YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Vĩnh Hưng

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Vĩnh Hưng do HOC247 biên soạn nhằm phục vụ cho các em học sinh lớp 8 trong quá trình ôn thi để học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học và chuẩn bị tốt cho kì thi HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS VĨNH HƯNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: LỊCH SỬ 8

Thời gian làm bài: 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?

A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

B. Anh - Đức tranh chấp quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.

C. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.

Câu 2: So với Cách mạng tháng Hai, cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 có điểm gì khác biệt?

A. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga, đứng đầu là Lênin.

B. Động lực chính của cách mạng là công nhân – nông dân – binh lính.

C. Mang tính chất của một cuộc cách mạng vô sản. 

D. Có ý nghĩa mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga.

Câu 3: Bản chất của “Chính sách kinh tế mới” (NEP) của nước Nga Xô viết là gì?

A. Thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.

B. Nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

C. Loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.

D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là 

A. tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

B. tác động của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản châu Âu.

C. mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản không được giải quyết triệt để.

D. các nước tư bản sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến “cung” vượt quá “cầu”.

Câu 5: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của “Chính sách mới” do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ?

A. Khôi phục sản xuất, đưa nước Mĩ nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.

B. Đưa nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

C. Giải quyết được nạn thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.

D. Góp phần giúp nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.

Câu 6: Điểm khởi đầu trong kế hoạch xâm lược và thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản là

A. Việt Nam.                 

B. Triều Tiên.                 

C. Mông Cổ.                   

D. Trung Quốc.

Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Á trong những năm 1919 – 1939?

A. Phong trào cách mạng lan rộng: Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á và Tây Á.

B. Giai cấp công nhân ở các nước châu Á tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.

C. Các Đảng Cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á.

D. Các phong trào đấu tranh đều thắng lợi, đưa đến sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân.

Câu 8: Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm 

A. đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.                       

B. chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh. 

C. ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan.                        

D. khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á. 

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Trình bày những nét chính về: hoàn cảnh ra đời và nội dung của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga Xô viết (1921 – 1925).

b. Theo em, trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm gì từ Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết?

Câu 2 (3,0 điểm): Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) giữa hai nhóm nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật Bản có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

1 - A

2 - C

3 - D

4 - D

5 - B

6 - D

7 - D

8 - A

 

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Hoàn cảnh ra đời và nội dung của Chính sách kinh tế mới (NEP)

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi chiến thắng thù trong giặc ngoài, năm 1921, nhân dân Nga bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn:

+ Bảy năm chiến tranh (1914 – 1920) đã tàn phá nặng nề nền kinh tế nước Nga.

+ Lực lượng phản cách mạng chống phá, xúi giục nhân dân nổi dậy chống chính quyền.

+ Nước Nga Xô viết đang ở trong tình thế bị bao vây, cô lập.

=> Sự tồn tại của nước Nga Xô viết bị đe dọa nghiêm trọng.

- Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvích đã thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lênin đề xướng.

* Nội dung:

- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực.

- Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.

- Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doạn ở Nga.

b. Bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi:

- Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

- Xác định đúng vai trò quan trọng của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa; tập trung đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp, coi nông nghiệp là một trong những mặt trận hàng đầu trong phát triển kinh tế.

Câu 2 (3,0 điểm):

* Biện pháp giải quyết khủng hoảng của Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật Bản:

- Anh, Pháp, Mĩ tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc tiến hành những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Ví dụ, nước Mĩ thực hiện Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề xướng.

- Đức, Italia, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc phát xít hóa bộ máy thống trị.

* Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau:

- Anh, Pháp, Mĩ:

+ Có nhiều thị trường và thuộc địa => có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa, do đó có thể thoát khỏi khủng hoảng bằng những biện pháp cải cách.

+ Truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Anh, Pháp, Mĩ thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước thông qua biện pháp hòa bình, cải cách.

- Đức, Italia, Nhật Bản:

+ Không có hoặc có ít thuộc địa, thị trường tiêu thụ hẹp => thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường.

+ Truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Đức, Italia, Nhật Bản thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước bằng bạo lực.

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS VĨNH HƯNG - ĐỀ 02

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Duyên cớ làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

A. Italia rời khỏi liên minh chống Đức.

B. Nga - Nhật tranh chấp về quyền lợi ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.

C. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.

D. Mĩ gây chiến tranh với Tây Ban Nha để xâm lược Phi-lip-pin.

Câu 2: So với cuộc cách mạng năm 1905 - 1907, cuộc Cách mạng tháng Hai của nhân dân Nga năm 1917 có điểm gì khác biệt?

A. Cách mạng diễn ra nhằm mục tiêu chống chiến tranh, lật đổ ách thống trị của Nga hoàng.

B. Lực lượng cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân lao động Nga.

C. Cách mạng diễn ra dưới sự lãnh đạo của các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.

D. Cách mạng giành được thắng lợi, chế độ Nga hoàng bị lật đổ.

Câu 3: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là

A. phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.

B. phát triển công nghiệp quốc phòng.

C. tập thể hóa nông nghiệp.

D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Câu 4: Một trong những nét nổi bật của tình hình các nước châu Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi nên giàu lên nhanh chóng.

B. Anh vươn lên mạnh mẽ, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. 

C. các nước tư bản ở châu Âu bước vào thời kì ổn định và phát triển phồn vinh.

D. nhiều quốc gia mới ra đời trên cơ sở sự tan rã của đế quốc Áo – Hung. 

Câu 5: Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ là

A. thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.

B. tăng cường vai trò của nhà nước trong việc điều tiết và quản lý nền kinh tế.

C. nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

D. loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.

Câu 6: Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -  1933)?

A. Áp dụng “Chính sách mới”.

B. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).

C. Thực hiện dân chủ hóa lao động.

D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Câu 7: Nhân tố khách quan nào tác động đến sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?

A. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản.

B. Thắng lợi của cách mạng tháng Hai ở Nga.

C. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười ở Nga.   

D. Cao trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu.

Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên phạm vi toàn thế giới?

A. Đức kí văn bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.           

B. Chiến thắng Béc-lin của Hồng quân Liên Xô.

C. Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.

D. Chiến thắng Xta-lin-grat của Hồng quân Liên Xô.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Phát biểu ý kiến của em về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức thời đại giải phóng dân tộc”.

Câu 2 (3,0 điểm): 

a. Có đúng hay không khi cho rằng: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai”?

b. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS VĨNH HƯNG - ĐỀ 03

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) mang tính chất

A. nội chiến cách mạng để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.

B. chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì vấn đề thị trường và thuộc địa.

C. chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết.

D. chiến tranh giải phóng với sự ra đời của nhiều quốc gia sau sự sụp đổ của Áo - Hung.

Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng về cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917?

A. Cách mạng giành thắng lợi, nền chuyên chính của giai cấp vô sản được thiết lập.

B. Cách mạng diễn ra nhằm mục tiêu lật đổ chế độ Nga hoàng, chống chiến tranh đế quốc.

C. Cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga, do Lênin đứng đầu.

D. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi.

Câu 3: Chính sách kinh tế mới (NEP) của Đảng Bônsêvích bao gồm nhiều chính sách, ngoại trừ việc

A. bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa.

B. thực hiện buôn bán tự do, mở lại các chợ.

C. nhà nước kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế.

D. khuyến khích tư bản nước ngoài kinh doanh ở Nga.

Câu 4: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.

C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới đến gần.

D. Xã hội các nước tư bản không ổn định do các cuộc đấu tranh, biểu tình của người thất nghiệp.

Câu 5: Để nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã áp dụng

A. chính sách kinh tế mới (NEP).

B. chính sách mới.

C. chính sách cộng sản thời chiến.

D. đạo luật cải cách ruộng đất.

Câu 6: Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản đã

A. hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

B. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền quân chủ lập hiến.

C. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

D. áp dụng chính sách mới, tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lí kinh tế.

Câu 7: Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. xu hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.          

B. xuất hiện xu hướng cải cách, duy tân đất nước.

C. tồn tại song song hai xu hướng tư sản và vô sản. 

D. xuất hiện con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

Câu 8: Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển cục diện của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Chiến thắng Mát-xcơ-va (tháng 12/1941).

B. Chiến thắng Xta-lin-grat (tháng 2/1943).

C. Chiến thắng Béc-lin (tháng 4/1945).

D. Chiến thắng tại Cuốc-xcơ (tháng 8/1943).

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): 

a. Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

b. Theo em, Lênin có vai trò như thế nào trong việc dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Câu 2 (3,0 điểm):

a. Trình bày những nét tương đồng về: nguyên nhân, hậu quả, tính chất của hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX.

b. Từ những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) để lại cho nhân loại, em hãy lên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS VĨNH HƯNG - ĐỀ 04

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1: Đến thế kỉ XVII nền kinh tế nước nào phát triển nhất châu Âu?

A. Hà Lan.

B. Anh                  

C. Pháp.                           

D. Đức.

 Câu 2: Câu nói Cừu ăn thịt người” phản ánh hiện tượng gì ở nước Anh đầu thế kỉ XVII?

A. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp.

B. Anh trở thành “công xưởng” bóc lột giai cấp công nhân.

C. Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ.

D. Thuế khóa của chế độ phong kiến nặng nề.

Câu 3: Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ tác động như thế nào đến nền nông nghiệp nước Anh trước cách mạng?

A. Các địa chủ phong kiến cho tá điền chuyển sang nuôi cừu.

B. Nhiều địa chủ đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ, rồi thuê nhân công nuôi cừu.

C. Tá điền chuyển sang nuôi cừu và nộp tô bằng tiền cho quý tộc.

D. Các tá điền bỏ ruộng đất, ra các vùng đô thị làm thuê cho các công trường thủ công.

Câu 4: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là một cuộc cách mạng tư sản, vì

A. giai cấp chủ nô cũng tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng này.

B. sau khi chiến tranh kết thúc, G.Oasinhton được bầu làm tổng thống.

C. cuộc chiến tranh này đã không xoá bỏ chế độ nô lệ 

D. đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ

Câu 5: Đâu là hạn chế của cuộc chiến tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ?

A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

B. Không xóa bỏ chế độ nô lệ.

C. Đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền

D. Xóa bỏ sự cai trị của chính phủ Anh.

Câu 6: Xác định điểm giống nhau giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Đều có sự tham gia của giai cấp nô lệ.

B. Đều mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

C. Đều do giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến tư sản hoá lãnh đạo.

D. Đều xoá bỏ các tàn dư phong kiến.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây là một trong những ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát?

A. Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng.

B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.

C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.

D. Là phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây là một trong những hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp thế kỉ XIII - XIX?

A. Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.

C. Các thành thị đông dân xuất hiện ngày càng nhiều.

D. Đời sống giai cấp công nhân ngày càng cơ cực.

Câu 9: Cuối thế kỷ XIX, nước Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua?

A. Pháp, Mĩ.          

B. Mĩ, Đức.           

C. Mĩ, Nga.         

D. Mĩ, Pháp, Đức.

Câu 10: Đến cuối thế kỷ XIX, công nghiệp Đức đứng thứ mấy ở châu Âu?

A. Đứng thứ hai, sau Mĩ.                                      

B. Đứng thứ nhất.

C. Đứng thứ ba, sau Mĩ, Anh.                              

D. Đứng thứ tư, sau Mĩ, Anh, Pháp.

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS VĨNH HƯNG - ĐỀ 05

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:

A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới

B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân

C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây

D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.

Câu 2: Trong cải cách về chính trị của Minh Trị , giai cấp nào được đề cao?

A. Tư sản           

B. Địa chủ           

C. Quý tộc            

D. Quý tộc tư sản hóa

Câu 3: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai?

A. Thiên Hoàng        

B. Tư sản.             

C. Tướng quân                  

D. Thủ tướng

Câu 4: Cuộc   Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao

B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ

C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 5: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?

A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 6: Khẩu hiệu "Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện trong phong trào nào ?

A. Đấu tranh đòi thả Ti-lắc.    

B. Khởi nghĩa Xi-Pay.                                 

C. Chống đạo luật chia cắt Ben-gan.             

D. Đấu tranhôn hòa.

Câu 7: Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc bùng nổ?

A. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương

B. Tôn Trung Sơn thông qua Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội

C. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”

D. Chính quyền Mãn Thanh ký điều ước Tân Sửu với các nước đế quốc

Câu 8: Mục tiêu của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là

A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

B. Tấn công vào các đại sứ quán nước ngoài ở Trung Quốc

C. Đánh đổ đế quốc là chủ yếu, đánh đổ phong kiến Mãn Thanh

D. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc và chia ruộng đất cho dân cày

Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A. Sự thù địch giữa Anh và Pháp.             

B. Sự hình thành phe liên minh

C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu

Câu 10: Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.              

B. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

C. Chiến  tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

D. Chính nghĩa thuộc về nhân dân.

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Vĩnh Hưng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF