YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 CTST có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Bạch Đằng

Tải về
 
NONE

Để cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 CTST có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Bạch Đằng được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS BẠCH ĐẰNG

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Dòng sông lớn nào ở Trung Quốc được nhân dân trìu mến gọi là “sông mẹ”?

A. Hoàng Hà.

B. Trường Giang.

C. Sông Ấn.

D. Sông Hằng.

Câu 2. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới thời kì cai trị của triều đại nào?

A. Nhà Hạ.

B. Nhà Thương.

C. Nhà Chu.

D. Nhà Tần.

Câu 3. Cơ quan nào dưới đây không thuộc bộ máy tổ chức của nhà nước A-ten?

A. Đại hội nhân dân.

B. Viện Nguyên lão.

C. Hội đồng 500 người.

D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

Câu 4. Một trong những thành tựu của cư dân La Mã cổ đại là

A. đền Pác-tê-nông.

B. sử thi I-li-át.

C. bê tông.

D. chữ hình nêm.

Câu 5. Đông Nam Á tiếp giáp với 2 đại dương nào dưới đây?

A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

C. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 6. Vương quốc nào phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng bảy thế kỉ đầu Công nguyên?

A. Chăm-pa.

B. Pê-gu.

C. Tha-tơn.

D. Phù Nam.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Thương mại đường biển rất phát triển.

D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...

Câu 8. Những mặt hàng chủ yếu nào được dùng trong trao đổi và buôn bán ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên?

A. Dầu ô liu và rượu nho.

B. Đồ gốm.

C. Hồ tiêu, đậu khấu, trầm hương, san hô, ngọc trai.

D. Trầm hương, nước mắm.

Câu 9. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á trước thế kỉ X là

A. đền Ăng-co Vát.

B. đền Bô-rô-bu-đua.

C. cổng I-sơ-ta (thành Ba-bi-lon).

D. khải hoàn môn.

Câu 10. Các tộc người ở Đông Nam Á đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng, như:

A. chữ hình nêm, chữ La-tinh…

B. chữ La-tinh, giáp cốt văn…

C. chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ…

D. chung đỉnh văn, giáp cốt văn…

Câu 11. Quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á đầu Công nguyên đã

A. hình thành nên thương cảng Óc Eo.

B. giúp cho người Trung Hoa xuống Đông Nam Á làm ăn buôn bán.

C. thúc đẩy những cuộc chiến tranh trong nội bộ khu vực.

D. tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ.

Câu 12. Nền văn hóa có ảnh hưởng nhiều nhất ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên là

A. văn hóa Trung Quốc.

B. văn hóa Ấn Độ.

C. văn hóa La Mã.

D. văn hóa Hi Lạp.

Câu 13. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

A. 8.

B. 9.

C. 7.

D. 6.

Câu 14. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có

A. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

B. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.

C. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

Câu 15. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?

A. 21 giờ.

B. 23 giờ.

C. 24 giờ.

D. 22 giờ.

Câu 16. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động nào sau đây?

A. Chuyển động xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

B. Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất.

C. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Câu 17. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

Câu 18. Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.

B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

C. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

D. Ngày 21/3 và ngày 22/6.

Câu 19. Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 20. Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là gì?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Địa Trung Hải.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-B

4-C

5-A

6-D

7-C

8-C

9-B

10-C

11-D

12-B

13-A

14-A

15-C

16-D

17-D

18-C

19-B

20-B

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0 điểm)

* Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại:

- Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...

- Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...

- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.

- Có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc,…

 

0,25

0,25

0,25

0,25

* Tác động của điều kiện tự nhiên tới sự phát triển của Hi Lạp

Tác động tới sự hình thành nhà nước:

Do đất đai canh tác xấu, nên phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân hóa xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời.

Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.

- Tác động tới đời sống kinh tế:

+ Đất đai ít, khô cứng nên nông nghiệp không phát triển mạnh.

+ Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

0,25

0,25

 

0,5

2 (2,0 điểm)

- Các hành tinh quay quanh Mặt Trời: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

- Đặc điểm của Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời

+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông, theo quỹ đạo hình elip gần tròn và ngược chiều quay của kim đồng hồ.

+ Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng hết 365 ngày và 6 giờ (thời gian này gọi là một năm thiên văn).

+ Khi chuyển động, Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục.

0,5

 

 

1,5

2. Đề số 2

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Ở Trung Quốc cổ đại, chữ viết được khắc trên mai rùa, xương thú được gọi là

A. kim văn.

B. thạch cổ văn.

D. giáp cốt văn.

C. trúc thư.

Câu 2. Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc từ thời Tần đến thời Tùy là gì?

A. Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiện với các nước láng giềng.

B. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

C. Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”.

D. Thực hiện triều cống, thần phục các nước lớn.

Câu 3. Hình ảnh sau gợi cho em liên tưởng tới nhà khoa học nào của Hi Lạp cổ đại?

A. Hê-rô-đốt.

B. A-ri-xtốt.

C. Ác-si-mét.

D. Pi-ta-go.

Câu 4. Công trình kiến trúc nào dưới đây không do người La Mã cổ đại tạo ra?

A. Đền Pác-tê-nông.

B. Đền Pan-tê-ông.

C. Đấu trường Cô-lô-sê.

D. Khải hoàn môn.

Câu 5. Vương quốc nào phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng bảy thế kỉ đầu Công nguyên?

A. Văn Lang.

B. Pê-gu.

C. Phù Nam.

D. Âu Lạc.

Câu 6. Vương quốc nào dưới đây là bá chủ vùng Đông Nam Á hải đảo trong các thế kỉ VIII – X?

A. Phù Nam.

B. Chăm-pa.

C. Sri Vi-giay-a.

D. Ka-lin-ga.

Câu 7. Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng, vì: khu vực này

A. là trung tâm của thế giới.

B. tiếp giáp với Trung Quốc.

C. là “ngã tư đường” của thế giới.

D. tiếp giáp với Ấn Độ.

Câu 8. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á trước thế kỉ X là

A. đền Ăng-co Vát.

B. thánh địa Mỹ Sơn.

C. đấu trường Cô-lô-sê.

D. khải hoàn môn.

Câu 9. Các chữ viết: Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ… của cư dân Đông Nam Á được cải biến, sáng tạo dựa trên hệ thống chữ viết của

A. Trung Quốc cổ đại.

B. La Mã cổ đại.

C. Ấn Độ cổ đại.

D. Hi Lạp cổ đại.

Câu 10. Trong khoảng mười thế kỉ đầu Công nguyên, những vương quốc nào dưới đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hin-đu giáo?

A. Văn Lang, Âu Lạc.

B. Phù Nam, Pa-gan.

C. Âu Lạc, Chăm-pa.

D. Chân Lạp, Chăm-pa.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động từ quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á?

A. Thương nhân nhiều nước đã tới Đông Nam Á trao đổi, buôn bán.

B. Nhiều thương cảng sầm uất được hình thành, như: Óc Eo, Pa-lem-bang…

C. Tác động trực tiếp đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

D. “Con đường gốm sứ” được hình thành trên vùng biển Đông Nam Á.

Câu 12. Nền văn hóa nào có ảnh hưởng nhiều nhất ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên?

A. Văn hóa Ấn Độ.

B. Văn hóa Trung Quốc.

C. Văn hóa Ai Cập.

D. Văn hóa Lưỡng Hà.

Câu 13. Trái Đất có dạng hình gì?

A. Hình tròn.

B. Hình vuông.

C. Hình cầu.

D. Hình bầu dục.

Câu 14. Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

A. Sao Kim.

B. Sao Thủy.

C. Trái Đất.

D. Sao Hỏa.

Câu 15. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc

A. 23027’.

B. 56027’.

C. 66033’.

D. 32027’.

Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do

A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.

B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.

D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 17. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

C. Ngày 21/6 và ngày 23/12.

D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.

Câu 18. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

A. Vòng cực.

B. Cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Câu 19. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.

D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 20. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

B. Nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á, Bắc Mĩ với các mảng xung quanh.

C. Nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.

D. Nơi tiếp xúc của mảng Nam Mĩ, Âu - Á với các mảng xung quanh.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-B

3-C

4-A

5-C

6-D

7-C

8-B

9-C

10-D

11-D

12-A

13-C

14-B

15-C

16-B

17-B

18-B

19-D

20-A

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0 điểm)

* 04 thành tựu của cư dân Hi Lạp…

- Các tác phẩm điêu khắc: tượng Vệ nữ thành Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa,…

- Công trình kiến trúc: đền Pác-tê-nông…

- Các định lí, định luật khoa học: định lí Pi-ta-go, định luật Ác-si-mét, tiên đề Ơ- clít…

- Các tác phẩm văn học: sử thi I-li-át, sử thi Ô-đi-xê, thần thoại Hi Lạp,…

* Lưu ý: HS có thể lấy các ví dụ khác.

 

0,5

 

0,5

0,5

 

0,5

 

* Logo của tổ chức UNESCO  lấy ý tưởng từ đền Pác-tê-nông của cư dân Hi Lạp cổ đại.

1,0

2 (2,0 điểm)

- Do Trái Đất tự quay quanh trục, mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng nên hiện tượng ngày đêm diễn ra luân phiên nhau => Vị trí A không thể luôn là ban ngày, vị trí B không là ban đêm mãi được mà ngày đêm diễn ra luân phiên nhau.

- Hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quanh trục kết hợp với dạng hình khối cầu của Trái Đất nên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm luân phiên.

 

3. Đề số 3

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Người đặt nền móng cho nền sử học ở Trung Quốc là

A. Khổng Tử.       

B.  Ban Cố.

C. Phạm Diệp.      

D. Tư Mã Thiên.

Câu 2. Triều đại nào ở Trung Quốc đã ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước?

A. Nhà Tuỳ.

B. Nhà Hán.

C. Nhà Đường. 

D. Nhà Tần.

Câu 3. Một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của cư dân Hi Lạp cổ đại là

A. tượng nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti.

B. Mặt nạ vua Tu-tan-kha-môn.

C. tượng Vệ nữ thành Mi-lô.

D. cột đá sư tử của vua A-sô-ca.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thành tựu văn hóa của cư dân La Mã cổ đại?

A. Hệ chữ cái la-tinh.

B. Tượng nữ thần A-tê-na.

C. Khải hoàn môn.

D. Bê tông.

Câu 5. Vương quốc phát triển nhất khu vực Đông Nam Á trong các thế kỉ VI - VIII là

A. Ka-lin-ga.

B. Ha-ri-pun-giay-a.

C. Sri Vi-giay-a.

D. Đva-ra-va-ti.

Câu 6. Khu vực Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa

A. Trung Quốc và Ấn Độ.

B. châu Á và châu Phi.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. lục địa Á-Âu với châu Mĩ.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây đúng khi nhận xét về khu vực Đông Nam Á?

A. Vị trí địa lí của Đông Nam Á không thuận lợi cho buôn bán đường biển.

B. Đông Nam Á là cái nôi của nền văn minh lúa nước.

C. Ka-lin-ga là vương quốc phát triển nhất Đông Nam Á trong thế kỉ I - VII.

D. Các vương quốc sơ kì được hình thành ở Đông Nam Á trong những thế kỉ VII - X.

Câu 8. Tôn giáo nào của Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ tại Phù Nam, các vương quốc trên đảo Su-ma-tra, đảo Gia-va?

A. Hồi giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Đạo giáo.

Câu 9. Chữ Khơ-me cổ ra đời trên cơ sở cải biến từ hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Hán của Trung Quốc.

B. Chữ Pa-li của Ấn Độ.

C. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.

D. Chữ Phạn của Ấn Độ.

Câu 10. Một số thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên là

A. Óc Eo, Pa-lem-bang…

B. Pi-rê, Trà Kiệu…

C. Mi-lê, Pa-lem-bang.

D. Ma-li-a, Pi-rê…

Câu 11. Nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á so với Hy Lạp cổ đại là gì?

A. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.

B. Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chủ đạo.

C. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

D. Phát triển chăn nuôi gia súc và các loại cây lưu niên: nho, ôliu…

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?

A. Tục ướp xác.

B. Tục cầu mưa.

C. Tín ngưỡng phồn thực.

D. Tục thờ cúng tổ tiên.

Câu 13. Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây?

A. Trái Đất.

B. Sao Mộc.

C. Sao Hỏa.

D. Sao Thổ.

Câu 14. Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?

A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.

C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.

Câu 15. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.

B. Hiện tượng mùa trong năm.

C. Ngày đêm nối tiếp nhau.

D. Sự lệch hướng chuyển động.

Câu 16. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động 

A. xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

B. tự quay quanh trục của Trái Đất.

C. xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

D. tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 17. Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Ôn đới.

D. Vòng cực.

Câu 18. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban đêm diễn ra thế nào?

A. Dài nhất.

B. Bằng ban ngày.

C. Ngắn nhất.

D. Khó xác định.

Câu 19. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

A. Bão, dông lốc.

B. Lũ lụt, hạn hán.

C. Núi lửa, động đất.

D. Lũ quét, sạt lở đất.

Câu 20. Lục địa nào sau đây trên Trái Đất có diện tích lớn nhất?

A. Lục địa Nam Mĩ.

B. Lục địa Phi.

C. Lục địa Bắc Mĩ.

D. Lục địa Á - Âu.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-C

4-B

5-C

6-A

7-B

8-B

9-D

10-A

11-A

12-A

13-C

14-A

15-B

16-B

17-A

18-C

19-C

20-D

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0

Điểm)

a. So sánh điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã

- Giống nhau: nằm ven Địa Trung Hải; có nhiều vũng, vịnh kín gió; lòng đất có nhiều khoáng sản.

- Khác nhau:

+ Lãnh thổ Hi Lạp chủ yếu ở khu vực Tây Âu và ven bờ Tiểu Á; đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô…

+ Thời kì đế chế, lãnh thổ La Mã mở rộng ra cả 3 châu lục (Á-Âu-Phi); có nhiều đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu…

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

* Tác động của điều kiện tự nhiên tới kinh tế… 

- Đất đai ít, khô cứng nên nông nghiệp không phát triển mạnh.

- Do đường bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều vịnh, hải cảng, thuận lợi cho việc đi lại, neo đậu của tàu thuyền, tạo điều kiện cho nền kinh tế thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.

- Lòng đất có nhiều khoáng sản (đồng, vàng, sắt…) nên thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển.

 

0,5

0,5

 

 

0,5

2 (2,0 điểm)

a. Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau vì động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo dẫn đến va đập bị nứt hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra ngoài Trái Đất tạo thành các miệng núi lửa.

b. Các mảng kiến tạo

- Hai mảng tách xa nhau: Mảng Phi và mảng Ấn - Úc; mảng Phi và mảng Nam Cực; mảng Bắc Mĩ và mảng Âu - Á.

- Hai mảng xô vào nhau: Mảng Âu - Á và mảng Phi; mảng Âu - Á và mảng Ấn - Úc.

1,0

 

 

 

1,0

4. Đề số 4

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Công trình kiến trúc nào được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc?

A. Vạn Lý Trường Thành.

B. Thành Ba-bi-lon.

C. Đấu trường Cô-li-dê.

D. Đền Pác-tê-nông.

Câu 2. Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ Trung Quốc (năm 221 TCN) thông qua con đường

A. chiến tranh.

B. ngoại giao. 

C. luật pháp.

D. đồng hóa văn hóa.

Câu 3. Một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của cư dân Hi Lạp cổ đại là

A. tượng nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti.

C. tượng lực sĩ ném đĩa.

B. Mặt nạ vua Tu-tan-kha-môn.

D. cột đá sư tử của vua A-sô-ca.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thành tựu văn hóa của cư dân La Mã cổ đại?

A. Hệ chữ số La Mã.

B. Đền Pác-tê-nông.

C. Đấu trường Cô-lô-sê.

D. Quảng trường Rô-ma.

Câu 5. Vương quốc phát triển nhất khu vực Đông Nam Á trong bảy thế kỉ đầu Công nguyên là

A. Ka-lin-ga.

B. Ha-ri-pun-giay-a.

C. Phù Nam.

D. Đva-ra-va-ti.

Câu 6. Khu vực Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa

A. Trung Quốc và Nhật Bản.

B. châu Á và châu Phi.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. lục địa Á-Âu với châu Đại Dương.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây đúng khi nhận xét về khu vực Đông Nam Á?

A. Vị trí địa lí của Đông Nam Á không thuận lợi cho buôn bán đường biển.

B. Ka-lin-ga là vương quốc phát triển nhất Đông Nam Á trong thế kỉ I – VII.

C. Đông Nam Á là quê hương của nhiều loại cây gia vị và hương liệu nổi tiếng.

D. Các vương quốc sơ kì được hình thành ở Đông Nam Á trong những thế kỉ VII – X.

Câu 8. Tôn giáo nào của Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ tại các vương quốc Chăm-pa, Chân Lạp?

A. Hồi giáo.

B. Phật giáo.

C. Ấn Độ giáo.

D. Đạo giáo.

Câu 9. Chữ Chăm cổ ra đời trên cơ sở cải biến từ hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Hán của Trung Quốc.

B. Chữ Phạn của Ấn Độ.

C. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.

D. Chữ La-tinh của La Mã.

Câu 10. Một số thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên là

A. Mi-lê, Pa-lem-bang.

B. Ma-li-a, Pi-rê…

C. Óc Eo, Trà Kiệu…

D. Pi-rê, Pa-lem-bang…

Câu 11. Nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á so với La Mã cổ đại là gì?

A. Phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.

C. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo.

D. Phát triển nền nông nghiệp trồng các cây lưu niên: nho, Ôliu…

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á?

A. Cư dân Đông Nam Á không sáng tạo được chữ viết riêng.

B. Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào.

C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.

D. Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nghệ thuật của Ấn Độ.

Câu 13. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

A. Vị trí thứ 3.

B. Vị trí thứ 5.

C. Vị trí thứ 9.

D. Vị trí thứ 7.

Câu 14. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có

A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.

B. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thuỷ Tinh.

C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

D. Hỏa Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

Câu 15. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây?

A. Hiện tượng mùa trong năm.

B. Sự lệch hướng chuyển động.

C. Giờ trên Trái Đất.

D. Sự luân phiên ngày đêm.

Câu 16. Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do

A. sự luân phiên ngày đêm kế tiếp nhau.

B. Trái Đất tự quay từ Đông sang Tây.

C. trục Trái Đất nghiêng không đổi hướng.

D. Trái Đất quay từ Tây sang Đông.

Câu 17. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây?

A. Ngày 23/9 thu phân.

B. Ngày 22/12 đông chí.

C. Ngày 22/6 hạ chí.

D. Ngày 12/3 xuân phân.

Câu 18. Ở bán cầu Bắc từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 hiện tượng ngày và đêm diễn ra thế nào?

A. Ngày ngắn hơn đêm.

B. Ngày và đêm khác nhau.

C. Ngày dài hơn đêm.

D. Ngày và đêm bằng nhau.

Câu 19. Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

A. 70 - 80km.

B. Dưới 70km.

C. 80 - 90km.

D. Trên 90km.

Câu 20. Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Di chuyển nhanh ở nửa cầu Bắc, chậm ở nửa cầu Nam.

B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô hoặc tách xa nhau.

C. Cố định vị trí tại một chỗ ở Xích đạo và hai vùng cực.

D. Mảng lục địa di chuyển, còn mảng đại dương cố định.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-A

3-C

4-B

5-C

6-D

7-C

8-C

9-B

10-C

11-B

12-A

13-A

14-B

15-D

16-D

17-A

18-A

19-B

20-B

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0 điểm)

* Đế chế La Mã thực chất là nền quân chủ khoác áo cộng hòa:

- Cơ cấu nhà nước vẫn duy trì như thời Cộng hòa nhưng hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực, vện nguyên lão chỉ còn hình thức. 

 

1,0

* 4 thành tựu của La Mã vấn được ứng dụng…

- Hệ chữ số La Mã.

- Hệ chữ cái La-tinh.

- Hệ thống luật pháp của La Mã.

- Bê tông.

Lưu ý: HS có thể lựa chọn các thành tựu văn minh khác.

 

0,5

0,5

0,5

0,5

2 (2,0 điểm)

- Khái niệm: Mùa là khoảng thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng khí Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

- Đặc điểm

+ Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng, lúc này là mùa nóng và ngược lại.

+ Trong cùng một thời điểm, mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.

- Người ta chia 1 năm ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

0,5

 

0,5

 

0,75

 

 

0,25

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 CTST có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Bạch Đằng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF