Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Đức Trọng
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Đức Trọng

Tải về
 
NONE

Nhằm hỗ trợ các em học sinh Lớp 10 trong việc ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Đức Trọng dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT ĐỨC TRỌNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: NGỮ VĂN 10

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi số 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.

Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.

Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.

(Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)

Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
C. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. nghị luận.
B. tự sự.
C. biểu cảm
D. miêu tả.

Câu 3. Ở văn bản này, người con đã gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh quen thuộc nào?

A. Cánh cò trắng, dải đồng xanh
B. Màu vàng hoa mướp, con gà cục tác lá chanh
C. Có cả cuộc đời hiện ra
D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ :

Thời gian chạy qua tóc mẹ

A. So sánh
B. Nói quá
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ

Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung chính của lời thơ sau:

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

A. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả.
B. Tình yêu thương của người con đối với mẹ.
C. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ
D. Tình thương của người mẹ đối với con.

Câu 6. Lời thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị lời ru của mẹ?

A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao
B. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa .
C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
D. Con gặp trong lời mẹ hát/ Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Câu 10. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?

A. Đề cập đến ý nghĩa lời ru của mẹ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối với công ơn của mẹ.
B. Đề cập đến hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.
C. Đề cập đến những năm tháng tuổi thơ của tác giả cùng người mẹ tảo tần.
D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ.

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Theo em, lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tâm hồn của người con?

Câu 9. Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho anh/chị những cảm xúc gì?

Câu 10. Nhà thơ Trương Nam Hương đã gửi gắm thông điệp gì từ văn bản trên?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Đọc văn bản:

Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa… Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)

Thực hiện yêu cầu:

Từ văn bản trên, anh/ chị viết một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống (khoảng 500 chữ).

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Câu 1.B

Câu 2.C

Câu 3.D

Câu 4.C

Câu 5.C

Câu 6.B

Câu 7.A

Câu 8.

- Lời ru của mẹ rất quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đời người con. Lời ru giúp con lớn lên khôn lớn, trưởng thành bay xa. Lời ru chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con….

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

Câu 9.

Gợi ý

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ là một người mẹ đã tần tảo, vượt qua những khó khăn vất vả để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Vì vậy, hình ảnh ấy gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng người đọc như:

+ Xúc động trước sự hi sinh của mẹ

+ Xót xa khi nhìn thấy mẹ già đi theo năm tháng

+ Yêu thương, trân quý, cảm phục sự hi sinh một đời của mẹ cho con cái.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

Câu 10.

Gợi ý thông điệp gửi gắm từ văn bản:

- Hãy luôn biết trân quý tình mẫu tử thiêng liêng/ trân quý tình cảm gia đình

- Luôn biết ơn công ơn dưỡng dục của mẹ cha

- Hãy phát huy những khúc hát ru để nuôi dưỡng tinh thần trẻ thơ…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,105 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

II. VIẾT (4.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới những vấn đề sau:

- Văn bản nói đến những thử thách của tuổi trẻ và khuyên tuổi trẻ cần có niềm tin trong cuộc sống.

- Giải thích: niềm tin là thứ bạn cảm nhận, tin tưởng vào một điều gì đó và mong muốn nó sẽ xảy ra theo cách mà bạn suy nghĩ.

- Phân tích, đánh giá, bàn bạc: Đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc đời, chúng ta thường nản lòng, chùn bước. Niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.

+ Niềm tin sẽ giúp ta mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua tất cả.

+ Niềm tin là động lực giúp bạn hoàn thành những mong muốn, dự định và đạt được mục tiêu của mình. Nó có thể định hướng và quyết định những hành động đúng đắn của bạn.

+ Niềm tin tạo ra năng lượng tích cực giúp bạn xóa bỏ những rào cản, tăng lòng nhiệt huyết, phát huy những năng lực và hành động khác của bản thân.

- Phê phán những người sống thiếu niềm tin: thường cảm giác bất an lo lắng, thiếu năng lượng, thiếu nỗ lực khiến bản thân buông xuôi.

- Bài học: Không có niềm tin thì cuộc sống sẽ vô nghĩa. Vì vậy, cần có niềm tin và hy vọng bạn sẽ thành công và hạnh phúc. Trước khi tin vào điều gì đó thì hãy tin vào chính bạn.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,105 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,105 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

2. Đề thi số 2

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 (1) Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Geneva (www.weforum.org) ngày 30/3/2020 đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming nhan đề: “Viet Nam shows how you can contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch: “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế” đánh giá Việt Nam ứng phó hiệu quả với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trở thành “ngọn hải đăng” về cách làm với nguồn lực hạn chế.

(2) Bài báo viết: Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.

(3) Theo đó, Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán.

[...]

(4) Tác giả bài viết đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh.

(5) Bài báo nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa hoàn toàn hiện đại song đã phòng chống đại dịch COVID-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và có tổ chức, có sự chuẩn bị, thể hiện vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người dân. Tác giả bài viết cho rằng “chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn và áp dụng từng bước một”.

(6) Trong khi đó, đài BBC dẫn nhận định của PGS. TS Jonathan London – một nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị người Mỹ – cho rằng “Việt Nam đã phản ứng một cách nghiêm túc” đối với đại dịch COVID-19.

(7) “Việt Nam – hình mẫu về cách thức kiềm chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong điều kiện hạn chế” là nội dung bài viết được đăng tải trên trang mạng zen.yandex.ru của Nga (zen.yandex.ru là trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới).

Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2 (1 điểm): Theo đoạn trích, tác giả bài báo đề cao vấn đề gì trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam?

Câu 3 (1 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về “ngọn hải đăng” mà tác giả bài báo đã nhấn mạnh trong đoạn (1) của văn bản.

Câu 4 (2 điểm): Các đánh giá của PGS. TS Jonathan London và của trangZen.yandex.ru có ý nghĩa như thế nào đối với quốc giaViệt Nam nói chung và với anh/chị nói riêng?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói thói quen đi học muộn.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Câu 1.

- Loại văn bản: bản tin.

- Phong cách ngôn ngữ: báo chí.

Câu 2.

- Theo đoạn trích, tác giả bài báo đã đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh.

Câu 3.

- Hải đăng (đèn biển) là ánh sáng của những cột đèn đường trên biển giúp thuỷ thủ tìm đường vào cảng, xác định vị trí của mình trên biển và ánh sáng của ngọn hải đăng còn có tác dụng báo hiệu cho những con tàu những nơi có đá ngầm, vách đá. Vì thế “ngọn hải đăng” thường được gắn với hình ảnh của sự dẫn đường.

- Lấy hình ảnh “ngọn hải đăng” tác giả bài báo đã bày tỏ sự tôn trọng đối với Việt Nam. Việt Nam là một điểm sáng trong việc phòng chống dịch covid-19 một cách có hiệu quả từ nguồn lực hạn chế.Tác giả cũng tôn vinh Việt Nam như một quốc gia dẫn đường, tiên phong trong việc phòng chống thảm họa nhân loại đầu năm 2020.

Câu 4.

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý về nội dung:

+ Đối với quốc gia Việt Nam: Việt Nam cho thấy được sức ảnh hưởng của mình trong việc phòng chống đại dịch, là điểm sáng của Châu Á và thế giới. Uy tín Việt Nam được nâng cao trong mắt bạn bè khu vực và quốc tế. Việt Nam đã nỗ lực, nghiêm túc và trách nhiệm hết mình cùng thế giới dựng thành lũy để ngăn chặn covid-19.

+ Đối với em: Em thấy hãnh diện, tự hào về dân tộc mình.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

ĐƯỜNG ĐI HỌC

Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó

Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình

Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ

Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…

Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược

Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe

Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót

Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe

Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ

Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài

Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt

Túc tắc rồi con cũng lớn như ai.

Thêm một tuổi là con thêm một lớp

Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn

Con đường cũ mở ra nhiều lối mới

Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.

Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc

Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn

Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất

Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con!

18.02.2003

(Trích Từ khi có phượng, Nguyễn Ngọc Hưng NXB Hội nhà văn, 2005, tr.7-8)

Câu 1 (1 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1 điểm): Giải nghĩa các từ ngữ sau: khúc khuỷu, chững chạc, túc tắc và heo hút.

Câu 3 (1 điểm): Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ.

Câu 4 (2 điểm): Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học của mình.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề” “Thói vô trách nhiệm trước cuộc sống”.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu 1.

- Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuât.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2.

- Khúc khuỷu: có nhiều đoạn gấp khúc nối tiếp nhau.

- Chững chạc: đứng đắn, đàng hoàng.

- Túc tắc: thong thả, không nhanh, nhưng đều đặn

- Heo hút: vắng và khuất, thiếu bóng người, gây cảm giác buồn, cô đơn

Câu 3.

- Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ:

+ Tình cảm gắn bó, yêu thương

+ Thái độ trân trọng và tự hào.

Câu 4.

- HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, cần có suy nghĩ tích cực, hợp lí, thuyết phục.

- Gợi ý:

+ Con đường đi học xa xôi, gian khó nhưng nó là con đường đẹp, gắn liền với tuổi thơ.

+ Con đường gần gũi, thân thuộc ngay trên chính quê hương mình....

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

CHÂN QUÊ

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

(Nguyễn Bính – Thơ và đời, NXB Văn học, 2003)

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Qua bài thơ, anh/chị hiểu nghĩa của từ “chân quê” như thế nào?

Câu 3 (1,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 4 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị rút về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc về nghệ thuật của một bài thơ anh/chị yêu thích.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu 1.

- Thể thơ: lục bát

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2.

- Nghĩa của từ “Chân quê”: vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm, giản dị và chân chất.

Câu 3.

- Nhân vật trữ tình: “anh” – một chàng trai thôn quê.

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Bồn chồn, mong đợi người yêu; bất ngờ đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái; trách móc, xót xa, tiếc nuối trước sự thay đổi ấy; mong muốn, nhắc nhở người mình yêu gìn giữ vẻ đẹp truyền thống và cái gốc mộc mạc, đằm thắm của quê hương (trong cách ăn mặc) mà cha ông ta đã tạo nên.

Câu 4.

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý về nội dung:

+ Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Đó là kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm. Nhưng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là từ chối tiếp nhận tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác.

+ Muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải có bản lĩnh văn hóa, một mặt phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc, mặt khác tiếp thu có chọn lọc những gí trị của các nền văn hóa khác để làm giàu có thêm nền văn hóa nước nhà.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Chiếm hết chỗ

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng:

- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!

Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:

- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy.

Người nhà giàu nói:

- Đã xuống địa ngục sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?

Người ăn mày đáp:

- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!

(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.

Câu 2 (1,0 điểm): Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin?

Câu 3 (1,5 điểm): Bài học được rút qua câu chuyện là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội.

Câu 2 (5,0 điểm): Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2 (1,0 điểm): Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục.

Câu 3 (1,5 điểm): Bài học được rút ra từ câu chuyện: không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần nội dung Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Đức Trọng. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON