Nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Vĩnh Hưng được biên soạn bởi HOC247 sau đây giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 lớp 8 sắp tới. Hi vọng với tài liệu đề thi giữa HK1 Lịch sử 8 dưới đây giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!
TRƯỜNG THCS VĨNH HƯNG |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ 8 Thời gian làm bài: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là
A. Cách mạng Hà Lan.
B. Đấu tranh thống nhất nước Đức.
C. Duy tân Minh Trị.
D. Đấu tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mĩ.
Câu 2: Sự kiện nào trong tiến trình Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đề cập đến trong đoạn thơ dưới đây?
“Tháng bảy nóng, bụi mờ và nắng ngập
Tất cả Pa-ri nổi dậy tưng bừng
Không gian xanh dội tiếng hát vang lừng
Hồn cách mệnh đã châm ngòi thuốc nổ”
(Tố Hữu)
A. Vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.
B. Quần chúng cách mạng đánh chiếm ngục Ba-xti.
C. Quốc hội Lập hiến tuyên bố “tổ quốc lâm nguy”.
D. “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” được thông qua.
Câu 3: Ba nhà tư tưởng lớn đại diện cho trào lưu Triết học ánh sáng ở Pháp thế kỉ XVIII là
A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
B. Phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.
C. Vôn-te, Rut-xô, Ô Oen.
D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.
Câu 4: Các chính sách của Công xã Pari nhằm phục vụ quyền lợi cho đối tượng nào?
A. Nhân dân lao động.
B. Giai cấp tư sản.
C. Quý tộc phong kiến.
D. Tăng lữ giáo hội.
Câu 5: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là
A. “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
B. “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt”.
C. “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
D. “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
Câu 6: Sự kiện nào được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?
A. Cuộc khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin (tháng 6/1905).
B. Cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua (tháng 1/1905).
C. Cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Mát-xcơ-va (tháng 12/1905).
D. Lễ kỉ niệm ngày Quốc tế lao động của công nhân toàn Nga (1/5/1905).
Câu 7: Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của đế quốc nào?
A. Hà Lan.
B. Đức.
C. Pháp.
D. Anh.
Câu 8: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Vì sao nói “Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới – nhà nước của dân, do dân và vì dân”? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của Công xã Pa-ri? Thất bại của Công xã Pa-ri đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới?
Câu 2 (3,0 điểm): Những nguyên nhân nào khiến các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? Trình bày những nét lớn về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Bảng đáp án:
1 - A |
2 - B |
3 - A |
4 - A |
5 - C |
6 - C |
7 - D |
8 - B |
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1:
* “Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới – nhà nước của dân, do dân và vì dân”
- Cơ cấu tổ chức của Công xã Pa-ri: nhân dân bầu ra các đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước (theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu); các uỷ viên làm việc trong các Uỷ ban Công xã sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn nếu như họ làm việc thiếu trách nhiệm.
- Các chính sách của Công xã đều phục vụ cho quyền lợi của nhân dân lao động.
=> Công xã là chính quyền do nhân dân bầu lên, bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động, điều này khác về bản chất so với các hình thức nhà nước của giai cấp bóc lột trước đây (bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị).
* Nguyên nhân thất bại của Công xã Pa-ri
- Giai cấp vô sản Pháp còn non yếu, chưa đủ sức lãnh đạo cách mạng, thiếu sự lãnh đạo của một chính đảng cách mạng vững mạnh.
- Giai cấp tư sản Pháp và các thế lực phản động cấu kết với nhau để tiêu diệt, đàn áp lực lượng cách mạng.
- Công xã còn phạm một số sai lầm: chưa thực hiện liên minh với giai cấp nông dân trong quá trình giành và giữ chính quyền; bỏ lỡ thời cơ, không kiên quyết trấn áp kẻ thù.
* Bài học kinh nghiệm giai cấp vô sản thế giới có thể học hỏi từ Công xã Pa-ri
- Cách mạng muốn giành thắng lợi thì nhất định phải có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính.
- Coi trọng vấn đề xây dựng khối liên minh công – nông.
- Phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết trấn áp kẻ thù.
- Xây dựng nhà nước của dân - do dân - vì dân
Câu 2:
* Nguyên nhân các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây:
- Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn => đáp ứng được nhu cầu về nguyên – nhiên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ của các nước đế quốc.
- Từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chính quyền phong kiến ở các nước Đông Nam Á đã lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng => tạo điều kiện cho các nước đế quốc xâm chiếm dễ dàng hơn.
* Quá trình xâm lược Đông Nam Á của các nước đế quốc
- Từ thế kỉ XV – XX, thông qua việc sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với các thủ đoạn chính trị - ngoại giao thâm độc, thực dân phương Tây đã từng bước xâm nhập và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á.
- Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quá trình xâm lược và phân chia thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã cơ bản hoàn thành:
+ In-đô-nê-xi-a bị biến thành thuộc địa của thực dân Hà Lan.
+ Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ.
+ Miến Điện, Mã Lai là thuộc địa của thực dân Anh.
+ Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) là thuộc địa của thực dân Pháp.
- Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa, tuy nhiên Xiêm bị lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài và trở thành “vùng đệm” của Anh và Pháp.
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS VĨNH HƯNG- ĐỀ 02
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Câu 1: Lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh là giai cấp và tầng lớp nào?
A. Quý tộc mới và nông dân.
B. Tư sản và thợ thủ công.
C. Quý tộc mới và tư sản.
D. Quý tộc cũ và tư sản.
Câu 2: Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì?
A. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội của vua Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.
B. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử.
C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chế độ quân chủ.
D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua.
Câu 3: Cuộc nội chiến ở Anh diễn ra giữa các thế lực nào?
A. Vua Sác-lơ I với quý tộc mới.
B. Vua Sác-lơ I với Quốc hội.
C. Quý tộc mới với nông dân.
D. Tư sản với địa chủ phong kiến..
Câu 4: Đến đầu thế kỉ XVII, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?
A. Sản xuất thủ công nghiệp.
B. Sản xuất nông nghiệp.
C. Sản xuất len dạ.
D. Sản xuất và chế biến thủy tinh.
Câu 5: Sự kiện nào châm ngòi cho cách mạng tư sản bùng nổ ở Anh?
A. Tây Ban Nha đàn áp những người theo Tân giáo.
B. Nhà vua triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế.
C. Nhà vua triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để vay tiền.
D. “Chè Bô-xtơn”.
Câu 6: Đặc điểm nào không phải là biểu hiện của tình hình kinh tế, xã hội nước Anh trước cách mạng?
A. Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.
B. Quốc hội mâu thuẫn với vua và quý tộc phong kiến cũ.
C. Tư sản giàu lên nhanh chóng.
D. Chia thành ba đẳng cấp.
Câu 7: Câu nói Cừu ăn thịt người” phản ánh hiện tượng gì ở nước Anh đầu thế kỉ XVII?
A. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp.
B. Anh trở thành “công xưởng” bóc lột giai cấp công nhân.
C. Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ.
D. Thuế khóa của chế độ phong kiến nặng nề.
Câu 8: Nguyên nhân nào thúc đẩy thực dân Anh nhanh chóng thành lập các thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ?
A. Chiếm đất đai mở rộng thị trường, phục vụ cho sự phát triển công nghiệp ở chính quốc.
B. Khai thác đất đai phì nhiêu, giàu tài nguyên của người Mĩ.
C. Làm cho mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh..
D. Tìm không gian sống cho cư dân Anh.
Câu 9: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có tính chất là:
A. một cuộc cách mạng tư sản.
B. một cuộc chiến tranh giành độc lập.
C. một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới.
D. một cuộc cách mạng vô sản.
Câu 10: Tại sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Vì giai cấp chủ nô cũng tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng này.
B. Vì sau khi chiến tranh kết thúc, G. Oasinhton được bầu làm tổng thống.
C. Vì cuộc chiến tranh này đã không xoá bỏ chế độ nô lệ
D. Vì cuộc chiến tranh này đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ
.......
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS VĨNH HƯNG- ĐỀ 03
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Câu 1: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là:
A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến
B. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
C. Giai cấp tư sản va giai cấp tiểu tư sản
D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân
Câu 2: Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào?
A. Vương quốc Tây Ban Nha
B. Vương quốc Bồ Đào Nha
C. Vương quốc Pháp
D. Vương quốc Anh
Câu 3: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?
A. Sản xuất thủ công nghiệp
B. Sản xuất nông nghiệp
C. Sản xuất và chế biến thủy tinh
D. Sản xuất len dạ
Câu 4: Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì?
A. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử.
B. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.
C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chẽ độ quân chủ.
D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem O-ran-giơ lên ngôi vua.
Câu 5: Lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh là giai cấp và tầng lớp nào?
A. Quý tộc mới và nông dân.
B. Tư sản và thợ thủ công.
C. Quý tộc mới và tư sản.
D. Quý tộc cũ và tư sản.
Câu 6: Đâu không phải là mục đích của thực dân Anh khi xâm chiếm các thuộc địa ở Bắc Mĩ?
A. Truyền bá Anh giáo vào khu vực này.
B. Biến khu vực này thành nguồn cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc.
C. Mở rộng thêm lãnh thổ của đế quốc Anh.
D. Khai hoá văn minh cho người Indian.
Câu 7: Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trong giữa thế kỉ XVIII là gì?
A. Miền Nam phát triển kinh tế nông nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp.
B. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp,
C. Kinh tế 13 thuộc địa sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. Miền Nam và miền Bắc đều phát triển kinh tế đồn điền và công thương nghiệp.
Câu 8: Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A. Sự kiện “chè Boston”
B. Mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ.
C. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.
D. Mâu thuần giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Anh.
Câu 9: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến
B. Cộng hoà tư sản
C. Quân chủ chuyên chế
D. Cộng hòa tổng thống.
Câu 10: Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở nước Pháp là
A. Đề cao quyền tự do của con người.
B. Đề cao tưtưởng của các nhà triết học ánh sáng.
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
D. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
.......
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS VĨNH HƯNG- ĐỀ 04
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Câu 1: Đặc điểm nào không phải là biểu hiện của tình hình kinh tế, xã hội nước Anh trước cách mạng?
A. Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.
B. Quốc hội mâu thuẫn với vua và quý tộc phong kiến cũ.
C. Tư sản giàu lên nhanh chóng.
D. Chia thành ba đẳng cấp.
Câu 2: Câu nói Cừu ăn thịt người”phản ánh hiện tượng gì ở nước Anh đầu thế kỉ XVII?
A. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp.
B. Anh trở thành “công xưởng” bóc lột giai cấp công nhân.
C. Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ.
D. Thuế khóa của chế độ phong kiến nặng nề.
Câu 3: Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở nước Pháp là
A. Đề cao quyền tự do của con người.
B. Đề cao tưtưởng của các nhà triết học ánh sáng.
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
D. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
Câu 5: Trước cách mạng, thể chế chính trị của nước Pháp là
A. quân chủ lập hiến.
B. cộng hoà tư sản.
C. quân chủ chuyên chế.
D. độc tài quân sự.
Câu 6: Trong xã hội Pháp, đẳng cấp thứ ba gồm các giai cấp và tầng lớp nào?
A. Tư sản, nông dân, công nhân.
B. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị.
C. Tư sản, quý tộc phong kiến, nông dân.
D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công.
Câu 7: Cách mạngtư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đạt đến đỉnh cao khi chính quyền
A. đặt dưới sự lãnh đạo của phái Gia cô banh.
B. do Napôlêôn đứng đầu.
C. đặt dưới sự lãnh đạo của phái Girôngđanh.
D. đặt dưới sự lãnh đạo của pháilập hiến.
Câu 8: Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng đối với cách mạng tư sản Pháp là
A. Đưa ra những lí thuyết về xây dựng nhà nước mới.
B. Phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời.
C. Dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.
D. Đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên.
Câu 9: Trong các cuộc cách mạng tư sản diễn ra từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII, cách mạng tư sản Pháp được đánh giá làcuộc cách mạng.
A. tiêu biểu nhất.
B. mở đầu thời kì cận đại.
C. triệt để nhất.
D. đạt đến đỉnh cao.
Câu 10: Điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm Oát 1784 so với những phát minh, sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII-XIX là
A. làm năng suất lao động tăng.
B. được áp dụng trong sản xuất.
C. giảm sức lao động cơ bắp của con người.
D. máy móc hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên.
.......
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS VĨNH HƯNG- ĐỀ 05
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Câu 1: Cuộc nội chiến ở Anh diễn ra giữa các thế lực nào?
A. Vua Sác-lơ I với quý tộc mới.
B. Vua Sác-lơ I với Quốc hội.
C. Quý tộc mới với nông dân.
D. Tư sản với địa chủ phong kiến..
Câu 2: Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?
A. Tư sản công nghiệp.
B. Tư sản hóa quý tộc.
C. Quý tộc tư sản hóa Gioong-ke.
D. Quý tộc mới.
Câu 3: Đến thế kỉ XVII nền kinh tế nước nào phát triển nhất châu Âu?
A. Hà Lan.
B. Anh
C. Pháp.
D. Đức.
Câu 4: Đầu thế kỉ XVII, các quý tộc ở Anh tiến hành “rào đất cướp ruộng” để làm gì?
A. Nuôi bò sữa.
B. Chăn nuôi cừu.
C. Trồng bông.
D. Trồng lúa mì.
Câu 5: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có tính chất là
A. một cuộc cách mạng tư sản.
B. một cuộc chiến tranh giành độc lập.
C. một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới.
D. một cuộc cách mạng vô sản.
Câu 6: Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào?
A. Hòa ước Mác xây.
B. Hòa ước Brer-li-tốp.
C. Hiệp ước Véc-xai.
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 7: Tại sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Vì giai cấp chủ nô cũng tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng này.
B. Vì sau khi chiến tranh kết thúc, Oasinhton được bầu làm tổng thống.
C. Vì cuộc chiến tranh này đã không xoá bỏ chế độ nô lệ
D. Vì cuộc chiến tranh này đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ
Câu 8: Trước cách mạng xã hội Pháp được chia thành ba đẳng cấp là
A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân.
B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.
C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.
D. Quý tộc, tư sản, các tầng lớp khác.
Câu 9: Tính chất của cuộc cách mạng Pháp 1789 là gì?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Cách mạng dân chủ tư sản.
C. Cách mạng vô sản.
D. Cách mạng dân chủ nhân dân
Câu 10: Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng đối với cách mạng tư sản Pháp là
A. Đưa ra những lí thuyết về xây dựng nhà nước mới.
B. Phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời.
C. Dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.
D. Đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên.
.......
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Vĩnh Hưng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Tô Vĩnh Diện
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trung Văn
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.