YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Hiệp Hòa

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 Trường THCS Hiệp Hòa được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS HIỆP HÒA

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 6

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Tại sao nói giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến thế kỉ X là “thời Bắc thuộc”?

Câu 2. Trình bày các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta trong thời Bắc buộc?

Câu 3. Trong hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm gì?

Câu 4. Trình bày ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Câu 5.Hoàn thành bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc theo mẫu sau: 

STT

Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

1

Năm 40

 

2

Năm 248

 

3

Năm 542 - 602

 

4

Năm 722

 

5

Năm 776 - 791

 

6

Năm 938

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

* Khái niệm thời Bắc thuộc:

- Thời Bắc thuộc là một khái niệm lịch sử chỉ khoảng thời gian từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, nước ta bị Triệu Đà thôn tính và sát nhập vào nước Nam Việt.

- Từ đó nhân dân ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị cho đến khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938) mới kết thúc, tất cả tổng cộng hơn 1000 năm.

Câu 2. Các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta trong thời Bắc thuộc gồm:

- Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của các triều đại phong kiến phương Bắc, xóa tên nước ta và chia thành các quận huyện của chúng.

- Tổ chức bộ máy cai trị tàn bạo, hà khắc do người phương Bắc đứng đầu. Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt,… và bắt cống nạp những sản vật quý như ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai,…

- Cho người phương Bắc (người Hán) sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải từ bỏ những phong tục của cha ông mà tuân theo phong tục tập quán của họ, âm mưu đồng hòa dân tộc ta.

Câu 3. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên đã để lại cho chúng ta:

- Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

- Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

Câu 4.

- Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc.

- Khẳng định nền độc lập lâu dài của dân tộc.

Câu 5.

STT

Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo

1

Năm 40

Hai Bà Trưng

Trưng Trắc, Trưng Nhị

2

Năm 248

Bà Triệu

Triệu Thị Trinh

3

Năm 542 - 602

Lý Bí

Lý Bí

4

Năm 722

Mai Thúc Loan

Mai Thúc Loan

5

Năm 776 - 791

Phùng Hưng

Phùng Hưng

6

Năm 938

Bạch Đằng

Ngô Quyền

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào đáp đúng

Câu 1: Trụ sở phủ đô hộ nước ta dưới thời Đường đặt ở đâu:

A. Cửa sông Tô Lịch.

B. Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.

C. Việt Trì - Phú Thọ.

D. Tống Bình - Hà Nội.

Câu 2: Hiện nay, đền thờ Mai Hắc Đế ở

A. núi Vệ.

B. trong thung lũng Hùng Sơn.

C. Nam Đàn.

D. núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn.

Câu 3: Phùng Hưng được suy tôn là gì?

A. Bạch Đầu Đế.

B. Bố Cái Đại Vương.

C. Phùng Tiên Đế.

D. Phùng Vương.

Câu 4: Người Hán sau khi chiếm đất của người Chăm cổ đã đặt ra

A. Giao Chỉ.

B. Cửu Chân.

C. Nhật Nam.

D. huyện Tượng Lâm.

Câu 5: Một số lái buôn kiêm các nghề nào?

A. Cướp biển, buôn bán nô lệ.

B. Đánh cá, cướp biển.

C. Đánh cá, buôn bán nô lệ.

D. Khai thác thủy hải sản, cướp biển.

Câu 6: Đỉnh cao của khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc là khởi nghĩa nào?

A. Hoàng Sào.

B. Trần Thắng – Ngô Quảng.

C. Xích Mi.

D. Lục Lâm.

Câu 7: Sau khi lên thay cha, Khúc Hạo đã quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối

A. chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị nhân dân đều được yên vui.

B. chính sự cốt chuộng cứng rắn, nhân dân đều tuân theo mà đất nước được yên ổn.

C. làm theo chính sách trước kia của Khúc Thừa Dụ.

D. thi hành luật pháp nghiêm ngặt.

Câu 8: Dương Đình Nghệ quê ở

A. làng Giàng.

B. làng Đô.

C. làng Đường Lâm.

D. làng Lau.

Câu 9: Năm 937 Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để

A. Mở rộng vùng kiểm soát.

B. Chuẩn bị đánh quân xâm lược.

C. Ra gần quê.

D. Trừng trị Kiều Công Tiễn làm phản.

Câu 10: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền có điểm độc đáo là

A. Quân sĩ đông.

B. Vũ khí hiện đại.

C. Lợi dụng thủy triều lên xuống làm trận địa cọc ngầm.

D. Biết trước được kế giặc.

Phần II. Tự luận 

Câu 1: Tình hình kinh tế của Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X?

Câu 2:  Hành động và ý nghĩa việc làm của Khúc Hạo?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà hán đối với nhân dân ta là

A. Đàn áp khủng bố nhân dân ta.

B. Thuế khóa nặng nề.

C. Cống nạp sản vật quý.

D. Đồng hóa nhân dân ta.

Câu 2. Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt”. Bà là:

A. Trưng Trắc.                    

B. Trưng Nhị.

C. Triệu Thị Trinh.               

D. Bùi Thị Xuân.

Câu 3. Nối cột (A) nhân vật lịch sử với cột (B) sự kiện lịch sử cho phù hợp về các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.

Nhân vật lịch sử (A)

 

Sự kiện lịch sử (B)

1. Khúc Thừa Dụ

 

A. Kháng chiến chống quân Nam Hán (930-931)

2. Khúc Hạo

 

B. Mở đầu cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ (905)

3. Dương Đình Nghệ

 

C. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)

4. Ngô Quyền

 

D. Tiếp tục đấu tranh giành quyền tự chủ (907)

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên để lại cho chúng ta những gì?

Câu 2. Tại sao nói, trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Phần I.Trắc nghiệm 

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem bao nhiêu quân sang đàn áp khởi nghĩa của Mai Hắc Đế?

A. 1 vạn quân.

B. 5 vạn quân.

C. 10 vạn quân.

D. 15 vạn quân.

Câu 2: Quan lang là

A. chức quan đứng đầu phủ đô hộ.

B. con trai vua.

C. người đứng đầu một vùng gồm nhiều bản, làng ở miền núi.

D. người đứng đầu một châu.

Câu 3: Nét nổi bật của quốc gia Lâm Ấp đó là gì?

A. Lực lượng quân sự khá mạnh.

B. Lãnh thổ rộng lớn.

C. Đông dân.

D. Vua anh minh.

Câu 4: Nguồn sống chủ yếu của người Chăm pa là

A. đánh bắt cá.

B. nông nghiệp trồng lúa nước.

C. trông cây ăn quả.

D. trồng lúa mì.

Câu 5: Nhân dân Chăm theo tôn giáo nào?

A. đạo Phật và đạo Bà La Môn.

B. Nho giáo và đạo Bà La Môn.

C. Phật giáo và Nho giáo.

D. Đạo giáo và đạo Bà La Môn.

Câu 6: Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, người lên thay là

A. Độc Cô Tổn.

B. Khúc Hạo.

C. Cao Chính Bình.

D. Ngô Quyền.

Câu 7: Sau khi đánh thắng quân của Khúc Thừa Mĩ, nhà Nam Hán đã đặt cơ quan đô hộ ở

A. Tống Bình.

B. Thăng Long.

C. Đường Lâm.

D. Ái Châu.

Câu 8: Để chuẩn bị cho cuộc chống quân xâm lược, Ngô Quyền tấn công vào Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn nhằm mục đích gì?

A. Trừ khử kẻ thù sau lưng trước khi quân Nam Hán vào.

B. Tiêu hao quân địch.

C. Chia rẽ lực lượng.

D. Hạn chế sức mạnh kẻ thù.

Câu 9: Lúc quân Nam Hán kéo quân vào Bạch Đằng là thời điểm

A. thủy triều đang xuống.

B. thủy triều đang lên.

C. quân ta chưa đóng xong cọc ngầm.

D. quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm.

Câu 10: Những chiếc cọc gỗ ngầm của Ngô Quyền có điểm độc đáo là

A. rất to và nhọn.

B. đầu cọc gỗ được đẽo nhọn và bịt sắt.

C. được lấy từ gỗ cây lim.

D. được lấy từ gỗ cây bạch đàn.

Phần II.Tự luận

Câu 1:(2 điểm) Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng và Mai Thúc Loan?

Câu 2:(3 điểm) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. “Vua đen” là biệt hiệu nhân dân đặt cho

A. Mai Thúc Loan.    

B. Triệu Quang Phục.

C. Phùng Hưng.       

D. Khúc Thừa Dụ.

Câu 2. Dưới thời nhà Hán, đứng đầu châu và quận là những viên quan cai trị

A. Người Hán.

B. Cả người Việt và người Hán.

C. Người Việt.

D. Tùy từng nơi.

Câu 3. Vị vua đầu tiên của nước ta là ai và đặt tên nước là gì?

A. Vua An Dương Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

B. Vua An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc.

C. Vua Hùng, đặt tên nước là Văn Lang.

D. Vua Hùng, đặt tên nước là Âu Lạc.

Câu 4. Sự kiện lịch sử nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành độc lập cho Tổ quốc?

A. Chiến thắng của Khúc Thừa Dụ.

B. Chiến thắng của Hai Bà Trưng.

C. Chiến thắng chống quân xâm lược Nam Hán của Dương Đình Nghệ.

D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.

Câu 5.  Điền x vào ô trống ☐ kiến thức lịch sử chính xác.

☐ Khúc Thừa Dụ quê ở Thanh Hóa.

☐ Khúc Hạo được vua Đường phong cho chức Tiết độ sứ.

☐ Khúc Thừa Mĩ được vua Đường phong cho chức Tiết độ sứ.

☐ Khúc Hạo đặt lại khu vực hành chính.

☐ Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 6. Kể tên những vị anh hùng dân tộc đã giương cao ngọn cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc?

Câu 7. Những việc làm của họ Khúc sau khi giành quyền tự chủ? Những việc làm đó nhằm mục đích gì?

Câu 8. Em hãy trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Hiệp Hòa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF