YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Trưng Vương

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Trưng Vương. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn trong chương trình Ngữ văn 10 CTST. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình ôn thi giữa Học kì 2 của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 10 CTST

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỀ SỐ 1

CÂU 1: (5,0 điểm): 

Tinh thần “Đồng cam cộng khổ, tương thân tương ái” vốn là một trong những tính cách đáng quý của nhân dân ta. Anh/chị hãy viết một bài văn thể hiện suy nghĩ của mình về vấn đề này.

CÂU 2: (5,0 điểm)

Hãy phân tích phần một bài “Bình Ngô đại cáo” để thấy được tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cứ còn ghi.”

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Đồng cam cộng khổ, tương thân tương ái” trong xã hội hiện nay.

- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự sâu sắc trong phân tích, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

+ Giải thích: đồng cam cộng khổ, tương thân tương áí là cùng chia sẻ khó khăn, giúp đở, động viên nhau.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2 điểm): Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó:

“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn”

 (Nguyễn Trãi- Bình Ngô đại cáo)

Câu 2 (8 điểm): Anh (chị) hãy thuyết minh về núi Bà Đen. Qua đó anh (chị) có những hành động thiết thực nào để bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

- Biện pháp tu từ: nói quá

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Vũ khí ( gươm) nhiều đến độ mài mòn cả đá núi. Phương tiện ( voi) nhiều đến uống cạn cả nước sông.

=> Nói quá vũ khí và phương tiện để diễn tả sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.

Câu 2:

A. Mở bài:

- Giới thiệu thắng cảnh quê hương Tây Ninh: Núi Bà Đen – cảnh đẹp, núi linh, cao nhất đông nam bộ.

---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (2 điểm): Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó:

“Đánh một trận, sạch không kình ngạc

Đánh hai trận, tan tác chim muông”

 (Nguyễn Trãi- Bình Ngô đại cáo)

Câu 2 (8 điểm): Anh (Chị) hãy thuyết minh về cây bút bi. Qua đó cho biết ý thức của anh (chị) trong việc giữ gìn dụng cụ học tập.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

- Biện pháp tu từ: nói quá

- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó:.

=> Nói quá “sạch không kình ngạc”, “tan tác chim muông” để nói lên khí thế,  sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.

Câu 2:

Mở bài: 

- Giới thiệu khái quát về cây bút bi.

Thân bài:

- Nguồn gốc: từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời; năm 1938, một phóng viên người Hunggary tên là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình đã phát minh ra cây bút bi đầu tiên trên thế giới.
- Cấu tạo:

+ Vỏ bút: được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc. Bộ phận này dùng để chứa các bộ phận bên trong: ruột bút, lò xo.

---(Để xem những đáp án còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản. (1 điểm)

Câu 2. Văn bản có nhắc đến hành động đốt cháy đền tà của Ngô Tử Văn, hãy nêu cụ thể những chi tiết liên quan đến ngôi đền này. (2 điểm)

Câu 3. Qua văn bản, nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm như thế nào với nhân vật Ngô Tử Văn? (1 điểm)

Câu 4. Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở nào? (2 điểm)

Câu 5. Sau khi đọc truyện có bạn học sinh cho rằng: “Trong thực tế, không nên sống “cứng cỏi” theo kiểu Ngô Tử Văn vì như vậy chỉ mang lại sự thiệt thòi cho bản thân.” Anh/ chị có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày quan điểm của mình. (4 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

Nội dung chính: Lời răn về nhân cách của kẻ sĩ: phải sống cương trực, ngay thẳng, cứng cỏi.

Câu 2:

Những chi tiết liên quan đến ngôi đền:

- Ngôi đền vốn trước đây là đền thờ thổ công.

- Sau bị tên Bách hộ họ Thôi là bộ tướng của Mộc Thạnh tử trận gần đấy chiếm lấy, rồi làm yêu làm quái trong dân gian.

Câu 3:

Nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm: ca ngợi, khâm phục sự cứng cỏi và lòng can đảm của nhân vật Ngô Tử Văn

- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

---(Để xem tiếp những đáp án còn lại của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

CHÂN QUÊ

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

(Dẫn theo Nguyễn Bính - Thơ và đời, NXB Văn học)

Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì?

Câu 2 (0,75 điểm). Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong các câu thơ sau:

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Câu 3 (0,75 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan điểm của nhân vật trữ tình trong những câu thơ sau không? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ bài thơ, nêu suy nghĩ của anh/chị về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Trưng Vương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON