YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Đinh Tiên Hoàng

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Đinh Tiên Hoàng. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận trong chương trình Ngữ văn 10 Cánh diều. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi giữa Học kì 2 sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 10 CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

(Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 3: Giải thích từ hiền tài, nguyên khí và câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trong đoạn trích?

Câu 4: Xác định biệp pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Anh (chị) hãy viết một bài thuyết minh để giới cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích: Nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước.

Câu 3: Giải thích:

- Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.

- Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Hiền tài là những người có vai trò quyết định đối với sự thịnh suy của đất nước.

Câu 4: Biện pháp tu từ cú pháp nổi bật:

- Bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)

Câu 1: Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích?

Câu 3: Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1. Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong văn bản

- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Người đàn bà – đứa bé.

- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Bà cụ - người chiến sĩ.

Câu 2. Nêu hai biện pháp tu từ :

- Lặp cấu trúc (điệp ngữ).

- Đối lập (tương phản).

Câu 3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?

- Học sinh trả lời là sai cho điểm, trả lời là đúng không cho điểm.

- Học sinh giải thích ngắn gọn: nơi dựa được hiểu là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất; từ đó giúp cho chúng ta có thêm sức mạnh, niềm tin, động lực để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Còn sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác; dễ làm cho chúng ta ỷ lại, thiếu niềm tin, tinh thần phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống.

Lưu ý: Trong trường hợp học sinh trả lời ý 1 là đúng thì có giải thích ý 2 đúng cũng không cho điểm. Nếu ý 1 học sinh trả lời là sai, thì ý 2 chỉ cần giải thích: nơi dựa là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất và sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác, thì vẫn cho điểm tuyệt đối.

Phần II: Làm văn

Học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song phải đáp ứng được những ý cơ bản sau:

1. “Nỗi thương mình” là đoạn trích khắc hoạ tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều sau khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh của Tú Bà, đồng thời thể hiện ý thức của Kiều về nhân phẩm con người

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :

Cửa ngoài vội rủ rèm the,

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

Nhặt thưa gương giọi đầu cành,

Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu.

(Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?

Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: 

- Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền trăm năm.

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

---(Để xem những đáp án còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản?

Câu 2: Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?

Câu 3: Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bình giảng nét độc đáo hình ảnh Đèn trong văn bản trên với đèn trong ca dao: Đèn thương nhớ ai/mà đèn không tắt.

---(Để xem tiếp câu hỏi phần Đọc hiểu và Làm văn của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tin vui là bạn còn sống

Và cây xoan ngoài ngõ đã ra hoa

Cây xoan ấy

Bạn thấy không

Đã can trường đứng vững

Suốt cả mùa Đông băng giá.

Tin vui là mắt bạn còn sáng, còn tốt

Và bạn có thì giờ để ngắm trời xanh

Em bé xinh tươi đang đứng trước mặt bạn

Đôi mắt long lanh

Bạn có thể mở rộng hai cánh tay

Ôm em bé vào lòng.

 (Trích bài thơ Tin vui, rút từ tập Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt, Thích Nhất Hạnh)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.

Câu 2: Tác giả cho rằng những sự việc nào là những “tin vui”?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn trích.

Câu 4: Hãy rút ra một thông điệp mà anh/chị tâm đắc từ đoạn trích trên.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Đinh Tiên Hoàng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF