YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Công Trứ

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Công Trứ được HOC247 sưu tầm và chia sẻ. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 11 ôn tập lại kiến thức môn Hóa học, tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, đồng thời biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho kì thi học kì 1 lớp 11. Sau đây là đề thi mời các bạn tải về tham khảo

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trường hợp nào không dẫn điện được?

A. NaCl khan

B. NaCl trong nước

C. NaCl nóng chảy

D. NaOH nóng chảy

Câu 2. Sự điện li là

A. sự phân li các chất thành ion trong nước

B. sự phân li các chất thành các phân tử nhỏ hơn

C. sự phân li các chất thành các nguyên tử cấu tạo nên

D. sự phân li các chất thành các chất đơn giản

Câu 3. Chất nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

A. Dung dịch HCl 0,1M

B. Dung dịch CH3COOH 0,1M

C. C2H5OH nguyên chất

D. Nước cất               

Câu 4. Muối axit là

A. muối mà anion gốc axit còn H phân li ra H+                   

B. muối phản ứng được với bazơ                                         

C. muối mà dung dịch luôn có pH < 7                                 

D. muối vẫn còn hyđro trong phân tử  

Câu 5. Theo thuyết A-re-ni-ut, bazơ là

A. chất có khả năng phân li ra anion OH-                            

B. chất có khả năng phân li ra cation H+                             

C. chất có khả năng phân li ra cation OH-                           

D. chất có khả năng phân li ra anion H+

Câu 6. Dãy gồm các axit 2 nấc là:

A. H2SO4, H2CO3, H2SO3.                 

B. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO3.

C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3.             

D. HCl, H2SO4, CH3COOH.

Câu 7. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?

A. [H+] < 0,10M.

B. [H+] < [CH3COO-].

C. [H+] = 0,10M.

D. [H+] > [CH3COO-].

Câu 8. Cho dãy các chất: Sn(OH)2, NH4Cl, (NH4)2SO4, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là       

A. 3.   

B. 5.   

C. 2.   

D. 4.

Câu 9. Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch A chứa 0,6 mol Al3+. Giá trị của m là

A. 102,6.

B. 68,4.

C. 34,2.

D. 51,3.

Câu 10. Một cốc nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là

A. 2a+2b=c+d.

B. 2a+2b=c-d.

C. a+b=c+d.

D. a+b=2c+2d.

Câu 11: Trong dung dịch H3PO4 có chứa những ion nào (không kể OH- của nước) ?

A. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-

B. H3PO4, H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-

C. H+, PO43-

D. H3PO4, H+, H2PO4-, HPO42-

Câu 12. Một dung dịch có chứa 2 loại cation Fe2+ (0,10 mol) và Al3+ (0,20 mol) cùng 2 loại anion là Cl- (x mol) và SO (y mol). Biết rằng khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 46,90 gam chất rắn khan. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,20 và 0,30.

B. 0,40 và 0,20.

C. 0,30 và 0,25.

D. 0,40 và 0,20.

Câu 13. Cho 51,3 gam Al2(SO4)3 vào 500 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là          

A. 15,6.

B. 23,4.

C. 11,7.

D. 26,0.

Câu 14. Chọn câu đúng.

A. pH = - log [H+]

B.  pH = log [H+]

C. pH = +10 log [H+]  

D. pH = - log [OH-]

Câu 15. Chọn câu đúng.

A. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hóa xanh

B. Giá trị pH tăng thì độ bazơ giảm                                       

C. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.

D. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hóa đỏ.

Câu 16. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?

A. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3

B. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2  

C. 2Fe(NO3)3 + 2KI  → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3

D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Câu 17: Cho phản ứng sau: Fe(NO3)3 + X → Y + KNO3. Vậy X, Y lần lượt là:

A. KOH, Fe(OH)3.                                                  

B. K2SO4, Fe2(SO4)3.

C. KCl, FeCl3  .                                                      

D. KBr, FeBr3.

Câu 18: Những ion nào sau đây có thể cùng có mặt trong một dung dịch ?

A. H+, Na+, Al3+, Cl .

B. Mg2+, SO42 – , Cl , Ag+ .

C. Fe2+, Cu2+, S2 – , Cl

D. OH , Na+, Ba2+ , Fe3+

Câu 19. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là: 2H+  +  S2-   H2S ?

A. Na2S   +  2HCl  →  2NaCl  +  H2S          

B. 2CH3COOH  +  K2S →  2CH3COOK  +  K2S

C. FeS  +  2HCl   → FeCl2  +  H2S

D. CuS  +  H2SO4 (loãng) →   CuSO4  +  H2S

Câu 20. Dung dịch chất A làm quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch B không làm quỳ đổi màu. Trộn lẫn hai dung dịch trên với nhau thì xuất hiện kết tủa. A và B lần lượt là

A. K2CO3 và Ba(NO3)2.

B. KOH và K2SO4.

C. KOH và FeCl3.

D. Na2CO3 và KNO3.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1:

1. Cho các chất sau: NaOH, CH3COOH, Na2CO3 tan trong nước.

a) Chất nào là chất điện li mạnh? Chất nào là chất điện li yếu?

b) Viết  phương trình điện li của các chất.

2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt sau: AlCl3, MgCl2, NaCl.

Bài 2: Cho 150 ml dung dịch KOH 1M vào 50 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được 200 ml dung dịch X, cô cạn dung dịch X ta thu được m gam chất rắn khan.

a) Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn.

b) Tính m.

c) Tính pH của dung dịch X.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Bài 1.

1a) Chất điện li mạnh là: NaOH, Na2CO3

Chất điện li yếu là: CH3COOH

1b) PT điện li: NaOH → Na+ + OH-

Na2CO3 → 2Na+ + CO32-

CH3COOH →CH3COO- + H+

2. – Trích các dung dịch thành các mẫu thử

–  Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào các mẫu thử

+ Mẫu thử có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt là AlCl3

+ Mẫu thử có kết tủa keo trắng và kết tủa không tan trong NaOH dư là MgCl2

+ Mẫu thử không có hiện tượng là NaCl

– PTHH : AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Bài 2.

a)

PTPT: H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

PT ion rút gọn: H+ + OH- → H2O

b)

\(\begin{align}

  & {{n}_{HCl}}=0,15*1=0,15(mol) \\

 & {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,05*1=0,05(mol) \\

\end{align}\)

                                  H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

Ban đầu:                    0,05        0,15

Phản ứng:                  0,05        0,10          0,05

Sau phản ứng:                          0,05          0,05

\(\begin{align}

  & {{m}_{KOH}}=0,05*56=2,8(g) \\

 & {{m}_{{{K}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,05*174=8,7(g) \\

\end{align}\)

c)

PT điện li: KOH →K+ + OH-

Mol:               0,05              0,05

[OH-] = 0,25 (M) → [H+] = 4*10-14 (M) → pH = 13,4

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trường hợp nào dẫn điện được?

A. NaCl nóng chảy.

B. NaCl khan.

C. C2H5OH nguyên chất.

D. Dung dịch C6H12O6.

Câu 2. Chất điện li là                                                       

A. chất phân li trong nước thành các ion.

B. chất tan trong nước.

C. chất dẫn điện tốt.

D. chất không tan trong nước.

Câu 3. Chất nào sau đây dẫn điện kém nhất?

A. Dung dịch CH3COOH 0,1M.

B. Dung dịch HCl 0,1M.

C. Dung dịch NaOH 0,1M.

D. Dung dịch HNO3 0,1M.

Câu 4. Theo thuyết A-re-ni-ut, axit là

A. chất có khả năng phân li ra cation H+.                            

B. chất có khả năng phân li ra anion OH-.                           

C. chất có khả năng phân li ra cation OH-.                          

D. chất có khả năng phân li ra anion H+.

Câu 5. Theo thuyết A-re-ni-ut, hiđroxit lưỡng tính là

A. chất vừa có khả năng phân li ra cation H+ vừa có khả năng phân li ra anion OH-    

B. chất vừa có khả năng phân li ra anion H+ vừa có khả năng phân li ra cation OH-

C. chất có khả năng phân li ra cation H+ nhưng không có khả năng phân li ra anion OH-

D. chất không có khả năng phân li ra cation H+ nhưng có khả năng phân li ra anion OH-

Câu 6. Muối trung hòa là

A. muối mà anion gốc axit không còn H phân li ra H+        

B. muối luôn phản ứng được với axit                                  

C. muối mà dung dịch luôn có pH = 7                                 

D. muối không còn hyđro trong phân tử  

Câu 7. Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,010M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?

A. [H+] < 0,010M.

B. [H+] < [NO2-].

C. [H+] = 0,010M.

D. [H+] > [NO2-].

Câu 8. Cho dãy các chất: Al(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là               

A. 2.   

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 9. Hòa tan 14,2 gam Na2SO4 trong nước thu được dung dịch A chứa số mol ion SO42-

A. 0,10 mol.

B. 0,20 mol.

C. 0,30 mol.

D. 0,05 mol.

Câu 10. Dung dịch X có chứa: a mol Na+, b mol Al3+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức nào sau đây đúng?

A. a + 3b = c + 2d.

B. a + b = c + d.

C. a + 3b = -(c + 2d).

D. a + 3b + c + 2d = 0.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

A. Trắc nghiệm ( 5 điểm )

Câu 1: Phương trình dạng phân tử: \({\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{  +  2HCl }} \to {\rm{ 2NaCl   +   C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{  +  }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

Thì phương trình dạng ion thu gọn là:

A. \({\rm{N}}{{\rm{a}}^{\rm{ + }}}{\rm{  +   C}}{{\rm{l}}^{\rm{ - }}}{\rm{ }} \to {\rm{ NaCl }}\)                                             

B. \({\rm{N}}{{\rm{a}}^{\rm{ + }}}{\rm{  +   HCl }} \to {\rm{ NaCl   +   }}{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}\)

C. \({\rm{2}}{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}{\rm{  +  CO}}_{\rm{3}}^{{\rm{2 - }}}{\rm{ }} \to {\rm{ C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{  +  }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)                                  

D. \({\rm{2HCl  +  CO}}_{\rm{3}}^{{\rm{2 - }}}{\rm{ }} \to {\rm{ C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{  +  }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O  +  2C}}{{\rm{l}}^{\rm{ - }}}\)

Câu 2: Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. N2                                 B. O2                                 C. CO2                           D. N2

Câu 3: Phát biều không đúng là

A. Môi trường kiềm có pH > 7.                                   B. Môi trường kiềm  có pH < 7.

C. Môi trường trung tính có pH = 7.                            D. Môi trường axit  có pH < 7.

Câu 4: Nhúng quỳ tím vào dd X có pH= 8 thì màu của giấy quỳ

A. Đỏ                                   B. Tím                              C. Xanh                           D. Không đổi màu

Câu 5: Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe2+ và NO3-

A. Fe(NO3)2.                        B. Fe(NO3)3.                   C. Fe(NO2)2.                   D. Fe(NO2)3.

Câu 6: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là

A. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.        

B. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.

C. phân tử N­2 không phân cực                                    

D. liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3 bền  .

Câu 7: Dung dịch A chứa 0,2 mol SO42-  , 0,2 mol Cl- , x mol Al3+ . Cô cạn dung dịch trên khối lượng muối thu được là?

A. 29,2 g                          B. 31,2 g                           C. 25,2 g                         D. 31,7g

Câu 8: Dung dịch X có [H+] = 10-5. pH của dung dịch X là?

A. 7                                  B. 6                                  C. 4                                 D. 5

Câu 9: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân muối Cu(NO3)2 là?

A. CuO, NO2, O2                 B. Cu, NO2 ,O2                C. Cu(NO3)2,O2              D. CuO, NO, O2

Câu 10: Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử AgNO3, bởi vì:

A. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.

B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.

C. Tạo ra khí có màu nâu.

D. Tạo ra kết tủa có màu vàng.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

A. Trắc nghiệm 

Câu 1: Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân bằng hàm lượng %

A. P2O5.                               B. H3PO4.                        C. P.                                 D. PO43-.

Câu 2: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân muối Cu(NO3)2 là?

A. Cu, NO2 ,O2                    B. CuO, NO, O2              C. Cu(NO3)2,O2              D. CuO, NO2, O2

Câu 3: Dung dịch A chứa 0,2 mol SO42-  , 0,2 mol Cl- , x mol Al3+ . Cô cạn dung dịch trên khối lượng muối thu được là?

    A. 29,2 g                          B. 31,2 g                           C. 25,2 g                         D. 31,7g

Câu 4: Phát biều không đúng là

A. Môi trường kiềm  có pH < 7.                                  B. Môi trường kiềm có pH > 7.

C. Môi trường trung tính có pH = 7.                            D. Môi trường axit  có pH < 7.

Câu 5: Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe2+ và NO3-

A. Fe(NO2)3.                        B. Fe(NO3)3.                   C. Fe(NO3)2.                   D. Fe(NO2)2.

Câu 6: Nhúng quỳ tím vào dd X có pH= 10 thì màu của giấy quỳ

A. Tím                                  B. Xanh                           C. Đỏ                               D. Không đổi màu

Câu 7: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:

A. SiO2 + Mg → 2MgO + Si                                       B. SiO2 + 4HF  → SiF4 + 2H2O

C. SiO2 + 2NaOH  → Na2SiO3 + CO2                        D. SiO2 + Na2CO3  → Na2SiO3 + CO2

Câu 8: Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?

   A. N2                                 B. O2                                 C. CO2                           D. N2

Câu 9: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là

A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.                             

B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.

C. liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3 bền  .          

D. phân tử N­2 không phân cực

Câu 10: Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử AgNO3, bởi vì:

A. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.

B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.

C. Tạo ra khí có màu nâu.

D. Tạo ra kết tủa có màu vàng.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau:

1. Na3PO4 + AgNO3

2. K2CO3 + HCl

3. MgCl2 + Ca(OH)2

4. CuSO4 + BaCl2

Câu 2: (2 điểm) Hòa tan 0,62 gam Na2O vào nước dư thu được 2 lít dung dịch A. Tính giá trị pH của dung dịch A.

Câu 3: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau: NH4Cl, K3PO4, NaCl, AgNO3. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra nếu có.

Câu 4: (3 điểm) Cho 11,8 gam hỗn hợp gồm Al và Cu hòa tan vừa đủ trong 400 ml dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 17,92 lít khí NO2 (đktc). Hãy tính:

1. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

2. Khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Câu 5: (1 điểm) Hợp chất hữu cơ X (chứa 3 nguyên tố C, H, O) có phần trăm khối lượng C, H và O lần lượt bằng 64,86%, 13,51% và 21,63%.

Khối lượng mol phân tử của X bằng 74,0 g/mol. Hãy lập công thức phân tử của X.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Công Trứ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF