Tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Đại Phúc được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.
TRƯỜNG THCS ĐẠI PHÚC |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM HỌC 2021 – 2022 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 ?
A. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam
B. Triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản
C. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất
D. Soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt để Hội nghị thông qua
Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nào quyết định thành công của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu năm 1930 ?
A. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản có mâu thuẫn về hệ tư tưởng.
B. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản đều tuân theo điều lệ quốc tế vô sản.
C. Do được sự quan tâm của quốc tế cộng sản và uy tín cao của Nguyễn Ái Quốc.
D. Đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 3: Ai là tác giả của Luận cương chính trị (10 – 1930) ?
A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Nguyễn Văn Cừ.
C. Trần Phú.
D. Lê Hồng Phong.
Câu 4: Ngày 19-8-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì ở Hà Nội?
A. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi
B. Việt Minh rải truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa
C. Việt Minh tổ chức buổi diễn thuyết công khai ở thành phố
D. Cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội ở quảng trường Ba Đình
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Việt Nam ?
A. Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa
B. Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc- kỉ nguyên độc lập, tự do
C. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
D. Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta ?
A. Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi
B. Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển
C. Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân
D. Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ 1930 – 1945.
Câu 7: Cho bảng dữ liệu sau:
Thời gian |
Sự kiện |
A. 19 – 8- 1945 |
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập |
B. 23 – 8- 1945 |
2. Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn |
C. 2 – 9 – 1945 |
3. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội |
D. 25 – 8 – 1945 |
4. Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế |
Hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian với sự kiện
A. A-3; B-4; C-1; D-2
B. A-1; B-2; C-3; D-4
C. A-2; B-1; C-3; D-4
D. A-4; B-3; C-2; D-1
Câu 8: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào ?
A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
C. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
D. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
Câu 9: Vì sao trong những năm 1965 – 1968 Mĩ lại triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam?
A. Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”
B. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
C. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”
D. Do tác động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Câu 10: Chiến thắng nào đã chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”?
A. Núi Thành (1965)
B. Hai mùa khô 1965- 1966 và 1966- 1967
C. Vạn Tường (1966)
D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 196
Câu 11: Hãy điền những con số vào chỗ trống.
Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37 trong tổng số …. tỉnh, ….trong số 6 đô thị lớn, …. trong số ….. quận lỵ, ở hầu khắp các “ấp chiến lược”, các vùng nông thôn.
A. 44, 4, 64, 242
B. 242, 4, 64, 44
C. 4, 64, 44, 242
D. 44, 4, 64, 242
Câu 12: Chiến dịch mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là
A. Tây Nguyên
B. Sài Gòn- Gia Định
C. Quảng Trị
D. Huế – Đà Nẵng
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13 (2,5 điểm) Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) ?
Câu 14 (2,0 điểm) Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ?
Câu 15 (1,5 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) ?
Câu 16 (1,0 điểm) Nhận xét vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ?
ĐÁP ÁN
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
A |
D |
C |
A |
C |
B |
A |
B |
B |
C |
A |
D |
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13
* Chủ quan:
– Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo.
– Nhân dân giầu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
– Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.
* Khách quan:
– Sự đoàn kết giúp đỡ nhau của 3 dân tộc Đông Dương
– Sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.
Câu 14
* Về chính trị:
– Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào, kết hợp cùng bọn phản động tay sai âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai.
– Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh kéo vào dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.
* Về kinh tế:
– Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
– Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
* Văn hóa, xã hội:
Hơn 90 % dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
Câu 15
– Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn,
sáng tạo.
– Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
– Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.
– Sự đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc ở Đông Dương ; sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Câu 16
– Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc
– Người chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho cán bộ của Hội, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về trong nước.
– Nguyễn Ái Quốc là người thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng mạng Việt Nam.
ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9 TRƯỜNG THCS ĐẠI PHÚC - ĐỀ 02
Câu 1. Quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội vào ngày nào?
A. Ngày 10/10/1954.
B. Ngày 10/10/1955.
C. Ngày 11/10/1954.
D. Ngày 11/10/1955.
Câu 2. Khi quân Pháp rút khỏi nước ta, điều khoản nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được thực hiện?
A. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc.
B. Để lại quân đội ở miền Nam.
C. Để lại cố vấn quân sự khoác áo dân sự.
D. Bồi thường chiến tranh.
Câu 3. Sau khi Pháp rút khỏi nước ta, Mỹ có hành động gì?
A. Mỹ liền nhảy vào và đưa bọn tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm quyền ở miền Nam Việt Nam.
B. Trực tiếp đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam thay quân Pháp.
C. Biến miền Nam Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Mỹ.
D. Biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang lan xuống ở Đông Nam Á.
Câu 4. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có việc làm gì để đáp ứng quyền lợi kinh tế của nông dân miền Bắc?
A. Cải cách ruộng đất.
B. Đưa nông dân vào hợp tác xã.
C. Tặng tiền thưởng cho nông dân.
D. Khuyến khích nhân dân sản xuất.
Câu 5. Cách mạng miền Nam trong những ngày đầu năm 1954 chuyển sang hình thức đấu tranh nào?
A. Đấu tranh chính trị chống Mỹ-Diệm.
B. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Đấu tranh ngoại giao.
Câu 6. Nội dung nào không phải là mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu chống Mỹ-Diệm?
A. Đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. Bảo vệ hòa bình.
C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
D. Lật đổ chính quyền Mỹ-Diệm.
Câu 7. Tháng 8/1954, ở Sài Gòn-Chợ Lớn diễn ra phong trào đấu tranh nào của nhân dân miền Nam?
A. Phong trào hòa bình.
B. Phong trào tố cộng diệt cộng.
C. Phong trào chống trưng cầu dân ý.
D. Phong trào chống bầu cử quốc hội.
Câu 8. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ra đời sau
A. sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
B. thắng lợi trong phong trào “Đồng khởi” của quân và dân ta ở miền Nam Việt Nam.
C. sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Câu 9. Cùng với thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mỹ còn mở rộng chiến tranh ở đâu?
A. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. Lào.
C. Cam-pu-chia.
D. Toàn Đông Dương.
Câu 10. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh
A. thực dân kiểu cũ.
B. thực dân kiểu mới.
C. ngoại giao.
D. kinh tế.
Câu 11. Những lực lượng nào tham gia chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ?
A. Quân Mỹ.
B. Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân Mỹ, quân Anh.
D. Quân Mỹ, quân Pháp.
Câu 12. Ưu thế về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ là gì?
A. Nhiều máy bay.
B. Nhiều xe tăng.
C. Quân số đông, vũ khí hiện đại.
D. Thực hiện nhiều chiến thuật mới.
Câu 13. Thắng lợi mở đầu của quân dân ta chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là trận nào?
A. Ấp Bắc.
B. Vạn Tường.
C. Bình Giã.
D. Đồng Xoài.
Câu 14. Trận Vạn Tường có ý nghĩa lịch sử là
A. tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
B. buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược khác.
C. đánh bại Mỹ về quân sự.
D. được coi là Ấp Bắc đối với Mỹ, mở đầu cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
Câu 15. Trận Vạn Tường thể hiện khả năng nào của quân ta?
A. Không thể đánh thắng Mỹ bằng quân sự.
B. Chiến thắng quân Mỹ về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
C. Chiến thắng Mỹ trên mặt trận chính trị.
D. Chiến thắng Mỹ trên mặt trận ngoại giao.
Câu 16. Sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, tình hình miền Nam như thế nào?
A. Quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ rút khỏi nước ta, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng.
B. Quân Mỹ vẫn còn ở lại miền Nam.
C. Quân các nước trung lập tiến vào nước ta.
D. Chính quyền Sài Gòn sụp đổ.’
Câu 17. Sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, nhiệm vụ quan trọng nhất của miền Bắc là gì?
A. Khắc phục hậu quả chiến tranh.
B. Khôi phục và phát triển kinh tế.
C. Tiếp tục chi viện cho miền Nam.
D. Đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 18. Những biểu hiện nào chứng tỏ sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ tiếp tục dính líu vào cuộc chiến tranh ở miền Nam?
A. Giữ lại cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân sự.
B. Tiếp tục để lại lực lượng quân đội ở miền Nam.
C. Dùng thủ đoạn ngoại giao để cô lập ta.
D. Dùng thủ đoạn chính trị để lừa bịp ta.
Sau Hiệp định Pa-ri 1973, Mỹ và chính quyền Sài Gòn liên tục vi phạm Hiệp định, đặc biệt, Mỹ vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn cho chính quyền Sài Gòn, lập Bộ chỉ huy quân sự và tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn để chống lại quân dân ta, âm mưu của Mỹ là tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đang thực hiện trước đó.
Câu 19. Nội dung nào không phải là hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri năm 1973 của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?
A. Tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ.
B. Mở các cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng giải phóng.
C. Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. Chuẩn bị thay thế Tổng thống chính quyền Sài Gòn.
Câu 20. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là
A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Chuyển cách mạng nước ta sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Chuyển sang giai đoạn đấu tranh hòa bình để thống nhất đất nước.
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9 TRƯỜNG THCS ĐẠI PHÚC - ĐỀ 03
Câu 1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (đầu năm 1959) của Đảng đã có chủ trương quan trọng gì đối với cách mạng miền Nam?
A. Xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
B. Dùng đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa để đánh Mỹ-Diệm.
D. Tiếp tục đấu tranh chính trị hòa bình.
Câu 2. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 15 (đầu năm 1959) của Đảng đã đề ra con đường đấu tranh của nhân dân miền Nam là
A. đấu tranh chính trị.
B. đấu tranh vũ trang.
C. đấu tranh nghị trường.
D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Câu 3. Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)?
A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam.
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
C. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Buộc Mỹ phải rút quân về nước.
Câu 4. Âm mưu của Mỹ trong việc can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương (1951-1953) là gì?
A. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại ba nước Đông Dương.
B. Ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản.
C. Thúc đẩy tự do, dân chủ ở Đông Nam Á.
D. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương.
Câu 5. Trong thời kỳ 1954-1975, phong trào nào đánh dấu bước chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. Phong trào “Phá ấp chiến lược”.
B. Phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”.
C. Phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
D. Phong trào “Đồng khởi”.
Câu 6. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng.
B. Cách mạng miền Nam đang đứng trước những khó khăn.
C. Cách mạng miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mỹ.
D. Cách mạng miền Nam gặp khó khăn, cách mạng miền Bắc thành công.
Câu 7. Khi quân Pháp rút khỏi nước ta, điều khoản nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được thực hiện?
A. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc.
B. Để lại quân đội ở miền Nam.
C. Để lại cố vấn quân sự khoác áo dân sự.
D. Bồi thường chiến tranh.
Câu 8. Căn cứ vào đâu ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968?
A. Quân Mỹ suy yếu, có nguy cơ tan rã.
B. Ta nhận định tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho ta, lợi dụng mâu thuẫn ở Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống (1968).
C. Sự giúp đỡ về vật chất, phương tiện chiến tranh của Trung Quốc, Liên Xô.
D. Quân đội Trung Quốc sang giúp ta đánh Mỹ.
Câu 9. Trọng tâm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 là ở địa bàn nào?
A. Rừng núi.
B. Nông thôn.
C. Các đô thị.
D. Ven biển.
Câu 10. Ý nghĩa nào không phải của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968?
A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ.
B. Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Tạo ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
D. Buộc Mỹ phải rút quân về nước.
Câu 11. Mỹ dựng lên sự kiện nào để lấy cớ đánh phá miền Bắc bằng không quân, hải quân lần thứ nhất?
A. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
B. Sự kiện Vạn Tường.
C. Xuân Mậu Thân năm 1968.
D. Quân ta tiến công đến tận các vị trí đầu não của địch.
Câu 12. Nội dung nào không phải là âm mưu của Mỹ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc?
A. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C. Làm lung lay ý chí chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
D. Xâm lược và đặt ách thống trị miền Bắc.
Câu 13. Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là do
A. Thất bại ở trận Vạn Tường.
B. Thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 của quân ta.
C. Thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
D. Thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968).
Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm rút bớt quân Mỹ trên chiến trường, giảm thiểu sự tổn thất nhân sự trong quân đội Mỹ, dùng người Việt đánh người Việt, thay đổi màu da xác chết.
Câu 14. Ưu thế về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ là gì?
A. Nhiều máy bay.
B. Nhiều xe tăng.
C. Quân số đông, vũ khí hiện đại.
D. Thực hiện nhiều chiến thuật mới.
Câu 15. Đầu năm 1975, quân ta giành chiến thắng vang dội ở đâu?
A. Quảng Trị.
B. Tây Nguyên.
C. Phước Long.
D. Tây Ninh.
Câu 16. Kế hoạch giải phóng miền Nam được Đảng đề ra trong Hội nghị nào?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (cuối năm 1973).
B. Hội nghị Bộ Chính trj Trung ương Đảng (cuối năm 1974 đầu năm 1975).
C. Hội nghị Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam.
D. Hội nghị cao cấp 3 nước Việt Nam – Lào - Cam-pu-chia.
Câu 17. Trận then chốt mở màn chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A. Plây-ku.
B. Buôn Ma Thuột.
C. Kon Tum.
D. Đắk Lắk.
Câu 18. Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?
A. Phước Long.
B. Tây Nguyên.
C. Huế - Đà Nẵng.
D. Quảng Trị.
Thắng lợi to lớn của Chiến dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược có lợi cho ta, còn địch bị suy sụp và tan rã về chiến lược, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường. Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam để quân và dân ta tiếp tục thực hiện các đòn tiến công quân sự lớn, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Câu 19. Cách đánh của ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh là
A. Tiến đánh từ ngoài vào trong.
B. Vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm thành phố.
C. Đánh từ bên trong ra.
D. Kêu gọi binh lính đầu hàng, đàm phán với chính quyền Sài Gòn.
Câu 20. Sau Đại thắng Xuân 1975, miền Bắc còn phải thực hiện nhiệm vụ quốc tế
A. Đối với Lào và Cam-pu-chia.
B. Đối với Trung Quốc.
C. Đối với Cu-ba.
D. Các nước Đông Nam Á.
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9 TRƯỜNG THCS ĐẠI PHÚC - ĐỀ 04
Câu 1. Sai lầm nghiêm trọng của công cuộc cải cách ruộng đất (1954-1957) là
A. quy nhầm cán bộ đảng viên thành địa chủ.
B. phát động quần chúng cải cách ruộng đất.
C. thực hiện “người cày có ruộng”, giảm tô, giảm thuế.
D. đấu tố tràn lan, quy nhầm thành phần địa chủ.
Trong cuộc cải cách ruộng đất (1954-1957), ta triệt để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng nhằm chia ruộng đất cho nông dân, trừng trị địa chủ tàn ác có tội với nhân dân, tuy nhiên trong quá trình đấu tố do thiếu kiểm soát, ta đấu tố tràn lan và quy nhầm không ít thành phần người có công với cách mạng, thậm chí là cán bộ, đảng viên trở thành địa chủ.
Câu 2. Thắng lợi nào chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?
A. Chiến thắng Bình Giã.
B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Chiến thắng Vạn Tường.
D. Chiến thắng Đồng Xoài.
Câu 3. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã có quyết định gì đối với cách mạng miền Nam?
A. Để nhân dân miền Nam đấu tranh bằng con đường chính trị.
B. Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực giành chính quyền.
C. Để nhân dân miền Nam đấu tranh bằng con đường vũ trang.
D. Để nhân dân miền Nam đấu tranh bằng con đường ngoại giao.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, ta chủ trương để miền Nam đấu tranh chính trị, yêu cầu Pháp thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền, tuy nhiên do sự can thiệp của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm được lập lên, tiến hành đạo luật 10/59 tàn sát những người chiến sĩ cộng sản, làm cho cách mạng miền Nam tổn thất nặng nề, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15, Đảng ta quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
Câu 4. Chiến thắng nào của quân và dân ta đánh dấu sự phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam?
A. Ba Gia.
B. An Lão.
C. Ấp Bắc.
D. Bình Giã.
Câu 5. Chính sách nào của Mỹ-Diệm gây khó khăn đối với cách mạng miền Nam từ năm 1954-1959?
A. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống.
B. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam.
C. Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra “luật 10-59”, công khai chém giết.
D. Thực hiện chính sách “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”.
Nhằm ngăn chặn và tiêu diệt những người cộng sản, ngày 6/5/1959, Việt Nam Cộng Hòa ban hành luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, chúng mang máy chém đi khắp miền Nam với khẩu hiệu giết nhầm còn hơn bỏ sót, tàn sát những người cộng sản, gây ra thiệt hại nặng nề cho cách mạng miền Nam.
Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là gì?
A. Đưa nhân dân lên làm chủ ở nhiều thôn, xã ở miền Nam.
B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam.
C. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
D. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công.
Câu 7. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành chủ yếu bằng lực lượng
A. Quân đội Sài Gòn.
B. Quân đội Sài Gòn, cố vấn Mỹ.
C. Quân đội Sài Gòn, quân đồng minh của Mỹ, cố vấn Mỹ.
D. Quân đội Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.
Câu 8. Thắng lợi nào của ta đã buộc Mỹ chấp nhận đến đàm phán ở Pa-ri để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
A. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
B. Hai mùa khô (1965-1966) và (1966-1967).
C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
D. Ấp Bắc (Mỹ Tho).
Câu 9. Chiến thắng Vạn Tường được xem là sự kiện mở đầu cao trào
A. “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
B. “Noi gương Vạn Tường, giết giặc lập công”.
C. “Tìm Mỹ mà diệt, lùng ngụy mà đánh”.
D. “Lùng Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”.
Câu 10. Điểm khác nhau cơ bản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. Sử dụng cố vấn Mỹ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ.
C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
D. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm mở rộng chiến tranh trên toàn Đông Dương.
Câu 11. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), thắng lợi nào của ta buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược?
A. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
B. Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho).
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).
D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 12. Âm mưu cơ bản của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
A. Rút dân quân Mỹ về nước.
B. Tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mỹ.
C. Đề cao học thuyết Ních-xơn.
D. “Dùng người Việt đánh người Việt, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ chuyển sang chiến lược chiến tranh mới “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương để hạn chế tổn thất nhân sự cho Mỹ, đẩy tổn thất về chính dân tộc Việt Nam và người Đông Dương.
Câu 13. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn là
A. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng.
B. Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
C. Huế-Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh.
D. Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, Huế-Đà Nẵng.
Câu 14. Sự kiện lịch sử diễn ra lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 là
A. quân ta nổ súng bắt đầu mở chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức.
C. xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập.
D. lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
Câu 15. Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là
A. Cà Mau.
B. Rạch Giá.
C. Châu Đốc.
D. Bạc Liêu.
Câu 16. Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri năm 1973 của chính quyền Sài Gòn là
A. Củng cố niềm tin cho binh lính Sài Gòn.
B. Hỗ trợ cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào.
C. Thực hiện chiến lược phòng ngự “quét và giữ”.
D. Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Ních-xơn.
Sau Hiệp định Pa-ri 1973, chính quyền Sài Gòn liên tục có những hành động nhằm phá hoại Hiệp định như tràn ngập lãnh thổ, lấn chiếm vùng giải phóng, thực chất đây là những hành động nhằm tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ vẫn duy trì lực lượng 2 vạn cố vấn để giúp chính quyền Sài Gòn và ủng hộ từ xa với chính quyền này để chống miền Bắc.
Câu 17. Căn cứ vào đâu Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền hoàn toàn miền Nam?
A. Quân Mỹ và quân đội Sài Gòn bắt đầu suy yếu.
B. Chính quyền và quân đội Sài Gòn bắt đầu khủng hoảng và suy yếu.
C. Tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam phần nào có lợi cho cách mạng nước ta.
D. Tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, ta mạnh hơn địch cả về thế và lực.
Câu 18. Nội dung nào không phải là hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri năm 1973 của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?
A. Tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ.
B. Mở các cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng giải phóng.
C. Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. Chuẩn bị thay thế Tổng thống chính quyền Sài Gòn.
Câu 19. Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 (1973).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 24 (1975).
C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11/1975).
D. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (1976).
Câu 20. Kết quả lớn nhất của kỳ thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976) nước Việt Nam thống nhất là gì?
A. Thống nhất về mặt lãnh thổ.
B. Hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C. Bầu ra các cơ quan của quốc hội.
D. Bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp.
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9 TRƯỜNG THCS ĐẠI PHÚC - ĐỀ 05
Câu 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã đề ra
A. nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền.
B. phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là đấu tranh vũ trang lật đổ ách thống trị của Mỹ-Diệm.
C. đường lối tiến hành công nghiệp hóa, điện khí hóa đất nước.
D. bbiện pháp giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội ở miền Bắc.
Câu 2. Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) là gì?
A. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền.
B. Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền.
C. Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
D. Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Câu 3. Âm mưu thâm độc nhất của Mỹ trong thựcc hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của ở miền Nam Việt Nam là gì
A. Xâm lược miền Nam Việt Nam.
B. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
C. Dồn dân lập “ấp chiến lược”, tách nhân dân ra khỏi cách mạng.
D. Tạo thế và lực cho sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn.
Câu 4. Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là
A. quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mỹ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị quân sự của Mỹ.
B. quân viễn chinh Mỹ với vũ khí, trang bị của Mỹ.
C. quân các nước đồng minh của Mỹ, sử dụng vũ khí, trang bị của Mỹ.
D. liên quân Mỹ và đồng minh, với vũ khí, trang bị của Mỹ.
Câu 5. Công cụ chiến lược của Mỹ trong âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới (1961-1965) là
A. chính quyền và quân đội Sài Gòn.
B. cố vấn Mỹ.
C. quân đội viễn chinh Mỹ.
D. quân các nước đồng minh của Mỹ.
Câu 6. Một biện pháp được Mỹ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và “quốc sách” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961-1965 là
A. lập các “khu trù mật”.
B. lập các “vành đai trắng” để dễ bề khủng bố lực lượng cách mạng.
C. dồn dân lập “ấp chiến lược”.
D. phong tỏa biên giới, vùng biên để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
Câu 7. Sai lầm nghiêm trọng của công cuộc cải cách ruộng đất (1954-1957) là
A. quy nhầm cán bộ đảng viên thành địa chủ.
B. phát động quần chúng cải cách ruộng đất.
C. thực hiện “người cày có ruộng”, giảm tô, giảm thuế.
D. đấu tố tràn lan, quy nhầm thành phần địa chủ.
Câu 8. Điểm khác nhau cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là
A. hình thức chiến tranh thực dân mới của Mỹ.
B. có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mỹ.
C. đặt dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mỹ.
D. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Câu 9. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mỹ là gì?
A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Gắn “Việt Nam hóa” với “Đông Dương hóa chiến tranh”.
C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mỹ.
D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong “chiến lược toàn cầu” của Mỹ.
Câu 10. So với các chiến lược chiến tranh trước, quy mô của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” có sự thay đổi như thế nào?
A. Chiến trường chính là miền Nam Việt Nam.
B. Mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc.
C. Mở rộng chiến tranh ra toàn chiến trường Đông Dương.
D. Lôi kéo nhiều nước tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
Câu 11. Thắng lợi nào dưới đây buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri năm 1973?
A. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Quân ta đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
Câu 12. Thắng lợi chung của ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia trên mặt trận ngoại giao trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Đông Dương hóa chiến tranh” là
A. Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm đoàn kết của nhân dân ba nước chống đế quốc Mỹ.
C. Mỹ rút hết quân về nước, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
D. Hiệp định Pa-ri được ký kết, Mỹ phải rút hết quân về nước.
Câu 13. Ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pa-ri năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là
A. đánh cho “Mỹ cút”, đánh cho “ngụy nhào”.
B. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.
C. Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam.
D. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mỹ cút”, “ngụy nhào”.
Câu 14. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), thắng lợi nào của ta buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược?
A. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
B. Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho).
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).
D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 15. “Thắng lợi đó mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại ở thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Đó là thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam?
A. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
C. Thắng lợi trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).
Câu 16. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã mở ra
A. Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. Kỷ nguyên chuyển lên chủ nghĩa cộng sản.
C. Kỷ nguyên độc lập, tự do.
D. Kỷ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền.
Câu 17. Sự kiện nào báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử?
A. Xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập (10 giờ 30 phút ngày 30/4/1975).
B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập (11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975).
C. Năm cánh quân của ta cùng tiến vào trung tâm Sài Gòn.
D. Châu Đốc là tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng.
Câu 18. Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
A. Có hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu.
B. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần căm thù giặc sâu sắc.
C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ.
D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương.
Câu 19. Nguyện vọng chính đáng nhất của nhân dân hai miền Nam – Bắc sau Đại thắng Xuân năm 1975 là gì?
A. Mong muốn đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ.
B. Mong muốn nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh.
C. Muốn mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
D. Mong muốn có một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
Câu 20. Sự kiện nào đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước sau Đại thắng Xuân năm 1975?
A. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).
D. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong toàn quốc.
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Đại Phúc. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.