảo vệ được thủ đô Hà Nội và thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 14. Tại sao trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, các cơ quan của Đảng, Chính phủ ta chuyển từ Hà Nội về Việt Bắc?
A. Địa hình thuận lợi, nhân dân ủng hộ.
B. Ở đây có nhiều đảng viên.
C. Việt Bắc gần Hà Nội.
D. Di chuyển ngẫu nhiên.
Câu 15: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đoạn tư liệu trên được trích trong văn bản nào?
A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C. Bản Tuyên ngôn đọc lập.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 16. Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu-đông năm 1947 nhằm mục đích gì?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. Buộc ta phải đàm phán với Pháp.
C. Giành thắng lợi về quân sự để rút quân về nước.
D. Làm bàn đạp để tiến đánh Trung Quốc.
Câu 17. Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp có hành động gì?
A. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946).
B. Từng bước rút quân về nước, không tham chiến ở Việt Nam.
C. Tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
D. Tiếp tục đề nghị đàm phán với ta để chấm dứt cuộc chiến tranh.
Câu 18. Đại hội nào dưới đây quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia một Đảng riêng?
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3/1935).
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951).
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960).
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12.1976).
Câu 19. Tên “Đảng Lao động Việt Nam” chính thức có từ
A. tháng 12/1930.
B. tháng 10/1930.
C. tháng 2/1951.
D. tháng 9/1960.
Câu 20. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi năm 1950 được xây dựng trên cơ sở nào?
A. Viện trợ của Mỹ.
B. Kinh tế Pháp phát triển.
C. Kinh nghiệm chỉ huy của Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.
D. Sự lớn mạnh của chính quyền Bảo Đại.
Câu 21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia một Đảng riêng là do
A. Để phủ hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi.
B. Để tạo thuận lợi cho cách mạng Đông Dương.
C. Để phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng.
D. Để nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Câu 22. Mục đích Mỹ ký “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” với Pháp năm 1950 và “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mỹ” với Bảo Đại năm 1951 là gì?
A. Từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
B. Viện trợ kinh tế, tài chính cho Pháp và Bảo Đại.
C. Tạo sự ràng buộc về kinh tế, quân sự với Pháp.
D. Trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại.
Câu 23. Một quyết định khác biệt của Đại hội đại biểu lần thứ II (2/1951) so với Đại hội đại biểu lần thứ I (3/1935) của Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. đưa Đảng ra hoạt động công khai.
B. thông qua các báo cáo chính trị quan trọng.
C. thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Đảng.
D. bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị.
Câu 24. Trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945-1954), Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mỹ là do
A. Pháp bị thất bại trên khắp chiến trường Việt Nam và Đông Dương.
B. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam.
C. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam.
D. kinh tế, tài chính Pháp bị khủng hoảng.
Câu 25. Điểm yếu lớn nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đối với Pháp là
A. Xa hậu phương của Pháp, bị cô lập.
B. Số lượng quân lính không nhiều.
C. Mang nặng tính chất phòng thủ.
D. Không có lực lượng hải quân.
Câu 26. Quân ta quyết định tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (1954) nhằm mục đích gì?
A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc địch phải kết thúc chiến tranh.
B. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
C. Làm thất bại âm mưu của Pháp, Mỹ trong việc kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương.
D. Giải phóng vùng Tây Bắc, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.
Câu 27. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, ta bắt sống được tướng Pháp nào?
A. Lơ-cléc.
B. Na-va.
C. Đờ Gôn.
D. Đờ Cát- tơ-ri.
Câu 28. Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là
A. bắt sống và tiêu diệt toàn bộ 16.200 tên địch.
B. chiến thắng quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.
D. tạo điều kiện thuận lợi cho ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương.
Câu 29. Người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ là
A. Hồ Chí Minh.
B. Võ Nguyên Giáp.
C. Phạm Văn Đồng.
D. Trường Chinh.
Câu 30. Thực dân Pháp chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là do
A. sức ép của Liên Xô.
B. thực dân Pháp bị cô lập ở Điện Biên Phủ.
C. thực dân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ.
D. dư luận nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1-D |
2-B |
3-A |
4-B |
5-A |
6-A |
7-C |
8-D |
9-D |
10-C |
11-A |
12-A |
13-A |
14-A |
15-D |
16-A |
17-C |
18-B |
19-C |
20-A |
21-A |
22-A |
23-A |
24-A |
25-A |
26-B |
27-D |
28-D |
29-C |
30-C |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng phản ánh đúng về khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Các cơ sở công nghiệp, chưa kịp phục hồi sản xuất.
B. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
C. Nhân dân ta mới giành được chính quyền.
D. Trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
Câu 2. Ngày 23/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định điều gì?
A. Cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
B. Công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.
C. Thành lập Hội Liên Hiệp quốc dân Việt Nam.
D. Thành lập Nha Bình dân học vụ.
Câu 3. Trước ngày 6/3/1946, Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện sách lược gì để đối phó với nguy cơ giặc ngoại xâm?
A. Hòa với quân Tưởng để chống thực dân Pháp.
B. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng.
C. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.
D. Cùng một lúc chống cả hai kẻ thù.
Câu 4. Theo nội dung của bản Tạm ước ngày 14/9/1946, ta nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi nào dưới đây?
A. Một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
B. Chấp nhận cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc.
C. Một số quyền lợi về chính trị và quân sự.
D. Một số quyền lợi về kinh tế và quân sự.
Câu 5. Bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và bản Tạm ước (14/9/1946), chúng ta đã đập tan âm mưu chóng phá chính quyền cách mạng của các thế lực nào dưới đây?
A. Đế quốc Mĩ câu kết với Tưởng.
B. Thực dân Pháp câu kết với Tưởng.
C. Tưởng câu kết với Pháp.
D. Thực dân Pháp câu kết với Anh.
Câu 6. Lý do nào dưới đây là lý do quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với quân Tưởng, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng?
A. Tưởng dùng tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong.
B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của quân Anh.
C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ, không thể cùng lúc chống lại hai kẻ thù mạnh.
D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.
Câu 7. Sau Hiệp định Sơ bộ (06/03/1946), chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với Pháp bản tạm ước (14/9/1946) vì
A. Thực dân Pháp dùng sức ép quân sự yêu cầu nhân dân ta phải nhân nhượng thêm.
B. Muốn có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp.
C. Thời gian có hiệu lực của Hiệp định Sơ bộ sắp hết.
D. Muốn đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước.
Câu 8. Chủ trương của Đảng và Chính phủ ta trong việc đối phó với quân Tưởng là
A. Chấp nhận sự có mặt của họ vì đó là quân Đồng minh.
B. Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột trực tiếp.
C. Cung cấp lương thực, thực phẩm, phương tiện đi lại và vận động họ rút về nước.
D. Vận động ngoại giao, nhường cho họ một số quyền lợi để họ rút quân.
Câu 9. Từ cuộc đấu tranh ngoại giao, sau Cách mạng tháng Tám 1945, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
A. Vừa mềm dẻo vừa cương quyết.
B. Cương quyết trong đấu tranh.
C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh.
D. Nhân nhượng với kẻ thù.
Câu 10. Sự kiện chủ yếu nào diễn ra trong năm 1946 đã củng cố nền móng cho chế độ mới?
A. Thành lập quân đội Quốc gia.
B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp.
D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1-D |
2-A |
3-A |
4-A |
5-B |
6-C |
7-B |
8-B |
9-A |
10-D |
11-D |
12-A |
13-A |
14-A |
15-A |
16-C |
17-A |
18-A |
19-B |
20-C |
21-C |
22-D |
23-D |
24-D |
25-A |
26-B |
27-B |
28-A |
29-B |
30-A |
ĐỀ SỐ 3
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Địa phương có phong trào “ Đồng khởi” tiêu biểu nhất là:
a. Quảng Ngãi
b. Bình Định
c. Ninh Thuận
d. Bến Tre
Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?
a- 01-09-1945
b- 02-09-1945
c- 03-09-1945
d- 04-09-1945
Câu 3: Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) diễn ra vào thời gian:
a. 1-1-1963
b. 2-1-1963
c. 1-2-1963
d. 2-2-1963
Câu 4: Chiến thắng mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” là chiến thắng:
a. Bình Giã (Bà Rịa)
b. Đồng Xoài (Biên Hòa)
c. Vạn Tường (Quãng Ngãi)
d. Núi Thành (Quảng Nam)
II. Nối cột A (Chiến lược) với cột B (Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ) sao cho phù hợp?
A (Chiến lược) |
B (Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ) |
A → B |
1. “Chiến tranh đặc biệt” |
a. Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”. |
1 → |
2. “Chiến tranh cục bộ” |
b. Mở rộng xâm lược Cam-pu-chia và Lào, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. |
2 → |
3. “Việt nam hóa chiến tranh” |
c. Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, dồn dân lập “ấp chiến lược. |
3 → |
III. Điền nội dung thích hợp vào phần ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước:
Đã kết thúc (1)............kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và (2)............chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của (3)........ và (4).............ở nước ta, hoàn thành cách mạng (5).............trong cả nước, thống nhất đất nước.
Câu IV: Hãy ghép một ô ở cột I (Thời gian) với một ô ở cột II (Sự kiện lịch sử) sao cho phù hợp.
Cột I (Thời gian) |
Cột II (Sự kiện lịch sử) |
Kết quả ghép |
a) 09-1960 |
1- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời |
a +…… |
b) 20-12-1960 |
2- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội |
b +…… |
c) 06-06-1969 |
3- Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết |
c +…… |
d) 27-01-1973 |
4- Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời |
d +…… |
|
5- Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được kí kết |
|
Câu V: Hãy điền vào chỗ trống (…) những mốc thời gian và sự kiện lịch sử có liên quan đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945:
a)……………………., khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội.
b) 23-08-1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở ………….
c) 25-08-1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở ………….
d))……………………., khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước.
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp (1945-1954).
Câu 2: Trình bày những nét chính về diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 đến 30-4-1975).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Kể tên ba chiến dịch tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. Trong ba chiến dịch đó, chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?
Câu 2: Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19-12-1946?
Câu 3: Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 4: Trong chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia? Kết quả ra sao?
Câu 5: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975). Theo em, từ nguyên nhân thắng lợi đó, bài học kinh nghiệm gì được rút ra cho cách mạng Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời đại?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Hãy hoàn thành so sánh về những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược: "Chiến tranh đặc biệt" và "Chiến tranh cục bộ"?
Câu 2: Hậu phương miền Bắc đã chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh Mĩ như thế nào trong những năm 1965 đến năm 1968?
Câu 3: Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam có những điểm nào thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?
Câu 4 Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)? Là thanh niên thời đại Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về thế hệ thanh niên thời chống Mĩ?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Học sinh cần trình bày được:
- Đều là những cuộc chiến tranh xuân lược nhằm chiếm đất, giành dân, đặt ách thống trị thực dân mới.
- Đều hoạt động phối hợp phá hoại miền Bắc, phối hợp giữa hoạt động quân sự với các hoạt động chính trị, ngoại giao.
|
Chiến tranh đặc biệt |
Chiến tranh cục bộ |
Khác nhau |
- Lực lượng tiến hành là quân đội Sài Gòn - Mĩ là cố vấn chỉ huy - Chiến tranh ở miền Nam phối hợp phá hoại ở miề Bắc. |
- Lực lượng tiến hành là quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. - Quân Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu vừa là cố vấn chỉ huy. - Chiến tranh mở rộng ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại. |
Câu 2:
- Với trọng trách là hậu phương lớn của Cách mạng miền Nam, toàn miền Bắc đã dấy lên khẩu hiệu: "Mỗi người làm việc bằng hai", "Thóc không thiếu ..." vì miền Nam ruột thịt.
- Các cán bộ, thanh niên xung phong tham gia mở đường đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại dài hàng nghìn km chạy từ Bắc vào Nam, phục vụ vận chuyển cán bộ, chiến sĩ, vũ khí, lương thực ... chi viện cho miền Nam.
- Kết quả: trong 4 năm (1964 - 1968), miền Bắc đã gửi hơn 30 vạn cán bộ, chiến sĩ vào miền Nam cùng tham gia chiến đấu; hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men .... Liên tiếp được đưa vào miền Nam.
- Tính tổng cộ
ng trong 4 năm, sức người và sức của từ miền Bắc chuyển vào chiến trường miền Nam đã tăng gấp 10 lần so với trước.Câu 3:
- Cuối năm 1974 – đầu 1975, trước tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam ngày càng có lợi cho Cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
- Mặc dù kế hoạch giải phóng miền Nam được đề ra trong hai năm, nhưng Bộ chính trị cũng nhấn mạnh: "Nếu như thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng trong năm 1975", cố gắng đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của.....
- Đầu tháng 1 - 1975 chiến thắng đường số 14 - Phước Long -> quyết tâm giải phóng miền Nam, mọi kế hoạch đã sẵn sàng.
- Sau thắ
ng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Đảng ta nhận định; "Thời cơ chiến lược đã đến ....."Câu 4:
1. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với dân tộc:
+ Kết thúc 21 năm chống Mĩ và 30 năm giải phóng dân tộc ....
+ Mở ra kỉ nguyên mới ...
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ đối với phong trào giải phóng dân tộc trên TG ....
+ Biểu tượng sáng ngời ....
2. Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nguyên nhân chủ quan:
+ Nguyên nhân khách quan:
3. Suy nghĩ bản thân.
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Tân Viên. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
-
Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Linh Đông
-
Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Văn Việt
Chúc các em học tốt!