YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2020 Trường THPT Hải Đảo có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức GDCD 10 HK1, đồng thời chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Hoc247 đã tổng hợp và biên soạn Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2020 Trường THPT Hải Đảo có đáp án. Mời các em tham khảo bộ đề thi dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HẢI ĐẢO

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN GDCD 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào ?

A. Hoá học                B. Sinh học            C. Vật lý                                 D. Cơ học

Câu 2: Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là:

A. Sự tăng trưởng  B. Sự phát triển                    C. Sự tiến hoá          D. Sự tuần hoàn

Câu 3: Sự vận động nào sau đây không phải là sự phát triển ?

A. Bé gái → thiếu nữ → người phụ nữ trưởng thành → bà già

B. Nước bốc hơi → mây → mưa → nước

C. Học lực yếu → học lực trung bình → học lực khá

Câu 4: Hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học ?

A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể

B. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau

C. Không có mặt này thì không có mặt kia

D. Hai mặt đối lập hợp lại thành một khối thống nhất.

Câu 5: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi nào ?

A. Các mặt đối lập còn tồn tại                                B. Các mặt đối lập bị thủ tiêu, chuyển thành cái khác

C. Các mặt đối lập đấu tranh gay gắt với nhau      D. Một mặt đối lập bị thủ tiêu, mặt kia còn tồn tại

Câu 6: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm  triết học ?

A. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng,

B. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp,

C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau,

D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.

Câu 7: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:

A. Điểm nút               B. Bước nhảy                       C. Chất                      D. Độ

Câu 8: Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau : Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải:

A. Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

B. Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được

C. Kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn

D. Tích luỹ dần dần

Câu 9: Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” … để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là gì (chọn phương án đúng nhất)?

A. Điểm số kiểm tra hàng ngày                        B. Điểm kiểm tra cuối các học kỳ

C. Điểm tổng kết cuối các học kỳ

D. Khối  lượng kiến thức, mức độ thuần thục về kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện được.

Câu 10: Khái niệm dùng để chỉ việc xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng là gì ?

A. Phủ định      B. Phủ định biện chứng       C. Phủ định siêu hình           D. Diệt vong.

Câu 11: Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định siêu hình ?

A. Do sự tác động, can thiệp từ bên ngoài

B. Nguyên nhân của sự phủ định là mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng

C. Cản trở hoặc xoá bỏ sự phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng

Câu 12: V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn”. Ở câu này, Lênin bàn về:

A. Nội dung của sự phát triển                           

B. Điều kiện của sự phát triển.

C. Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng

D. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng

PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 1:(2điểm) Vì sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức? Lấy ví dụ chứng minh?

Câu 2: (2đ)  Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là gì? Muốn thực hiện được mục tiêu đó thì cần phải làm gì? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 3:(3điểm) Phủ định biện chứng là gì? Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng hóa học sau: HCl + NaOH = NaCl + H2O?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

B

B

D

C

C

A

B

D

A

B

A

 

PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 1. - Giải thích đ­ược: Vì thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển.

- Ví dụ: Sâu hại mùa màng ->con người tìm ra thuốc trừ sâu bệnh...

Câu 2.  Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là gì? Muốn thực hiện được mục tiêu đó thì cần phải làm gì? Cho ví dụ cụ thể?

- Muốn thực hiện được mục tiêu cao cả đó thì con người cần phải đấu tranh để cải tạo xã hội (  phải làm các cuộc cách mạng) đỉnh cao của CM là CMXHCN.

- CMXHCN  thay đổi quan hệ sx lỗi thời bằng QHSX hiện đại, làm PTSX thay đổi và kéo theo thay đổi mọi mặt đời sống XH.

Câu 3.

- Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra dosự phát triển của  bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của SV-HT cũ để tạo thành sự vật hiện tượng mới.

 - Phân tích phản ứng hóa học:

+ Từ hai chất ban đầu, sau phản ứng thu được hai chất mới ( Chất cũ đã bị chất mới phủ định)

+  Tuy nhiên, chất cũ không mất đi hoàn toàn mà nó có mặt ở cả chấ mới ( Chất mới được tạo ra trên cơ sở chất cũ, giữ lại những yếu tố tích cực của chất cũ để tạo nên chất mới)

2. ĐỀ SỐ 2

Phần I: TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (Hãy chọn đáp án đúng nhất)

Câu 1:  Theo quy luật phủ định của phủ định, con đường phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo chiều hướng nào?

        A. Đường tròn khép kín                                          B. Đường xoáy ốc đi lên

        C. Đường Parabol                                                    D. Đường thẳng đi lên

Câu 2: Nhận thức lí  tính đem lại cho con người những hiểu biết về:

A. Đặc điểm bên ngoài sự vật, hiện tượng              B. Bản chất bên trong sự vật, hiện tượng

C. Đặc điểm cơ bản của sự vật, hiện tượng             D. Đặc điểm không cơ bản của sự vật, hiện tượng.

Câu3: Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Tiêu chuẩn của chân lí. B. Động lực của nhận thức.

C. Cơ sở của nhận thức.   D. Mục đích của nhận thức.

Câu 4: Thế giới vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản?

A. 6.    B. 3.    C. 4.    D. 5.

Câu 5: Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A. Tính khách quan.           B. Tính kế thừa.

C. Tính thời đại.       D. Tính truyền thống.

Câu 6: Trong các câu sau đây, câu nào KHÔNG thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất?

A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.          B. Tích tiểu thành đại.

C. Nước đổ đầu vịt. D. Góp gió thành bão.

Câu 7: Trong Triết học duy vật biện chứng, thế giới quan và phương pháp luận biện chứng luôn:

              A. Tồn tại bên cạnh nhau                                        B. Tách rời nhau

              C. Thống nhất hữu cơ với nhau                               D. Bài trừ nhau

Câu 8:  Khi hai mặt đối lập luôn tác động bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau, Triết học gọi là gì?

              A. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập                        B. Sự thống nhất của hai mặt đối lập                       

              C. Sự chuyển hoá của hai mặt đối lập                     D. Sự phủ định của phủ định

 Câu 9: Theo quan điểm Triết học sự vật nào sau đây không nói về Chất ?

              A. Muối mặn                                                           B.Gừng cay

              C. Gỗ lim cứng không mọt                                      D. Đất làm gốm

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Câu 11: Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?

A. Kinh doanh hàng hóa.  B. Sản xuất vật chất.

C. Học tập nghiên cứu.      D. Vui chơi giải trí

Câu 12: Trong điều kiện bình thường, đồng (Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 10830C, đồng sẽ nóng chảy. Vậy giới hạn từ 10000C đến 10830C được gọi là

A. độ.  B. bước nhảy.          C. lượng.       D. điểm nút.

Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: () Phủ định biện chứng là gì?Quá trình học tập của học sinh từ lớp 1 đến lớp 10 là phủ định biện chứng hay siêu hình? Vì sao?

Câu 2: (2đ) Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có ưu điểm và nhược điểm gì? Cho ví dụ minh họa?

Câu 3: (3đ)  Vận dụng kiến thức đã học để giải trả lời câu hỏi trong tình huống sau:

Hùng và Minh tranh luận với nhau. Hùng cho rằng việc đốt rừng để làm nương rẫy là hành động vì con người. Minh thì cho rằng hành động đó gây tác hại rất lớn đối với môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: TRẮC NGHIỆM: 3 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

C

B

C

D

B

C

C

B

B

A

A

C

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1:  (4đ)

            Phủ định biện chứng là gì ? Trong cuộc sống và học tập hằng ngày ta cần phải

phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng ?

Câu 2:  (4,5đ)

          Thế nào là nhận thức ? Nhận thức cảm tính có những đặc điểm cơ bản nào ?

Trong mối quan hệ với nhận thức lí tính, nhận thức cảm tính có vai trò gì ? Cho ví dụ ?

Câu 3: (1,5đ)

            Em hãy cho biết những câu sau nhấn mạnh vai trò của yếu tố nào trong quá trình nhận thức: Trăm nghe không bằng 1 thấy, Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Hãy liệt kê thêm 1 số câu tương tự.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1. - Khái niệm phủ định biện chứng:

- Phê bình: xem xét, phân tích đánh giá ưu điểm và khuyết điểm về tư tưởng, đạo đức, hành vi…của người khác để nhằm phát huy cái tốt hạn chế cái xấu.

- Tự phê bình:  tự nêu ra, phân tích đánh giá ưu điểm và khuyết điểm về tư tưởng, đạo đức, hành vi…của bản thân để nhằm phát huy cái tốt   hạn chế cái xấu.

Câu 2. - Khái niệm nhận thức:

- Nhận thức cảm tính có các đặc điểm cơ bản:

 + Diễn ra trực tiếp thông qua các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác.

  + Đem lại hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

- Trong mối quan hệ với nhận thức lí tính, nhận thức cảm tính có vai trò cung cấp tài liệu cho nhận thức lí tính khái quát, chỉ ra bản chất của sự vật.

-Ví dụ:

Câu 3. - Thực tiễn:

- Liệt kê được 2 câu nói về thực tiễn

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1:(2 điểm)

a) Thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn? Cho ví dụ.

b) Đức tính siêng năng, chăm chỉ và thói lười biếng có phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn không trong bản thân em ? Nếu có thì em sẽ giải quyết nó như thế nào?

Câu 2:(2 điểm)

a) Thế nào là phủ định biện chứng? Phủ định này có những đặc điểm gì?

b)Vì sao phủ định biện chứng duy trì sự tồn tại và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng?

Câu 3:( 3 điểm)

a) Đối với mỗi sự vật và hiện tượng, khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính nào?

b)Để tạo nên sự biến đổi về chất, ta nên chuẩn bị cho sự biến đổi về mặt nào? Từ đó rút ra được điều gì cho bản thân trong cuộc sống, đặc biệt đối với học sinh trong học tập và rèn luyện đạo đức?

Câu 4:(3 điểm)

Thầy giáo đưa cho hai bạn A và B mỗi người một hạt táo và yêu cầu hai bạn hãy phủ định hạt táo đó. Thực hiện yêu cầu của thầy giáo, bạn A đã đập vỡ hạt táo của mình, còn bạn B đem ươm hạt táo của mình xuống đất và hạt táo đó đã phát triển thành một mầm cây.

Câu hỏi:

  1. Theo em, hạt táo đó có bị phủ định không? Vì sao?

Hai cách mà bạn A và bạn B thực hiện hiện theo yêu cầu của thầy giáo khác nhau như thế nào?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

a) Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất….

b)  

- Đức tính siêng năng, chăm chỉ và thói lười biếng trong       mỗi học sinh là hai mặt đối lâp của mâu thuẫn.

- Hướng giải quyết:  HS nêu được ý cơ bản: đấu tranh trong tư tưởng, trong nhận thức để dần dần loại bỏ thói lười biếng, hình thành tính siêng năng, chăm chỉ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (3 điểm)

a. Thế nào là vận động? Trình bày các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất?

b. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:

- Cây cối ra hoa, kết quả.

- Ma sát sinh ra nhiệt.

- Sự dao động của con lắc.

- Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại.

- Rượu tan trong nước.

Câu 2. (3 điểm)

a. Trình bày khái niệm và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

b. Em hiểu như thế nào về nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành? Bản thân em đã có việc làm nào gắn học với hành? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng thế nào đối với quá trình học tập của em?

Câu 3. (4 điểm)

a. Thế nào là chất và lượng của sự vật hiện tượng? Cho ví dụ.

b. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

c. Cho hình chữ nhật chiều dài 50cm, chiều rộng 30cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng về hai phía để giải thích sự biến đổi của hình. Hỏi:

- Lượng thay đổi của hình chữ nhật                              

như thế nào?

- Độ của chiều rộng là bao nhiêu để

nó còn tồn tại là hình chữ nhật?

  • Nút của nó là bao nhiêu?

Chất mới của hình chữ nhật là gì?

Qua đó, em rút ra kết luận gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1.

a/

- Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của sự vật và hiện tượng tronggiới tự nhiên và đời sống xã hội.

- Nêu rõ 5 hình thức vận động cơ bản:

+ Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.

+ Vận động vật lí: sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện,…

+ Vận động hóa học: sự hóa hợp và phân giải các chất.

+ Vận động sinh học: sự trao đổi chất của cơ thể sống với môi trường.

+ Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử.

b/

- Sự dao động của con lắc.

- Ma sát sinh ra nhiệt.

- Rượu tan trong nước.

- Cây cối ra hoa, kết quả.

- Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT  Hải Đảo. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF