YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Thiếp

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Thiếp được biên tập và tổng hợp đầy đủ giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị thật tốt kiến thức. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIẾP

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 9

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn một chữ cái trưóc câu trả lời đúng:

Câu 1. Luận cương chính trị (1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương do:

A. Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

B. Trần Phú khởi thảo,

C. Nguyễn Văn Cừ khởi thảo.

D. Trường Chinh khởi thảo.

Câu 2. Căn cứ vào đặc điểm của ba nước Đông Dương lúc đó đều thuộc địa của thực dân Pháp, Luận cương khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là:

A. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

B. Một cuộc chiến tranh giành độc lập.

C. Một cuộc cách mạng tư sản dân quyền.

D. Một cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 3. Phong trào đấu tranh của quần chúng trên đà phát triển đã bùng lên mạnh mẽ từ năm 1929 trên cả ba miền và đến năm 1930 - 1931 đã phát triển tới đỉnh cao với sự ra đời của:

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Xô viết Nghệ Tĩnh.

C. Các tổ chức quần chúng (Nông hội, Công hội...).

D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 4. Tháng 3 - 1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở:

A. Ma Cao (Trung Quốc).

B. Hương Cảng (Trung Quốc),

C. Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

D. Pác Bó (Cao Bằng).

Câu 5. Đầu năm 1937, nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương, nhiều cuộc biểu tình, mít tinh, đưa “dân nguyện” đã diễn ra, trong đó lực lượng đông đảo và hăng hái nhất là:

A. Công nhân và tiểu thương.

B. Học sinh, sinh viên,

C. Công nhân và nông dân.

D. Công chức, viên chức.

Câu 6. Nạn khan hiếm lương thực nghiêm trọng làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở miền Bắc chết đói diễn ra vào năm:

A. Cuối năm 1941 đầu năm 1942.

B. Cuối năm 1942 đầu năm 1943.

C. Cuối năm 1943 đầu năm 1944.

D. Cuối năm 1944 đầu năm 1945.

Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 - 1954) quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, trong đó thắng lợi quyết định nhất là:

A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947).

B. Chiến dịch Biên Giới thu đông (1947).

C. Chiến dịch Hòa Bình (1952).

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Câu 8. Mặt trận của Đảng ta xây dựng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ miền Nam là:

A. Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Việt Minh.

C. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 9. Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, hai lần đó nằm trong các chiến lược:

A. Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh Việt Nam hóa.

B. Chiến tranh đơn phương và Chiến tranh cục bộ.

C. Chiến tranh cục bộ và Chiến tranh Việt Nam hóa.

D. Chiến tranh cục bộ và Chiến tranh đặc biệt.

Câu 10. Địa danh Đông Khê được nhắc đến trong chiến dịch lịch sử nào?

A. Chiến dịch Việt Bắc 1947.

B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

C. Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 11. Số nhà 5Đ Phố Hàm Long (Hà Nội) được nhắc đến trong thời kì:

A. 1926 - 1929.

B. 1930 - 1945

C. 1945 - 1954.

D. 1954 - 1975.

Câu 12. Hưng Nguyên (Nghệ An) trở thành địa danh lịch sử của thời kì:

A. 1918 - 1930.

B. 1930 - 1931

C. 1932 - 1935.

D. 1939 - 1945.

Câu 13. Địa danh Yên Bái gắn với tố chức yêu nước:

A. Tâm tâm xã.

B. Tân Việt Cách mạng đảng,

C. Việt Nam Quốc dân đảng.

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 14. Sau bao nhiêu năm ra đi tìm đường cước nước, lãnh tụ Nguyền Ái Quốc về Tổ quốc vào ngày:

A. 2 - 1 - 1941.

B. 8 - 1 - 1941.

C. 18 - 1 - 1941.

D 28 - 1 - 1941.

Câu 15. Trận Áp Bắc (1963), diễn ra trong thời kì đánh bại chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ:

A. Chiến lược “Chiến tranh một phía”.

B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

D. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 16. Trận “Điện Biên Phu trên không” đánh bại cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 của Mĩ vào:

A. Miền Trung.

B. Điện Biên Phủ.

C. Hà Nội - Hải Phòng

D. Nghệ An - Hà Tĩnh.

Câu 17. Chiến thắng Đông Khê (1950) làm rung chuyển cả hệ thống cứ điểm của địch ở biên giới Việt - Trung. Trong kháng chiến chống Mĩ có chiến thắng nào đã làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ của địch nhưng với quy mô lớn hơn?

A. Chiến thắng Áp Bắc (1 - 1963).

B. Chiến thắng Vạn Tường (8 - 1965).

C. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào (3 - 1970).

D. Chiến thắng Buôn Mê Thuột (3 - 1975).

Câu 18. Hiệp định Pa-ri (27 - 7 - 1973), Hiệp định Giơ-ne-vơ (21 - 7 - 1954) đều cộng nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập Còn Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946), Pháp công nhận ta:

A. Là một quốc gia độc lập.

B. Là một quốc gia tự trị.

C. Là một quốc gia tự do.

D. Là một quốc gia có đầy đủ chủ quyền.

Câu 19. Sau khi thống nhất đất nước, cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung cả nước được tiến hành vào:

A. Ngày 15 - 4 - 1976.

B. Ngày 25 - 4 - 1976.

C. Ngày 15 - 5 - 1976.

D. Ngày 25 - 5 -1976.

Câu 20. Quốc hội quyết định lấy tên nước ta là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ:

A. Ngày 2 - 1 - 1976.

B. Ngày 12 - 7 - 1976.

C. Ngày 7 - 2 - 1976.

D. Ngày 27 - 2 - 1976.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Sách lược của Đảng và Chính phủ trong hai thời kì trước và sau ngày 6 - 3 - 1946 có gì khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau đó?

Câu 2. Vì sao, Đảng và Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19 - 12 - 1946?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 - B

2 - C

3 - B

4 - A

5 - C

6 - D

7 - D

8 - C

9 - C

10 - B

11 - A

12 - B

13 - C

14 - D

15 - B

16 - C

17 - D

18 - C

19 - B

20 - A

 

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Sách lược của Đảng và Chính phủ trong hai thời kì trước và sau ngày 6 - 3 - 1946 có gì khác nhau? Tại sao lại cỏ sự khác nhau đó?

Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã sử dụng sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù. Sách lược đó thể hiện sự khác nhau, đó là:

+ Trước ngày 6 - 3 - 1946, hòa với Tưởng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ.

+ Sau ngày 6 - 3 - 1946, hòa với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc

Sỡ dĩ có sự khác nhau đó vì:

+ Trước ngày 6 - 3 - 1946, ta nhân nhượng với Tưởng để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong lúc lực lượng của ta còn non yếu

+ Sau khi ta nhân nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ thì Pháp, Tưởng kí Hiệp ước Hoa - Pháp vào 28 - 2 - 1946, theo đó Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc và chấp nhận cho Tưởng vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng sang Hoa Nam, không phải đóng thuế; còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra Bắc để thay Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật.

+ Tình hình đó, đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: Hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng; hoặc hòa với một kẻ thù để đánh một kẻ thù. Ta đã lựa chọn con đường hòa với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi nhanh Tưởng ra khỏi miền Bắc.

Câu 2. Đảng và Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19- 12 - 1946, vì:

Sau ngày kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946).

+ Ta thực hiện đầy đủ những điều khoản đã kí kết

+ Thực dân Pháp ngang nhiên xé bỏ Hiệp định và Tạm ước: ngày 20 - 11 - 1946 chúng đánh chiếm một sổ vị trí quan trọng ở Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở Lạng Sơn. Tháng 12-1946, Pháp gây ra những cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, tàn sát đồng bào ta ở phố Hàng Bún (Hà Nội). Đặc biệt, ngày 18 - 12 - 1946, chúng gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

Trước hành động của thực dân Pháp, nhân dân ta không còn con đường nào khác phải đứng lên cầm vũ khí chống thực dân Pháp.

Đêm 19 - 12 - 1946, Chủ tích Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Chính phủ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. So sánh điểm giống và khác nhau của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) và “Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

Câu 2. Nêu những Hiệp định ta đã kí với Pháp và Mĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mĩ (1954 - 1975)? Ý nghĩa lịch sử của các hiệp Định?

Câu 3. Căn cứ vào đâu Đảng ta đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng CSVN?

Câu 2: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám? Nguyên nhân nào mang tính quyết định?

Câu 3: Tại sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế ''ngàn cân treo sợi tóc"?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Hãy trình bày nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng CSVN?

- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. (0,5 điểm)

- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. (0,5 điểm)

- Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam: Khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. (1,0 điểm)

- Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăn khít của cách mạng thế giới. (0,5 điểm)

- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định đến những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. (0,5 điểm)

Câu 2: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám? Nguyên nhân nào mang tính quyết định?

Phân tích dựa trên các ý sau:

* Nguyên nhân chủ quan:

- Dân tộc vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc. (0,5 điểm)

- Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. (0,5 điểm)

- Biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần, giữa nông thôn và thành thị. (0,5 điểm)

- Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông dương đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn và sáng tạo. (0,5 điểm)

* Nguyên nhân khách quan: Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: Chiến tranh thế giới thứ hai đang đến hồi kết thúc phát xít Đức Nhật bị Hồng quân liên Xô đánh bại. (0,5 điểm)

* Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân mang tính quyết định vì: Nhân dân sẵn sàng anh dũng đứng dậy đấu tranh. Đảng ta sáng suốt, tài tình nhận định đúng thời cơ. (0,5 điểm)

Câu 3: Tại sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế ''ngàn cân treo sợi tóc"?

* Khó khăn: Sau khi ra đời, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế hết sức hiểm nghèo, như "ngàn cân treo sợi tóc": Phải đối phó với các mối đe dọa lớn: (0,5 điểm)

- Ngoại xâm và nội phản: Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, quân Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Từ vĩ tuyến 16 vào nam, quân Anh mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược. Các lực lượng phản cách mạng ở miền Nam (Đại Việt, Tơ-rôtokit) bọn phản động trong các giáo phái... tăng cường chống phá cách mạng. (1,5 điểm)

- Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu bị chiến tranh tàn phá, nạn đói cuối năm 1944 chưa được khắc phục, hạn hán kéo dài, sản xuất công nghiệp đình đốn, hàng hóa khang hiếm, giá cả tăng vọt, nạn đói mới tiếp tục đe doạ. (1,5 điểm)

- Văn hóa - xã hội: Trên 90% số dân trong nước mù chữ, tệ nạn xã hội tràn lan...(0,25 điểm)

- Tài chính: Ngân sách nhà nước trống rỗng. (0,25 điểm)

ĐỀ SỐ 4

Phần I. Trắc nghiệm 

Câu 1. Khoanh vào chữ cái in hoa đầu ý có đáp án đúng.

1. Con đường cứu nước đúng đắn Nguyễn Ái Quốc tìm thấy cho dân tộc Việt Nam là:

A. Con đường cách mạng bạo lực.

B. Con đường cách mạng tư sản.

C. Con đường cách mạng vô sản.

D. Con đường cách mạng giải phóng dân tộc.

2. Việc làm nào thể hiện chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân?

A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

B. Chia ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ

C. Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ.

D. Tất cả đều đúng.

3. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 có hạn chế gì?

A. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại.

B. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi.

C. Nội bộ những người cộng sản Việt Nam chia rẽ, cản trở sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

D. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng.

4. Lệnh Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 được ban bố khi "Nhật nổ súng tấn công Pháp ở Lạng Sơn"

A. Đúng

B. Sai.

Câu 2.  Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho đúng.

Cột A

Nối

Cột B

1. Mục đích của việc kí Hiệp định Sơ bộ giữa ta với Pháp ngày 6-3-1946

1 →

A. Mượn tay Pháp, đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, ta loại được một kẻ thù.

2. Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947 Pháp tăng cường thực hiện chính sách này.

2 →

B. 7-1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.

3. Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) sau sự kiện.

3 →

C. Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

4. Tổ chức cách mạng hoạt động rất tích cực, chi phối mạnh mẽ sự phát triển của phong trào công nhân trong nước là...

4 →

D. Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu

   

E. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Phần II. Tự luận 

Câu 3. 

- Đảng cộng sản Việt Nam thành lập thời gian nào? Ở đâu?

- Việc Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

Câu 4. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 diễn ra trong khoảng thời gian nào? Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam và thế giới?

Câu 5. Trình bày ngắn gọn diễn biến, kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (ngày 1 - 5 - 1952) đã tổng kết, biểu dương thành tích thi đua yêu nước và đã chọn được:

A. 5 anh hùng.

B. 6 anh hùng.

C. 7 anh hùng.

D. 8 anh hùng.

Câu 2. hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về Đông Dương họp vào:

A. 5 - 5 - 1954.

B. 6 - 5 - 1954.

C. 7 - 5 - 1954.

D. 8 - 5 -1954.

Câu 3. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí Hiệp định Giow-ne-vơ ngày:

A. 20 - 7 - 1954.

B. 21 - 7 -1954.

C. 22-7 - 1954.

D. 23 - 7 - 1954.

Câu 4. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất tổng tuyển cử tự do vào:

A. Tháng 7 - 1956

B. Tháng 8 - 1956

C. Tháng 9 - 1956

D. Tháng 10 - 1956

Câu 5. Từ năm 1958, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam diễn ra dưới hình thức:

A. Biểu tình.

B. Đấu tranh chính trị.

C. Đấu tranh vù trang.

D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

Câu 6. Mĩ – Diệm thực hiện “đạo luật 10-59” vào:

A. Tháng 4 - 1959.

B. Tháng 5 - 1959.

C. Tháng 10 - 1959.

D. Tháng I I - 1959.

Câu 7. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là:

A. Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

B. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

C. Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yểu, kết hợp với lực lượng vũ trang.

D. Đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Câu 8. Có Nghị quyết Trung ương Đảng 15 soi sáng, nhân dân Trà Bồng – Quảng Ngãi đã nổi dậy vào:

A. Tháng 5 - 1959.

B. Tháng 6 - 1959.

C. Tháng 7 - 1959.

D. Tháng 8 - 1959

Câu 9. Phong trào “Đồng khởi”, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, bắt đầu vào:

A. Ngày 17 - 1 - 1960.

B. Ngày 17 - 2 - 1960.

C. Ngày 17 - 3 - 1960.

D. Ngày 17 - 4 - 1960.

Câu 10. “Đồng khởi” thắng lợi, đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng:

A. Sang thế phòng ngự chiến lược.

B. Sang thế phản công chiến lược.

C. Từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

D. Từ phòng ngự sang bạo động vũ trang.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1 - C

2 - D

3 - B

4 - A

5 - D

6 - B

7 - C

8 - D

9 - A

10 - C

11 - D

12 - C

13 - B

14 - A

15 - D

16 - A

17 - D

18 - D

19 - B

20 - B

21 - C

22 - C

23 - B

24 - C

25 - A

26 - C

27 - B

28 - D

29 - C

30 – A

31 - B

32 - D

33 - C

34 - D

35 - C

36 - A

37 - B

38 - C

39 - C

40 - D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Thiếp. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF