YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Cao Bá Quát

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 lớp 11 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Cao Bá Quát. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Lịch Sử 11.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: LỊCH SỬ 11

Thời gian làm bài: 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (7đ)

Câu 1. Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?

A. Giáo dục.              

B. Quân sự.                   

C. Kinh tế.     

D. Chính trị.

Câu 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe

A. Anh, Pháp, Nga    

 B. Anh, Pháp, Mĩ.     

C. Đức, Áo – Hung.      

D. Đức, Áo Hung, Italia.

Câu 3. Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của

A. giai cấp vô sản Trung Quốc.                                 

B. giai cấp nông dân Trung Quốc.

C. giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc.                     

D. Liên minh giữa tư sản và vô sản.

Câu 4. Đâu không phải là nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp ở Lào và Campuchia ?

A. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc.

B. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học.

D. Thực dân Pháp còn mạnh.

Câu 5. Những ngành kinh tế nào phát triển nhanh sau cải cách Minh Trị ở Nhật ?

A. Nông nghiệp, công nghiệp, đường sắt, ngoại thương.

B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải, ngân hàng.

C. Công nghiệp, đường sắt, hàng hải, ngoại thương.

D. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương, hàng hải.

Câu 6. Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành thuộc địa là nhờ

A. duy trì chế độ phong kiến.                                    

B. tiến hành cách mạng vô sản.

C. tăng cường khả năng quốc phòng.                        

D. thực hiện chính sách duy tân của Ra ma V.

Câu 7. Đặc điểm của đế quốc Nhật  Bản là chủ nghĩa

A. đế quốc thực dân.                                                  

B. đế quốc phong kiến quân phiệt.

C. đế quốc  cho vay nặng lãi.                 

D. quân phiệt hiếu chiến.

Câu 8. Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) mang tính chất là cuộc cách mạng

A. vô sản.                   

B. dân chủ tư sản.              

C. tư sản.            

D. xã hội chủ nghĩa.

Câu 9. Phong trào đấu tranh nào của nhân dân Trung Quốc đã lật đổ được chế độ phong kiến?

A. khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc.                        

B. cuộc Duy Tân Mậu Tuất.

C. phong trào Nghĩa Hòa Đoàn .                               

D. cách mạng Tân Hợi 1911.

Câu 10. Nguyên cớ của chiến tranh thế giới thứ nhất là sự kiện

A. thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát.          

C. Nga tấn công vào Đông Phổ.    

B. Vua Vin-hen II của Đức bị người Pháp tấn công.    

D. phe Hiệp ước thành lập.

Câu 11. Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội dựa trên học thuyết

A. Học thuyết Tam dân của Lương Khải Siêu.         

B. Tam dân của Khang Hữu Vi.

C. Tam dân của Tôn Trung Sơn.                               

D. Học thuyết Tam dân của Từ Hi Thái hậu.

Câu 12. Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)?

A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

B. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc.

C. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.

D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

Câu 13. Đâu không phải là mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?

A. Đánh đổ Mãn Thanh.                                            

B. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.

C. Bình đẳng ruộng đất cho dân cày.                        

D. Đánh đuổi đế quốc xâm lược.

Câu 14.Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hiếu chiến nhất?

A. Anh.                  

B. Nhật.                

C. Đức.                          

D. Mĩ

Câu 15. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau là

A. Liên minh và Hiệp ước.                                        

B. Hiệp ước và Phát xít.

C. Phát xít và Liên minh.                                           

D. Hiệp ước và Đồng minh.

Câu 16. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ), mang tính chất

A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.                         

B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa             

D. chính nghĩa về các nước thuộc địa.

Câu 17. Từ sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, bài học quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh?

A. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

B. Biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình.

C. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.

D. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là lí do để các nước phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX?

A. Lãnh thổ  khá rộng.                                               

B. Có nhiều tài nguyên.

C. Trình độ phát triển thấp kém.                               

D. Đa dạng về dân tộc và tôn giáo.

Câu 19. Cuộc khởi nghĩa nào được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu chống Pháp giữa Việt Nam và Cam pu chia?

A. Khởi nghĩa Pu- côm - bô.                                     

B. Khởi nghĩa Si- vô- tha.                                                            

C. Khởi nghĩa Pha- ca -đuốc.                                    

D. Khởi nghĩa Ong Kẹo.

Câu 20. Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) được tiến hành nhằm mục đích là đưa Nhật Bản

A. trở thành một cường quốc ở Châu Á.                

B. thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.

C. phát triển mạnh như các nước phương Tây.

D. thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

Câu 21. Hệ quả ngoài ý muốn của các nước đế quốc khi tham gia CTTG I là

A. bị thiệt hại nặng nề về sức người, sức của.

B. gây ra những mâu thuẫn trong phe đế quốc.

C. sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga.

D. Gây đau thương, chết chóc cho nhân loại.

II. Phần tự luận (3đ)

 Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cải cách như thế nào để đưa Nhật Bản vượt qua khủng hoảng? Liên hệ với tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm (7đ)

1.A

6.D

11.C

16.C

21.C

2.C

7.B

12.B

17.B

 

3.C

8.C

13.D

18.D

 

4.B

9.D

14.C

19.A

 

5.C

10.A

15.A

20.D

 

 

II. Phần tự luận (3đ)

Đáp án

Để đưa Nhật Bản vượt qua khủng hoảng Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cải cách:

- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân…Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

- Về kinh tế: Thực hiện thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…

- Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu của phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, mời chuyên gia nước ngoài...

- Về giáo dục: Ban hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây...

Liên hệ với tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, chế độ phong kiến đã rơi vào tình trạng khủng. Tuy nhiên, Vua quan triều đình Nguyễn đã thực hiện chính sách bảo thủ, khước từ những đề nghị cải cách của nhóm Duy tân do Nguyễn Trường Tộ đứng đầu. Hậu quả, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT- ĐỀ 02

Câu 1: Những quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân Pháp từ nửa sau thế kỉ XIX?

A. Philippin, Xingapo, Brunây.                         

B.  Malaixia, Miến Điện (Mianma).

C. Việt Nam, Lào, Campuchia.                          

D.  Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia.

Câu 2:  Ý nào sau đây giải thích đúng về đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

A. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực hoàn toàn thuộc về tầng lớp quí tộc tư sản hoá.

B. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.

C. Tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị, chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.

D.  Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.

Câu 3:  Từ giữa thế ki XIX,  chế độ nào giữ địa vị thống trị ở các nước Đông Nam Á?

A.  Xã hội chủ nghĩa.         

B.  Chiếm nô.         

C.  Phong kiến.           

D.   Tư bản chủ nghĩa.    

Câu 4:  Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là phong trào đấu tranh của giai cấp

A.  tư sản.         

B. binh lính.                 

C. nông dân.            

D. công nhân.

Câu 5:   Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ đề ra chủ trương đấu tranh bằng phương pháp nào trong 20 năm đầu (1885 - 1905)?

A.  Kết hợp ôn hòa và bạo lực.                                 

B.  Bạo lực.

C.  Ôn hòa.                                                                

D.  Kết hợp cải cách với bạo lực.

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây cho thấy cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A.  Không lật đổ được triều đại phong kiến Mãn Thanh.

B. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Đã lật đổ được hoàn toàn ách thống trị của các nước đế quốc.

D. Không mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 7:  Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A.  phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.                  

B.  chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.

C.  phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.                

D.  chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa.

Câu 8: Nội dung nào trong cải cách giáo dục  được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản?

A.  Pháp luật và triết học.                          

B.  Khoa học kĩ thuật.                          

C.  Các giáo lí của tôn giáo.                        

D.  Văn học nghệ thuật.

Câu 9:  Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

A.  Giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lãnh đạo phong trào.

B.  Chưa có một đường lối đấu tranh đúng đắn.

C.  Do sự chống đối của phái thủ cựu trong triều đình.

D.  Các nước đế quốc mạnh về quân sự, kinh tế.

Câu 10:  Nội dung nào sau đây không phải là một trong những mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội (1905)?

A.  khôi phục Trung Hoa.                                         

B.  quyền bình đẳng ruộng đất.

C.  thành lập Dân quốc.                                            

D.  quyền bình đẳng nam nữ

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT- ĐỀ 03

I.  TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Tiểu thuyết nổi tiếng “Những người khốn khổ” là tác phẩm của

A. Vích-to Huy-gô.

B. Lép Tôn-xtôi.

C. Mác-tuên.

D. Ban-dắc.

Câu 2. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đó là

A. phe Liên minh và phe Trục.

B. phe Liên minh và phe Hiệp ước.

C. phe Hiệp ước và phe Đồng minh.

D. phe Đồng minh và phe Trục.

Câu 3. Mục đích của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành hàng loạt cải cách trên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự là gì?

A. Đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển giàu mạnh.

B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á.

C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.

D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

Câu 4. Mục đích chính của Mĩ khi thực hiện các chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?

A. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh trở thành đồng minh của Mĩ.

B. Hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển đất nước.

C. Tạo ra một liên minh kinh tế - chính trị, hợp tác cùng phát triển ở châu Mĩ.

D. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau”, thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu 5. Cho các dữ kiện sau :

1. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay.

2. Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

3. Thực dân Anh thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

4. Hơn 10 vạn người Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát vang bài "Kính chào Người - Mẹ hiền Tổ quốc”.

Hãy sắp xếp theo tiến trình cao trào cách mạng 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ?

A. 2, 4, 1, 3.

B. 1, 2, 4, 3.

C. 2, 1, 4, 3.

D. 2, 4, 3, 1.

Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.

B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học.

C. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

D. Thực dân Pháp có quân đội mạnh, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.

Câu 7.Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của

A. thực dân Anh.

B. thực dân Pháp.

C. thực dân Hà Lan.

D. thực dân Tây Ban Nha.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến việc các nước thực dân Phương Tây xâm lược Đông Nam Á?

A. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng, suy yếu.

B. Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí thuận lợi.

C. Đông Nam Á có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công dồi dào.

D. Đông Nam Á có nền kinh tế yếu kém, lạc hậu.

Câu 9. Các nước tư bản Phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi khi

A. kênh đào Xuyê hoàn thành.

B. kênh đào Panama hoàn thành.

C. nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ.

D. chính quyền nhiều quốc gia suy yếu.

Câu 10. Hai nước ở Châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân Phương Tây cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Êtiôpia và Ai Cập.

B. Angiêri và Tuynidi.

C. XuĐăng và Ănggôla.

D. Êtiôpia và Libêria.

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT- ĐỀ 04

I.  TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ La Tinh phải tiếp tục đối mặt là

A. tình trạng nghèo đói.

B. kinh tế, xã hội lạc hậu

C. các cuộc xung đội sắc tộc, tôn giáo

D. chính sách bành trướng của Mĩ

Câu 2. Sự kiện nổi bật nhất năm 1889 ở Nhật Bản là

A. chế độ Mạc Phủ sụp đổ.

B. hiến pháp mới được công bố.

C. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa với Đức.

D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa với Nga.

Câu 3. Thành quả lớn nhất của Cách mạng Tân Hợi là

A. đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo.

B. công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân.

C. chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.

D. buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí.

Câu 4. Ý nào không phản ánh ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi?

A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

B. Chấm dứt sự thống trị các nước đế quốc ở Trung Quốc.

C. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.

D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

Câu 5. Ý nào sau đây phản ánh đúng tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?

A. Cách mạng tư sản.

B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

C. Cách mạng tư sản không triệt để.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 6. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu là

A. vấn đề sở hữu vũ khí hạt nhân.

B. vấn đề thuộc địa.

C. chiến lược phát triển kinh tế.

D. chính sách đối ngoại.

     Câu 7. Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Tiến công trực tiếp vào các đối thủ.

B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa

C. Đánh lâu dài để giữ gìn lực lượng.

D. đánh nhanh thắng nhanh, đánh chớp nhoáng.

Câu 8. Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất vì

A. muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe.

B. chưa đủ tiềm lực để tham chiến.

C. không muốn tham gia vào chiến tranh.

D. sợ quân Đức tấn công.

Câu 9. Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn đã xuất hiện ở Pháp vào thế kỉ

A. XVI.

B. XVII.

C. XVIII.

D. XIX.

Câu 10. Người có cống hiến to lớn cho nền hợp xướng thế giới là

A. Traicốpxki.

B. Béttôven.

C. Bach.

D. Mooda.

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT- ĐỀ 05

TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1Văn học, nghệ thuật thời cận đại có vai trog quan trọng trong việc

A. tấn công vào thành trì chế độ phong kiến, hình thành quan điểm của giai cấp tư sản.

B. là cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa.

C. định hướng cho sự phát triển văn hóa của các quốc gia.

D. khẳng định những giá trị truyền thống dân tộc.

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào trong khoảng thời gian 1901 – 1903 do ai lãnh đạo?

A. Sivôtha      

B. Pucômpô      

C. Phacađuốc         

D. Achaxoa

Câu 3: Sự kiện gì đã xảy ra ở Ấn Độ vào tháng 6/1908?

A. Gandhi bị ám sát.                     

B. Anh bắt giam Tilắc

C. Anh ban hành đạo luật chia cắt xứ Bengan.   

D. Cuộc khởi nghĩa Xipay bùng nổ

Câu 4: Đến giữa thế kỉ XIX, thể chế chính trị của Nhật là:

A. Thiên Hoàng nắm toàn quyền, Shogun là người phụ chính.

B. Thiên Hoàng và Shogun chia sẻ quyền lực.

C. Thiên Hoàng chỉ là hư vị, Shogun nắm thực quyền.

D. Thiên Hoàng cai trị triều đình trung ương, Shogun cai quản địa phương.

Câu 5: Tại sao các tầng lớp trong xã hội Nhật đấu tranh chống chế độ Mạc phủ?

A. Vì Mạc phủ phát động cuộc chiến tranh Trung – Nhật làm đất nước Nhật bị tàn phá.

B. Vì Mạc phủ kí với các nước đế quốc những hiệp ước bất bình đẳng.

C. Vì Mạc phủ tiến hành cuộc Duy tân Minh trị.

D. Vì Mạc phủ phản bội Thiên Hoàng.

Câu 6: Tại sao nói nền kinh tế TBCN đã phát triển nhanh chóng ở Nhật vào giữa thế kỉ XIX?

A. Vì Nhật Bản ban hành Hiến pháp và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

B. Vì số lượng địa chủ tăng, số lượng tư sản giảm.

C. Vì kinh tế hàng hóa phát triển và số lượng công trường thủ công tăng nhanh.

D. Vì Nhật đã thống nhất chế độ thuế khóa và tiền tệ.

Câu 7: Ngày 11/11/1918 đã xảy ra sự kiện gì?

A. Cách mạng Đức bùng nổ.

B. Hồng quân Liên Xô giải phóng Béclin.

C. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Béclin.

D. Đức đầu hàng không điều kiện.

Câu 8: Minh Trị Thiên hoàng ban hành Hiến pháp vào năm nào?

A. 1900      

B. 1868      

C. 1945       

 D. 1889

Câu 9: Năm 1915, Đức – Áo – Hung tập trung tấn công nước nào?

A. Nga      

B. Pháp      

C. Anh        

D. Mĩ

Câu 10: Tại sao Đức phải điều bớt quân từ mặt trận phía Tây về mặt trận phía Đông vào năm 1914?

A. Vì Nga tấn công Đông Phổ.

B. Vì quân Đức đánh thua quân Pháp

C. Vì không quân Anh bỏ bom Béclin. D. Vì quân Đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy.

TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1: Tình hình nước Đức trong những năm 1918 – 1923 có những điểm nào nổi bật?

Câu 2: Vì sao Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Cao Bá Quát. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF