YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Địa lí 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

Tải về
 
NONE

Với 5 đề thi mẫu tham khảo trong Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Địa lí 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Đinh Tiên Hoàng do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em hoàn thiện kỹ năng làm bài trắc nghiệm và kỹ năng vẽ - nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, ..... Chúc các em đạt được kết quả cao trong kì thi giữa Học kì 1 sắp tới nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: ĐỊA LÍ  8

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm khách quan

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Châu Á tiếp giáp với châu lục và đại dương nào?

A. Châu Phi, châu Âu và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

B. Châu Mĩ, châu Âu và Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

C. Châu Âu, châu Phi và Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương.

D. Châu Phi, châu Mĩ,và Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

Câu 2: Ý nào sau đây không thuộc đặc điểm địa hình châu Á?

A.  Địa hình rất đa dạng, phức tạp.

B.  Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích.

C. Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ nhất thế giới.

D.  Núi, sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm châu lục.

Câu 3: Khu vực tập trung  nhiều dầu mỏ, khí đốt ở châu Á là:

A. Tây Nam Á.         B. Đông và Bắc Á.           C. Trung Á.        D. Đông Nam Á.

Câu 4: Khí hậu gió mùa châu Á không có kiểu

A. khí hậu gió mùa nhiệt đới.                   B. khí hậu gió mùa cận nhiệt

C. khí hậu ôn đới gió mùa.                       D. khí hậu cận cực gió mùa.

Câu 5: Khí hậu gió mùa châu Á phân bố ở đâu:

A. Bắc Á, Trung Á                                   B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

C. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á.    D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.

Câu 6 : Kiểu khí hậu lục địa phân bố ở đâu của châu á:

A. Bắc Á, Trung Á.                                  B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

C. Tây Nam Á, vùng nội địa                    D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.

Câu 7: Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang, sông Mê Công bắt nguồn từ

A. dãy Thiên Sơn.                              B. hồ Bai Can     

C. sơn nguyên Tây Tạng.                  D. sơn nguyên Đê Can.

Câu 8: Rừng lá kim phân bố ở:

A. Nam Á.                  B. Bắc Á.              C. Tây Nam Á.                  D. Đông Á.

Câu 9: Rừng cận nhiệt đới phân bố ở:

A. Đông Nam Á.      B.Trung Á.              C. Đông Á.                            D. Bắc  Á.

Câu 10: Rừng nhiệt đới ẩm phân bố ở:

A. Đông Nam Á và Nam Á.                           B. Đông Á và Bắc Á.

C. Trung Á và Tây Nam Á.                            D. Bắc  Á và Nam Á.

Câu 11: Sự thay đổi của cảnh quan châu Á là do

A. sự thay đổi của khí hậu.

B. sự thay đổi của địa hình.

C. Sự thay đổi của vị trí.

D. Sự thay đổi do vĩ độ.

Câu 12: Đặc điểm dân cư châu Á là:

A. ít và tăng chậm.

B. đông dân và tăng nhanh.

C. thưa dân.

D. Tăng nhanh.

Câu 13: Mật độ dân số và phân bố dân cư châu Á:

A. Mật độ thấp, phân bố đều.

B. Mật độ cao, phân bố không đều.

C. Mật độ cao và phân bố đều.

D. Mật độ thấp, phân bố không đều.

Câu 14: Dân cư thuộc mấy chủng tộc?

A. 4.                       B. 5.                    C. 2.                           D. 3.

Câu 15: Chủng Môn-gô-lô-it chủ yếu phân bố ở:

A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á.

B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á.

Câu 16: Chủng Ô-xtra-lô-it chủ yếu phân bố ở:

A. Đông Nam Á, Trung Á.

B. Tây Nam Á, Trung Á.

C. Bắc Á, Đông Á.

D. Đông Nam Á, Nam Á.

II. Tự luận

Câu 1: Em hãy kể tên các đới khí hậu Châu Á. Giải thích nguyên nhân vì sao khí hậu châu Á lại phân hóa đa dạng thành nhiều đới và nhiều kiểu?

Câu 2: Sông ngòi ở châu Á có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản suất của con người? Liên hệ sông ngòi Miền trung nước ta?

Câu 3: Nhận xét và giải thích sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu dưới đây:                

Năm

1800

1900

1950

1970

1990

2010

2019

Số dân (triệu người)

600

880

1402

2100

3110

4.190

4.600

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

B

A

D

B

C

C

B

C

A

A

B

B

D

C

D

II: Tự luận:

Câu

Nội dung

 

 

 

 

1

* Các đới khí hậu Châu Á: (Thiếu mỗi đới trừ 0,25 điểm)

- Đới khí hậu cực và cận cực.

- Đới khí hậu ôn đới.

- Đới khí hậu cận nhiệt.

- Đới khí hậu nhiệt đới.

- Đới khí hậu xích đạo.

* Nguyên nhân làm cho khí hậu châu Á phân hóa đa dạng là: Lãnh thổ châu Á trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến gần xích đạo. Châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình lại chia cắt phức tạp, có nhiều núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.

2

* Ảnh hưởng tích cực:

Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: Giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

* Ảnh hưởng tiêu cực: Lũ lụt gây thiệt hại về người và tài sản...

* Liên hệ sông ngòi miền Trung Việt Nam: Thường lũ lụt vào mùa thu đông gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản...

3

* Nhận xét:

- Dân số Châu Á không ngừng tăng từ 1800 đến 2002, tuy nhiên tốc độ tăng không đều

- Tăng chậm từ 1800 đến 1950

- Tăng nhanh từ 1950 đến 2019

* Giải thích: Giai đoạn từ 1800- 1950 dân số tăng chậm do chiến tranh...

    Giai đoạn 1950 đến 2019 dân số tăng nhanh do tỉ lệ sinh cao, đời sống cải thiện, y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe được nâng cao...

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN ĐỊA LÍ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG - ĐỀ 02

Câu 1. Trình bày đặc điểm địa hình của châu Á.

Câu 2. Chứng minh chế độ nước của sông ngòi châu Á khá phức tạp?

Câu 3. Vì sao các thành phố lớn của châu Á lại tập trung tại các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á?

Câu 4. Thiên nhiên châu Á có những thuận lợi và khó khăn gì?

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

 

 

 

1

 

* Đặc điểm địa hình của châu Á.

- Châu Á có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao,  đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất nhất thế giới.                                                                                              

- Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây, bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.                 

- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm .Trên các núi có băng hà bao phủ quanh năm.                               

 

 

 2

 

* Chế độ nước của sông ngòi Achâu Á khá phức tạp.

- Bắc Á: mạng lưới sông dày đặc,  mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. 

- Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.                                                                                                                         

- Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.               

 

3

* Các thành phố lớn của châu Á tập trung tại các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á vì:

- Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ nên dân cư tập trung đông.

- Các điều kiện tự nhiên, dân cư thuận lợi cho xây dựng, phát triển các đô thị: địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa, nguồn lao động dồi dào cung cấp nhân lực cho các nền kinh tế.

- Vị trí trên còn tạo thuận lợi cho phát triển giao thông.

4

* Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á

- Thuận lợi: Tài nguyên đa dạng,  phong phú.                                          

- Khó khăn: Núi non hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thất thường.       

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN ĐỊA LÍ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG - ĐỀ 03

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có đáp án đúng nhất

Câu 1: Địa hình Châu Á chủ yếu là

A. hệ thống núi và sơn nguyên cao trung bình.

B. hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng cao.

C. hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ bậc nhất thế giới.

D. hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và  nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

Câu 2: Châu Á chiếm bao nhiêu phần trăm (%) sản lượng lúa gạo thế giới?

A. 90

B. 91

C. 92

D. 93

Câu 3: Quốc gia nào sau đây có GDP bình quân đầu người cao nhất ở châu Á?

A. Hàn Quốc.

B. Cô-oét.

C. Nhật Bản.

D. Trung Quốc.

Câu 4: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á (2002) là

A. 1,0%

B. 1,3%

C. 1,4%

D. 2,4%

Câu 5: Hai khu vực  điển hình cho khí hậu nhiệt đới gió mùa ở châu Á là

A. Đông Á và Đông Nam Á.             B. Đông Á và Nam Á.

C. Nam Á và Đông Nam Á.                           D. Trung Á và Nam Á.

Câu 6: Chủng tộc Môngôlôit ở Châu Á phân bố tập trung ở các khu vực

A. Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á.                 B. Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á.

C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.                  D. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á

Câu 7: Các quốc gia ở Châu Á  nào được gọi là những nước công nghiệp mới?

A Xin-ga-po, Lào, Trung Quốc                      B. Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan

C. Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan      D. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan

Câu 8: Sông ngòi Bắc Á không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mùa xuân, băng tuyết tan.                                     B. Sông thường gây ra lũ băng lớn.

C. Các sông chảy theo hướng từ nam lên bắc.           D. Mạng lưới sông thưa thớt.

Câu 9: Dựa vào bảng số liệu sau: Hãy cho biết dân số Châu Á năm 2002 tăng gấp bao nhiêu lần năm 1800?

Năm

1800

1900

1950

1970

1990

2002

Số dân (Triệu người)

600

880

1402

2100

3110

3766

A. 6,2                                                                          B. 6,3

C. 6,4                                                                          D. 6,5

Câu 10: Diện tích Châu Á là 44,4 triệu km2, dân số Châu Á năm 2002 là 3.766 triệu người, vậy mật độ dân số trung bình là

A. 85 người/km2.             B. 10 người/km2.

C. 75 người/km2.             D. 50 người/km2.

Câu 11: Sắp xếp nào sau đây là đúng về GDP/người (USD) của các quốc gia Châu Á từ thấp đến cao.

A. Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào.   B. Lào, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.

C. Nhật Bản Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào.    D. Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Câu 12: Dựa vào bảng số liệu nhiệt độ, lượng mưa ở Thượng Hải (Trung Quốc)

Tháng

Yếu tố

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ (0C)

3,2

4,1

8,0

13,5

18,8

23,1

27,1

27,0

22,8

17,4

11,3

5,8

Lượng mưa (mm)

59

59

83

93

93

76

145

142

127

71

52

37

Mùa đông ở Thượng Hải kéo dài từ tháng

A.  8 đến tháng 4 năm sau                              B. 9 đến tháng 5 năm sau

C. 10 đến tháng 4 năm sau                              D. 11 đến tháng 3 năm sau

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.

Câu 2: Vì sao cảnh quan châu Á có sự phân hóa đa dạng?

Câu 3: Dựa vào bảng một số tiêu chí kinh tế - xã hội các nước Châu Á năm 2001

Quốc Gia

Cơ cấu GDP (%)

Tỉ lệ tăng GDP bình quân năm(%)

GDP/người (USD)

Mức thu nhập

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Nhật Bản

1,5

32,1

66,4

-0,4

33 400

Cao

Cô-oét

-

58,0

41,8

1,7

19 040

Cao

Hàn Quốc

4,5

41,4

54,1

3

8 861

Trung bình trên

Lào

53

22,7

24,3

5,7

317

Thấp

a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào.

b. Nhận xét sự khác biệt nền kinh tế của các nước trên.

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

D

D

C

B

C

C

7

8

9

10

11

12

D

D

B

A

D

D

B. TỰ LUẬN

Câu 1:

- Địa hình:

+ Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính đông – tây và bắc – nam; sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng.

+ Địa hình bị chia cắt phức tạp

- Khoáng sản: phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu …

Câu 2:

- Giải thích: Do châu Á:

   + Lãnh thổ rộng lớn trãi dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo, chiều dài (cực bắc xuống cực nam) 8500km, chiều rộng (cực đông sang cực tây) 9200km; nhiều đồi núi, …

   + Khí hậu phân hóa đa dạng, có nhiều đới, nhiều kiểu khí hậu khác nhau, …

Câu 3:

a. Vẽ biểu đồ hình cột (yêu cầu chính xác, thẩm mĩ, đủ thông tin yêu cầu: chú thích, tên biểu đồ, ...).

b. Nhận xét:

- Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển toàn diện, GDP đứng đầu.

- Hàn Quốc là nước công nghiệp mới, dịch vụ phát triển.

- Lào có GDP thấp, là nước chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, ...

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN ĐỊA LÍ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG - ĐỀ 04

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Các dãy núi cao và đồ sộ nhất của châu Á, tập trung chủ yếu ở khu vực:

A. Phía đông

B. Phía nam.

C. Phía đông và trung tâm.

D. Trung tâm.

Câu 2: Chiều dài Bắc – Nam của Châu Á là:

A. 8200km.

B. 8350km.

C. 8500km.

D. 8600km.

Câu 3: Ý nào không thuộc đặc điểm chung của dân cư châu Á:

A. Châu lục có dân số đông nhất thế giới.

B. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao.

C. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc.

D. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm.

Câu 4: Khu vực nào của Châu Á có sông ngòi kém phát triển:

A. Bắc Á

B. Đông Á

C. Nam Á

D. Tây nam Á

Câu 5: Rừng nhiệt nhiệt đới ẩm của châu Á phân bố ở khu vực có khí hậu:

A. Gió mùa

B. Lục địa.

C. Hải Dương

D. Ôn đới.

Câu 6: Điền tên núi (N), tên sông (S), tên đồng bằng (ĐB), tên sơn nguyên (SN) vào chỗ chấm ( ……….) trong các danh mục sau đây:

……… Hi-ma-lay-a; ………………A-rap; ……………Tây-tạng;

…………I-ran;…………Tây Xi-bia; ………………Tu-ran;

…………Thiên Sơn;……….Hoa Bắc

II. Tự luận

Câu 1: Em hãy chứng minh khí hậu châu Á phân hoá đa dạng?

Câu 2: Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á?

Câu 3: Cho bảng số liệu sau: Số dân Châu Á qua các năm

Năm

1800

1900

1950

1970

1990

2002

Số dân ( tr. người)

600

880

1402

2100

3110

3766

Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tốc phát triển số dân Châu Á giai đoạn 1800-2002. Từ biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thich sự phát triển số dân của Châu Á.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

C

B

D

A

Câu 6:

N, 2,3,4 SN; 5,6 ĐB;7 N,8 ĐB

II. Tự luận

Câu 1:

- Khí hậu phân hóa thành nhiều đới

- Trong mỗi đới phân hóa thành nhiều kiểu

Câu 2:

- Thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

- Khó khăn: địa hình hiểm trở, hoang mạc lớn, thiên tai nhiều...

Câu 3:

a. vẽ biểu đồ: HS vẽ và thể hiện chính xác, có ghi chú …

b. Nhận xét:

- Dân số châu Á tăng từ 1800 – 2002 từ 600tr – 3766tr.

- Dân số châu Á tăng nhanh trong giai đoạn từ 1950 – 2002 từ 1402tr - 3766tr.

* Nguyên nhân: Châu Á là châu lục có nhiều đồng bằng rộng lớn – thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp – là ngành cần nhiều lao động.

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN ĐỊA LÍ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG - ĐỀ 05

I. Phần trắc nghiệm khách quan

* Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến

A. vùng xích đạo.

B. chí tuyến Bắc.

C. chí tuyến Nam.

D. vòng cực Bắc.

Câu 2. Châu Á có diện tích đất liền khoảng

A. 41,5 triệu km2.

B. 42,5 triệu km2.

C. 43,5 triệu km2.

D. 44,4 triệu km2.

Câu 3. Đỉnh núi Everest (8848m) ở châu Á cao nhất thế giới nằm trên dãy núi nào sau đây?

A. Dãy U-ran.

B. Dãy Đại Hùng An.

C. Dãy Hi-ma-lay-a.

D. Dãy Côn Luân.

Câu 4. Sơn nguyên nào có độ cao nhất ở châu Á?

A. Đê-can.

B. Trung Xi-bia.

C. Tây Tạng.

D. A-rap.

Câu 5. Gió mùa mùa hạ châu Á có đặc trưng nào dưới đây?

A. Lạnh khô, ít mưa.

B. Nóng ẩm, mưa nhiều.

C. Lạnh ẩm, mưa nhiều.

D. Nóng, khô hạn.

Câu 6. Các nước có thu nhập cao ở châu Á là

A. Cô oét, Nhật Bản.

B. Trung Quốc, Nhật Bản.

C. Nhật Bản, Hàn Quốc.

D. Nhật Bản, Malaixia.

Câu 7. Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc

A. Ơ-rô-pê-ô-it.

B. Nê-grô-it.

C. Môn-gô-lô-it.

D. Ô-xtra-lô-it.

Câu 8. Quốc gia nào đang phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp?

A. Trung Quốc.

B. Hàn Quốc.

C. Nhật Bản.

D. Lào.

Câu 9. Khu vực phía Bắc của châu Á có mật độ dân số dưới 1 người/km2 là do

A. khí hậu vùng cực giá lạnh, động thực vật nghèo nàn.

B. khí hậu lục địa khô hạn, hoang mạc chiếm diện tích lớn.

C. nằm trong miền khí hậu cận nhiệt gió mùa, lượng mưa tương đối nhiều.

D. khí hậu cận nhiệt lục địa khô hạn, núi và sơn nguyên cao hiểm trở.

Câu 10. Rừng nhiệt đới ẩm của châu Á phân bố ở các khu vực nào?

A. Tây Nam Á, Nam Á.

B. Bắc Á, Đông Á.

C. Đông Nam Á, Nam Á.

D. Tây Nam Á, Trung Á.

II. Phần tự luận

Câu 11. Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á?

Câu 12. Hãy liên hệ và nhận xét đặc điểm khí hậu ở Việt Nam?

Câu 13. Hãy nhận xét sự khác nhau về thu nhập bình quân/người (USD) và cơ cấu thu nhập GDP (%) của hai quốc gia Nhật Bản và Lào qua bảng số liệu sau.

Quốc gia

Cơ cấu GDP(%)

GDP/người (USD)

Nông nghiệp

Dịch vụ

Nhật Bản

1,5

66,4

33 400

Lào

53

24,3

317

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm khách quan:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

C

A

B

A

C

D

B

C

II. Phần tự luận:

Câu

Nội dung

11

- Đặc điểm địa hình châu Á:

+ Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính Đông - Tây và Bắc - Nam).

+ Sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng.

Địa hình chia cắt phức tạp.

- Đặc điểm khoáng sản châu Á:

+ Khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn. Tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu.

12

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Đặc điểm của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta thể hiện:

+ Nóng quanh năm.

+ Phân hoá theo mùa: Mùa hạ - nóng, ẩm, mưa nhiều. Mùa đông - khô, lạnh, ít mưa.

+ Độ ẩm cao.

13

- Nhật Bản:

+ Thu nhập bình quân đầu người cao

+ Ngành nông nghiệp có tỉ trọng nhỏ (1,5%), ngành dịch vụ có tỉ trọng cao (66,4%).

- Lào:

+ Thu nhập bình quân đầu người thấp.

+ Ngành nông nghiệp có tỉ trọng cao (53%), ngành dịch vụ có tỉ trọng nhỏ (24,3%).

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Địa lí 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Đinh Tiên Hoàng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF