YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Chu Văn An

Tải về
 
NONE

Gửi đến các bạn học sinh Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Chu Văn An được chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham gia giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN VẬT LÝ 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ SỐ 1

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1. Định luật Ôm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật nào sau đây?

A. Định luật bảo toàn điện tích.                     

B. Định luật Culông.

C. Định luật Farađây về dòng điện trong chất điện phân.

D. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Câu 2. Trong một mạch điện kín có một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có chứa điện trở RN thì:

A. suất điện động của nguồn bằng độ giảm điện thế ở mạch ngoài.

B. suất điện động của nguồn bằng độ giảm điện thế ở mạch trong.

C. suất điện động của nguồn bằng tổng độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

D. suất điện động của nguồn bằng hiệu độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

Câu 3. Các bình acquy được nắp đặt trên xe máy điện được mắc với nhau như thế nào?

A. Nối tiếp.                                                   

B. Song song.

C. Hỗn hợp đối xứng.                                   

D. Cả nối tiếp và song song với nhau.

Câu 4. Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ghép hỗn hợp đối xứng gồm có y dãy song song với nhau và mỗi dãy có x nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp là:

A. \({{E}_{b}}=x.E\]; \[{{r}_{b}}=x.r\)                            

B. \({{E}_{b}}=x.E\]; \[{{r}_{b}}=\frac{x.r}{y}\)

C. \({{E}_{b}}=y.E\]; \[{{r}_{b}}=y.r\)                            

D. \({{E}_{b}}=x.E\]; \[{{r}_{b}}=\frac{y.r}{x}\)

Câu 5. Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn gồm 6 ắcquy giống nhau mắc như hình vẽ 1. Biết mỗi ắcquy có suất điện động E = 2V và điện trở trong r = 1Ω:    

A. 12V; 3Ω.                          

B. 6V; 3Ω.                                                  

C. 12V; 1,5Ω.                        

D. 6V; 1,5Ω.

Câu 6. Cho đoạn mạch như hình vẽ 2. Biết E = 9 V; r = 0,5 Ω; R = 4,5 Ω và I = 1,2 A. Giá trị của UAB là:

A. 7,5 V.                              

B. 5 V.             

C. 3 V.                       

D. 6 V.

Câu 7. Hạt tải điện trong kim loại là:

A. Ion dương.

B. Các electron tự do.

C. Ion âm.

D. Cả Ion dương, Ion âm và electron tự do.

Câu 8. Cho các kim loại sau: Cu, Ag, Al, Fe. Hỏi kim loại nào dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại đã cho?

A. Ag                         

B. Al                          

C. Cu                          

D. Fe

Câu 9. Chọn câu đúng?

A. Cặp nhiệt điện là hai dây kim loại khác bản chất, hai đầu hàn vào nhau.

B. Cặp nhiệt điện là hai dây kim loại cùng bản chất, hai đầu hàn vào nhau.

C. Cặp nhiệt điện là hai dây cách điện khác bản chất, hai đầu hàn vào nhau.

D. Cặp nhiệt điện gồm một dây kim loại và một dây cách điện, hai đầu hàn vào nhau.

Câu 10. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của

A. Các ion âm trong dung dịch.

B. Các ion dương trog dung dịch.

C. Các ion dương và ion âm chuyển động theo chiều của điện trường trong dung dịch.

D. Các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch.

Câu 11. Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực bằng Ag là

A. anôt bị ăn mòn.

B. catôt bị ăn mòn.

C. Ag chạy từ anôt sang catôt.

D. không có thay đổi gì ở bình điện phân.

Câu 12. Khối lượng chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân được xác định theo biểu thức

A. \(m=\frac{1}{F}.\frac{A}{n}.\frac{I}{t}\)

B. \(m=\frac{1}{F}.\frac{A}{n}.It\)

C. \(m=F.\frac{A}{n}.\frac{I}{t}\)

D. \(m=\frac{1}{F}.\frac{n}{A}.It\)

Phần 2. Tự luận

Bài 1. Một bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 có anốt làm bằng đồng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động E = 9 V, điện trở trong r = 1 W. Biết bình điện phân có điện trở là Rp = 8 W, F = 96500 C/mol, ACu = 64, nCu = 2. Xác định khối lượng Cu bám vào catốt sau khoảng thời gian là 5 giờ. 

Bài 2 (2,5 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ 3. Biết các nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động E = 3 V, điện trở trong 1 Ω; điện trở R = 2 Ω và bóng đèn có ghi 9 V – 9 W.

a. Xác định suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.

b. Xác định cường độ dòng điện chạy trong mạch cho rằng điện trở của đèn trong trường hợp này không thay đổi theo nhiệt độ.

c. Bóng đèn có sáng bình thường không? Vì sao?

Bài 3 (2,5 điểm). Cho mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và biến trở Rb được mắc với nhau như hình vẽ 4. Biết khi Rb = 8 Ω thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I = 1 A; khi Rb = 3,5 Ω thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I = 2 A.

a. Tính suất điện động E và điện trở trong r của nguồn.

b. Xác định Rđể công suất tiêu thụ mạch ngoài đạt giá trị cực đại và tính công suất cực đại của mạch ngoài khi đó.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần 1. Trắc nghiệm 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

C

A

B

D

C

B

A

A

D

C

B

Bài 1:

- Theo định luật Ôm đối với toàn mạch có: \(I=\frac{E}{{{R}_{b}}+r}\)

- Thay số:  \(I=\frac{9}{8+1}=1\)  (A)

- Theo định luật Farađây thứ hai có: \(m=\frac{1}{F}.\frac{A}{n}.It\)

- Thay số: \(m=\frac{1}{96500}.\frac{64}{2}.1.5.3600\simeq 5,97(g)\)

Bài 2:

a) Eb = 5E = 15 (V)

rb = 4r = 4 (Ω)

b) \({{R}_{}}=\frac{U_{m}^{2}}{{{P}_{m}}}=9\) (Ω)

RN = R + RĐ = 11 (Ω)

- Theo định luật Ôm đối với toàn mạch có:

\(I=\frac{{{E}_{b}}}{{{R}_{N}}+{{r}_{b}}}=\frac{15}{11+4}=1\) (A)

c) \({{I}_{m}}=\frac{{{P}_{m}}}{{{U}_{m}}}=1\) (A)

→ I = IđmĐ = 1 (A) → Đèn sáng bình thường

Bài 3:

a)   \(I.{{R}_{b}}=E-I.r\Rightarrow \left\{ _{2.3,5=E-2.r}^{1.8=E-1.r} \right.\)

E  = 9 (V); r = 1 (Ω)

b) Công suất tiêu thụ mạch ngoài là:

\({{P}_{N}}={{I}^{2}}.{{R}_{b}}={{\left( \frac{E}{{{R}_{b}}+r} \right)}^{2}}.{{R}_{b}}=\frac{{{E}^{2}}}{\frac{1}{{{R}_{b}}}.{{({{R}_{b}}+r)}^{2}}}\)

\(\Rightarrow {{P}_{N}}=\frac{{{E}^{2}}}{{{\left( \sqrt{{{R}_{b}}}+\frac{r}{\sqrt{{{R}_{b}}}} \right)}^{2}}}\le \frac{{{E}^{2}}}{4r}=20,25(W)\)

(theo bất đẳng thức côsy 2 số ta có: \(\left( \sqrt{{{R}_{b}}}+\frac{r}{\sqrt{{{R}_{b}}}}\ge 2\sqrt{r} \right)\))

Kết luận: PN(max) = 20,25 (W) \(\Leftrightarrow {{R}_{b}}=r=1(\Omega )\)

ĐỀ SỐ 2

Câu 1.  Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 1(Ω) mắc nối tiếp với điện trở R2 = 3(Ω), điện trở toàn mạch là:

A.  RTM = 3 (Ω).               

B.  RTM = 1(Ω).             

C. RTM = 2 (Ω).                 

D.  RTM = 4 (Ω).         

Câu 2.  Một điện tích điểm  q=10-4C đặt tại một điểm A trong điện trường có cường độ điện trường E=1000V/m chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn:

A. F=0,2N                        

B.  F=0,1N                    

C. F=0,3N                                     

D. F=0,4N

Câu 3. Chất khí không dẫn điện vì:

A. có nhiều ion dương và ion âm.

B. có nhiều electron tự do và lỗ trống.                                                            

C. Các phân tử khí ở trạng thái trung hoà điện, trong chất khí không có hạt tải điện.

D. có nhiều electron tự do.                                                                                  

Câu 4.  Công suất của nguồn điện được đo bằng đơn vị nào sau đây:

A.  Oát (W)                       

B.  Culông (C)              

C.  Jun (J)                     

D.  Niutơn (N)   

Câu 5. Hạt  tải điện cơ bản trong chất khí khi có tác nhân iôn hoá là:

A.  các electron tự do.                                                                                           

B. các ion dương và ion âm.

C.  các electron tự do và các lỗ trống.

D. các ion dương, ion âm và electron tự do.

Câu 6.  Công của lực điện trường làm điện tích q=2.10-4C dịch chuyển giữa hai điểm có hiệu điện thế U=1000V là:

A.  A= 0,5J                         B. A=2J                         C.  A=0,2J                      D.  A=1J

Câu 7. Một tụ điện có điện dung C. Khi đặt vào hai bản tụ điện một hiệu điện thế U thì điện tích của tụ điện là:

A. Q=C/U                          B. Q=1/2CU2                       C. Q=U/C                          D. Q=CU                           

Câu 8. Trong điện trường đều có cường độ điện trường E, gọi d là khoảng cách giữa hai hình chiếu của các điểm M,N trên một đường sức. Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là:

A.  U = Ed.                        B.  U = \(\frac{d}{E}\)                      C. U = \(\frac{E}{d}\).                          D. U = Ed2 .               

Câu 9. Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra một điện trường có cường độ E=30000V/m tại điểm M cách điện tích một khoảng r=30cm. Độ lớn điện tích Q là

A. 3.10-5C                         B. 3.10-7C                        C. 3.10-6C                      D. 3.10-8C

Câu 10. Trong hệ SI, đơn vị của cường độ điện trường là:

A. Vôn trên culông ( V/C)                                       B. Vôn (V)  

C. Niuton trên mét (N/m)                                         D. Vôn trên mét (V/m).

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

C

A

D

C

D

A

B

D

C

B

C

A

A

D

B

D

D

A

I. TỰ LUẬN

Câu 1:   

a) Viết đúng định luật cu lông.

Thay số đúng ,tính toán ra kết quả  F=7,2.10-4 N.

b) vẽ hình biểu diễn đuợc

Tính đúng E1=144000V/m

E2=72000V/m

EM=E1-E2=72000V/m

Câu 2:  a) Học sinh tính đúng RN=4(Ω)

I=2A

b) Học sinh chuyển đúng mạch ((R4// R2)ntR1)//R3

Tính được điện trở mạch ngoài: RN= 2(Ω)

Cường độ dòng điện chay qua mạch chính: I=3A

Cường độ dòng điện chạy qua R4:  I4=0,75A

Số chỉ Ampekế IA= I-I4=2,25A  

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi

A. độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.         

B. diện tích của mặt chân đế.

C. độ cao của trọng tâm.                                                        

D. giá của trọng lực.

Câu 2: Tại hai điểm A và B có hai điện tích qA, qB. Tại điểm M nằm trên đường thẳng AB và nằm ngoài AB, một electron được thả không vận tốc ban đầu thì electron di chuyển ra xa các điện tích. Trường hợp nào sau đây không thể xảy ra

A. qA>0, qB>0.                    

B. \(\left| {{q_A}} \right| = \left| {{q_B}} \right|\)

C. qA>0, qB<0.                

D. qA<0, qB>0.

Câu 3: Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt tại hai điểm cố định A và B; tại điểm M trên đường thẳng nối AB và ở gần A hơn B người ta thấy điện trường tại đó có cường độ bằng không. Kết luận đúng về q1 , q2

A. q1 và q2 trái dấu, |q1| < |q2|                                      

B. q1 và q2 trái dấu, |q1| > |q2|

C. q1 và q2 cùng dấu, |q1| < |q2|                                    

D. q1 và q2 cùng dấu, |q1| > |q2|

Câu 4: Hai quả cầu nhỏ điện tích 10-7C và 4.10-7C tác dụng nhau một lực 0,1N trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là

A. 3cm                                 

B. 4cm                            

C. 6cm                            

D. 5cm

Câu 5: Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM

A. UMN = UNM.                    

B. UMN = - UNM.             

C. UMN = \(\frac{1}{{{{\rm{U}}_{{\rm{NM}}}}}}\)

D. UMN = \( - \frac{1}{{{{\rm{U}}_{{\rm{NM}}}}}}\)

Câu 6: Một tụ điện phẳng có điện môi là không khí có điện dung là 2μF, khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm. Biết điện trường giới hạn đối với không khí là 3.106V/m. Hiệu điện thế và điện tích cực đại của tụ là

A. 6000V/ 9mC                   

B. 1500V; 3mC              

C. 3000V; 6mC              

D. 4500V; 9mC

Câu 7: Hai điện tích điểm đẩy nhau bằng một lực F0  khi đặt cách nhau một khoảng r. Khi đưa lại gần  chỉ còn cách nhau 0,25r thì lực tương tác giữa chúng bây giờ là

A. 4F0.                                

B. 0,5F0                          

C. 2F0                           

D. 16F0

Câu 8: Đơn vị cường độ điện trường là

A. Vôn(V)                            B. Culông(C)                   C. V.m                             D. V/m

Câu 9: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?

A. Có dạng hình học xác định.                                     B. Có cấu trúc tinh thể.

C. Có tính dị hướng.                                                    D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 10: Hai phòng kín có thể tích bằng nhau thông với nhau bằng một cửa mở. Nhiệt độ không khí trong hai phòng khác nhau thì số phân tử trong mỗi phòng so với nhau là

A. Bằng nhau                                                                B. Ở phòng nóng nhiều hơn

C. Ở phòng lạnh nhiều hơn                                          D. tùy kích thước của cửa

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

A

11

C

21

B

31

A

2

A

12

A

22

A

32

C

3

C

13

D

23

A

33

B

4

C

14

D

24

B

34

D

5

B

15

C

25

B

35

B

6

C

16

B

26

C

36

B

7

D

17

A

27

D

37

A

8

D

18

C

28

C

38

B

9

D

19

D

29

A

39

B

10

C

20

A

30

D

40

D

 

ĐỀ SỐ 4

A/ TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài UN phụ thuộc như thế nào vào điện trở RN của mạch ngoài?

A. UN lúc đầu giảm, sau đó tăng dần khi RN tăng dần từ 0 tới vô cùng.

B. UN  tăng khi RN giảm.

C. UN không phụ thuộc vào RN.

D. UN tăng khi RN tăng.

Câu 2: Trong không khí, ba điện tích điểm q1, q2, q3 lần lượt được đặt tại ba điểm A, B, C nằm trên cùng một đường thẳng. Biết AC = 30 cm, q1 = 4q3, lực điện do q1 và q3 tác dụng lên q2 cân bằng nhau. B cách A và C lần lượt là

A. 20 cm và 10 cm.

B. 50 cm và 20 cm.

C. 20 cm và 50 cm.

D. 10 cm và 20 cm.

Câu 3: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có anôt bằng bạc, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 5 A. Lượng bạc bám vào cực âm của bình điện phân trong 2 giờ là bao nhiêu? Biết bạc có nguyên tử khối là 108 (g/mol), hóa trị của bạc là 1.

A. 40,29 g.                          

B. 40,29.10-3 g.                 

C. 42,9 g.                          

D. 42,9.10-3 g.

Câu 4: Một êlectron di chuyển được đoạn đường 2 cm, dọc theo phương một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây?

A. – 3,2.10-16 J.

B. – 3,2.10-18 J.

C. + 3,2.10-18 J.

D. + 3,2.10-16 J.

Câu 5: Dòng điện không đổi là

A. dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.

B. dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

C. dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian.

D. dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu 6: Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng

A. trong kĩ thuật hàn điện.

B. trong điôt bán dẫn.

C. trong bugi đánh lửa.

D. trong kĩ thuật mạ điện.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đó nhận thêm êlectron.

B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đó nhận thêm các ion dương.

C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

Câu 8: Đơn vị đo công suất điện là

A. Niutơn (N).

B. Oát (W).

C. Culông  (C).

D. Jun (J).

Câu 9: Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ

A. tăng lên 9 lần.

B. tăng lên 3 lần.

C. giảm đi 3 lần.

D. giảm đi 9 lần.

Câu 10: Trong các bán dẫn, bán dẫn loại nào có mật độ êlectron tự do lớn hơn mật độ lỗ trống?

A. Bán dẫn tinh khiết.

B. Bán dẫn loại p.

C. Bán dẫn loại n.

D. Bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Một mạch điện có điện trở ngoài bằng 4 lần điện trở trong. Khi xảy ra hiện trượng đoản mạch thì tỉ số giữa cường độ dòng điện đoản mạch và cường độ dòng điện không đoản mạch là   

A. 5   

B. 4    

C. 6    

D. 8

Câu 2. Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 4 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I1=2,4A. Nếu mắc thêm một điện trở R2 = 2 nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I2=2A. Giá trị của điện trở R1 bằng    

A.5       

B.7      

C.8       

D.6

Câu 3. Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích với |q1| = |q2|, đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì chúng sẽ mang điện tích    

A. q = 2 q1                   

B. q =  q1/2                                      

C. q =  q1                              

D. q = 0

Câu 4. Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó

A. có độ lớn giảm dần theo thời gian.                     

B. có hướng như nhau tại mọi điểm.

C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm.                       

D. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.

Câu 5. Biết rằng điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1=3 đến R2=10,5 thì hiệu suất của nguồn tăng gấp 2 lần. Điện trở trong của nguồn bằng

A.6                               

B.9                           

C.7                            

D. 8

Câu 6. Ba điện tích điểm bằng nhau q < 0 đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều ABC. Điện trường tổng hợp triệt tiêu tại

A. không thể triệt tiêu.     

B. trung điểm một cạnh của tam giác.

C. một đỉnh của tam giác.

D. tâm của tam giác.

Câu 7. Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Sau một thời gian, ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì

A. Điện tích của tụ điện tăng lên bốn lần.               

B. Điện tích của tụ điện giảm đi hai lần.

C. Điện tích của tụ điện tăng lên hai lần.                

D. Điện tích của tụ điện không thay đổi.

Câu 8. Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Hãy lựa chọn phát biểu đúng?

A. C phụ thuộc vào Q và U                                     

B. C không phụ thuộc vào Q và U

C. C tỉ lệ thuận với Q                                              

D. C tỉ lệ nghịch với U

Câu 9. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 4 μC từ A đến B là 6 mJ. Khi đó UAB = ?   

A. 2,4 V   

B. - 2,4 V                          

C. -1500 V                    

D. 1500 V.

Câu 10. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch ngoài được cho bởi biểu thức nào sau đây?

A. UN = I­(RN + r)              

B. UN = \(\xi  - I.r = \) I.RN

C. UN = \(\xi  + I.r\)

D. UN = I.r

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Chu Văn An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF