YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lý Thường Kiệt

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 của trường THCS Lý Thường Kiệt có đáp án chi tiết năm 2021-2022. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Có đất nước nào kì diệu đến thế không?

Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọc

Cơn hồng thủy làm miền Trung phải khóc

Triệu trái tim cả dân tộc hướng về

Từ thị thành đến khắp các vùng quê

Đã cùng nhau nhường cơm sẻ áo

Những chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạo

Đang gửi về vùng mưa bão miền Trung

(Lưu Hương Quế - Nguồn Internet)

a, Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?

b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ ?

c, Chỉ ra các biện pháp tu từ đã sử dụng trong bốn câu thơ in đậm?

PHẦN II: LÀM VĂN (8 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu đã gợi cho em những cảm xúc gì? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn ngắn.

Câu 2: (6,0 điểm) Hãy tưởng tượng trong đợt bão lũ vừa qua tại các tỉnh miền Trung, em được tham gia cùng đoàn từ thiện vào vùng rốn lũ…. Hãy kể lại chuyến đi đầy ý nghĩa đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

a. Đoạn văn trên được sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm.

b. Tinh thần nhường cơm sẻ áo, tương thân tương ái của người dân khắp mọi miền của tổ quốc dành cho miền Trung trong trận lũ lụt lịch sử….

c. Các phép tu từ: ẩn dụ, câu hỏi tu từ, nhân hóa, hoán dụ

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

b. Xác định đúng đối tượng cần trình bày

- Tinh thần đoàn kết, nhường cơm sẻ áo của mọi người dành cho miền trung thân yêu từ những điều nhỏ (chai nước, thùng mì tôm, nhúm gạo) đến những điều lớn lao là tình cảm dạt dào, sự sẻ chia kịp thời, sự chung tay góp sức,đoàn kết giúp đồng bào miền trung đẩy lùi bớt những khó khăn trước mắt.

- Bản thân: Tự hào về tinh thần dân tộc….nhắc nhở chúng ta phải luôn trân trọng , giữ gìn và phát huy truyền thống cao đẹp đó…

c. Biết vận dụng cách viết sáng tạo,có cảm xúc…

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

Câu 2:

Hãy tưởng tượng trong đợt bão lũ vừa qua tại các tỉnh miền Trung, em được tham gia cùng đoàn từ thiện vào vùng rốn lũ…. Hãy kể lại chuyến đi đầy ý nghĩa đó.

- HS biết viết một bài văn đúng thể loại (Tự sự , Kể chuyện tưởng tượng theo ngôi kể mới)

- Biết vận dụng và kết hợp một cách linh hoạt với các yếu tố miêu tả (miêu tả nội tâm), biểu cảm và nghị luận trong khi kể.

- Kể đúng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

- Thứ tự kể: Tùy chọn

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài

b. Xác định đúng vấn đề tự sự. HS có thể kể một cách linh hoạt song cần đảm bảo các ý sau:

* Mở bài: 

- Giới thiệu hoàn cảnh được tham gia chuyến đi làm từ thiện ở khu vực miền trung…

- Khái quát cảm xúc của em sau chuyến đi đó.

* Thân bài: Kể lại diễn biến của chuyến đi:

- Kể những công việc chuẩn bị cho một chuyến đi từ thiện ( Sự đóng góp của mọi người…đối tượng tham gia chuyến đi…

- Kể lại ấn tượng của em khi đến nơi đồng bào bị lũ lụt..như quang cảnh nơi em đến? cảm xúc của bản thân khi nhìn thấy cảnh tượng nơi em đến bị thiên nhiên tàn phá như thế nào? Cuộc sống thiếu thốn đủ thứ của người dân nơi đây? Khi em cùng mọi người tiếp cận, trao quà cho bà con vùng lũ, thái độ? Cảm xúc của em?...)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Tiếng việt: (2,0 điểm) Khoanh tròn các đáp án em cho là đúng:

Câu 1: Các thành ngữ: “nửa úp nửa mở, nói nước đôi” liên quan đến phương chõm hội thoại nào?

A. Phương châm về chất

B. Phương châm về lượng

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Câu 2: Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp ta không cần lưu ý điều gì?

A. Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép

B. Có thể thêm “rằng” hoặc ‘là” trước lời dẫn

C. Có thể lược bỏ 1số từ ngữ không cần thiết

D. Không cần lược bỏ từ ngữ nào

Câu 3: Các cụm từ sau cụm từ nào không phải là điển tích điển cố?

A. Núi Vọng phu.

B. Cỏ Ngu mĩ.

C. Lòng chim dạ cá.

D. Ngọc Mị Nương.

Câu 4: Khi giao tiếp phải tuân thủ mấy phương châm hội thoại?

A. Một

B. Hai

C. Bốn

D. Năm

Câu 5: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?

A. Đầu bạc răng long.

B. Đầu súng trăng treo.

C. Đầu non cuối bể.

D. Đầu sóng ngọn gió.

Câu 6: Trong các từ sau từ nào là từ láy?

A. Tươi tốt

B. Rổ rá

C. Lao xao

D. Bọt bèo

Câu 7: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc?

A. Mỡ để miệng mèo

B. Nuôi ong tay áo

C. Ếch ngồi đáy giếng

D. Cháy nhà ra mặt chuột

Câu 8: Thành ngữ “ăn ốc nói mò” mang nét nghĩa nào trong những nét nghĩa sau?

A. Nói nhảm nhí vu vơ

B. Nói hồ đồ không có căn cứ

C. Nói bịa đặt vu khống

D. Nói ba hoa khoác lác

Phần II: Đọc hiểu văn bản (3đ)

Cho đoạn văn: “Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm, biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em thấy là nơi nương tựa an toàn thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hôi tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.”

(Theo SGK Ngữ văn 9 học kì I -NXB GD Việt Nam)

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc phần nào của văn bản?

2. Đoạn văn có câu “Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hôi tự do”. Theo em hiểu “một cuộc sống có trách nhiệm” của trẻ em là gì ?

3. Nhận thức được tầm quan trọng của chăm sóc và bảo vệ trẻ em Đảng, nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm bằng những việc làm nào? (kể 2-3 việc làm cụ thể).

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ ... Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

(Trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí”- Ngô gia văn phái)

Câu 1: Những lời trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Giải thích nghĩa của từ Phương lược.

Câu 3: Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Vì sao?

II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Từ đoạn trích trong phần Đọc - Hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 5-7 câu) nêu lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Câu 2: (5,0 điểm) Dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), hãy đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi cùng các em nhân tiết Thanh minh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm)

- Đây là lời vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh: Sở, Lân và Ngô Thì Nhậm. (0,5 điểm)

- Hoàn cảnh: Vua Quang Trung kéo quân từ Phú Xuân ra đến Tam Điệp gặp hai vị tướng võ (Sở, Lân) và Ngô Thì Nhậm. (0,5 điểm)

Câu 2: (1.0 điểm) Phương lược: Phương hướng chiến lược

Câu 3: (1.0 điểm)

- Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp. (0,5 điểm)

- Dấu hiệu nhận biết: Nằm sau dấu hai chấm, có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu lời dẫn. (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Yêu cầu về hình thức: (1.0 điểm)

- Viết đúng một đoạn văn, đảm bảo số lượng từ 5 - 7 câu.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

b. Yêu cầu về nội dung: (1.0 điểm)

- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ: Là một vị vua yêu nước thương dân, có trí tuệ sáng suốt - sáng suốt trong việc dùng người, có ý chí quyết chiến quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng...

Câu 2: (5.0 điểm)

a. Yêu cầu chung:

- Học sinh có kĩ năng làm một bài văn tự sự, kết hợp linh hoạt với yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm. Đặc biệt, học sinh cần dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân”, nhập vai Thúy Kiều để kể lại câu chuyện theo ngôi kể mới - kể theo ngôi thứ nhất.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu cụ thể:

* Nội dung trình bày: (3.5 điểm) Học sinh có thể kể theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:

- Thúy Kiều giới thiệu đôi nét bản thân và buổi du xuân của ba chị em trong tiết Thanh minh. (0,25 điểm)

- Kể về việc đi chơi trong buổi sáng mùa xuân, kết hợp miêu tả khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp: (1.0 điểm) + Thời gian thấm thoắt trôi mau...

+ Miêu tả khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa xuân.

- Kể và miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh: (1.0 điểm)

+ Giới thiệu khái quát về các hoạt động lễ hội trong ngày Thanh minh.  

+ Kể về việc tham dự hội du xuân đông vui, náo nhiệt cùng các nam thanh nữ tú, các tài tử giai nhân...

+ Kể về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta qua phần lễ và hội. (Lễ tảo mộ và hội đạp thanh)

- Cảnh ba chị em du xuân trở về: (1.0 điểm)

+ Kết thúc lễ hội, ba chị em trở về trong bóng chiều đang xuống...

+ Miêu tả cảnh và người lúc tan hội...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. (1 điểm) Cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng. Đêm hôm qua cầu gãy.

Câu 2. (2 điểm) Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:

a. Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời. (Vũ Bội Tuyền)

b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. (Huy Cận)

c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

d. Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm)

1. Trường hợp nào mặt trời là thuật ngữ?

2. Trường hợp nào mặt trời được dùng làm phép tu từ? Đó là phép tu từ gì?

3. Trường hợp nào mặt trời được dùng với nghĩa gốc?

Câu 3. (2 điểm) Trong Truyện Kiều có câu: Vân xem trang trọng khác vời

a. Chép lại theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo?

b. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả trong đoạn thơ vừa chép?

Câu 4. (5 điểm) Câu chuyện cảm động về một người thân đã đi xa.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (1 điểm)

- Câu trên vi phạm phương châm cách thức vì gây ra cách hiểu mơ hồ. (0,5 đ)

- Chữa lại: Có thể thêm dấu phẩy, hoặc thêm từ thích hợp để câu được hiểu rõ ràng hơn. (0,5 đ) Ví dụ: Đêm hôm qua, cầu gãy.

Câu 2: (2 điểm)

1. Trường hợp mặt trời là thuật ngữ: (0,5 điểm) Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời

2. Trường hợp mặt trời được dùng làm một phép tu từ: (0,5 điểm) Mặt trời xuống biển như hòn lửa ->so sánh.

3. Trường hợp mặt trời được dùng với nghĩa gốc: (1 đ) Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.

Câu 3: (2 điểm)

a. Chép đúng 3 câu tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: (0,5 điểm) Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

b. Nhận xét về bút pháp nghệ thuật miêu tả nhân vật (1,5 điểm). Về cơ bản hs cần nêu được:

- Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả một cách toàn vẹn, cụ thể từ khuôn mặt, nét mày, nụ cười, mái tóc, làn da, giọng nói...

- Nguyễn Du sử dụng biện pháp ẩn dụ với những hình ảnh ước lệ tượng trưng. Vẫn là cách thức quen thuộc của văn học cổ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người. Sắc đẹp của Thúy Vân được sánh ngang với nét kiều diễm của hoa nguyệt, ngọc ngà, mây tuyết... toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời.

- Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân đoan trang, phúc hậu - vẻ đẹp mà thiên nhiên sẵn sàng nhường nhịn, nhà thơ đã ngầm dự báo một cuộc đời, một số phận êm đềm, bình yên của nàng.

Câu 4: (5 điểm)

* Yêu cầu chung:

- Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Sử dụng tốt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong bài viết.

- Xây dựng được tình huống truyện hợp lý, lôi cuốn người đọc qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc chân thành trong sáng.

---(Để xem tiếp đáp án Câu 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (2,0 đ): Đọc các tổ hợp từ sau và trả lời theo yêu cầu bên dưới:

- Người sống đống vàng.

- Còn người còn của.

- Gan vàng dạ sắt.

- Quý hơn vàng.

a. Tổ hợp từ nào là thành ngữ?

b. Cho biết nghĩa của thành ngữ đã tìm được?

c. Đặt một câu có sử dụng thành ngữ đó?

Câu 2 (2,0đ):

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái hay của khổ thơ kết thúc bài “Đồng chí” của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Câu 3 (6,0đ):

Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (2,0 điểm) Cần trả lời các ý sau:

a. Tổ hợp từ gan vàng dạ sắt là thành ngữ (0.5đ)

b. Nghĩa của thành ngữ này là: Biểu thị tinh thần kiên định, vững vàng (0.5đ).

c. Đặt được câu sử dụng đúng thành ngữ trên, có dấu kết thúc câu (1,0đ). Ví dụ: Chiến sĩ ta gan vàng dạ sắt.

Câu 2 (2,0 điểm): Yêu cầu:

- Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn cho (0,5đ)

- Về nội dung đảm bảo những ý sau (1,5đ)

+ Đây là đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

+ Trong cảnh “rừng hoang sương muối”, các anh bộ đội “đứng cạnh bên nhau” phục kích, chờ giặc. Trăng như đang treo trên đầu ngọn súng của các anh. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” lung linh trong cảm hứng kết hòa hiện thực và lãng mạn, gợi lên bao liên tưởng và cảm nhận lí thú cho người đọc về: Súng và trăng, gần và xa, thực tại và thơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ… khổ thơ cho thấy bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội trong chiến đấu, đồng thời cho thấy vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Câu 3 (6 điểm):

- Yêu cầu chung: HS viết bài văn nghị luận đủ 3 phần. Trong khi phân tích phải dẫn thơ và phân tích cả nội dung và nghệ thuật. Nếu không dẫn thơ mà chỉ kể chung chung trừ nửa số điểm của bài. Giáo viên khi chấm chỉ coi đây là định hướng chấm, cần linh hoạt cho điểm hợp lý.

- Yều cầu cụ thể:

a. Mở bài (0,5đ)

- Giới thiệu Nguyễn Du và “Truyện Kiều”.

- Giới thiệu đoạn trích và vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.

b. Thân bài (5,0đ)

* Vị trí đoạn trích (0,5đ): Nằm ở phần 2 của “Truyện Kiều”, Tú Bà đưa Kiều ra sống một mình ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng Kiều, rắp tâm chuẩn bị một âm mưu mới.

* Cửa bể chiều hôm, trước lầu Ngưng Bích, một mình Kiều trơ trọi, cô đơn (1,0đ): HS trích dẫn thơ và phân tích cả nội dung và nghệ thuật.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS Lý Thường Kiệt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF