YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tô Hoàng

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Tô Hoàng sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TÔ HOÀNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau:

CHIẾC BÁT VỠ

Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào.

Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.

Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.

Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói:

- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!

Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.

Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.

- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?

- Ý của cha là...? – Anh ấp úng nói.

- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm phương ngữ Nam tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt”

Câu 3. “Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?

- Ưm…ý cha là? - Anh ấp úng nói”.

Trong đoạn hội thoại trên, người con đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 4. Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “Chính là chiếc bát sành hôm trước, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con”?

II. TẬP LÀM VĂN 

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 tập 1 – NXBGDVN 2016)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2.

- Phương ngữ Nam ứng với từ “bát” là từ “chén”.

Câu 3.

- Cậu con trai vi phạm phương châm cách thức.

- Vì: cậu con trai nói ngập ngừng, ấp úng.

Câu 4.

Gợi ý bài học rút ra từ câu nói của người cha:

- Sống phải luôn có khát vọng, không ngừng vươn lên.               

- Phải sống có bản lĩnh, nghị lực, ý chí kiến cường để không gục ngã trước khó khăn.

II. TẬP LÀM VĂN 

a. Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu nội dung:

* Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua”

1. Câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

2. Chép tiếp 6 câu thơ tiếp theo cho hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 7 dòng. Khái quát nội dung của đoạn thơ vừa chép.

3. Hình ảnh người lính trong bài thơ này và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có điểm nào giống nhau?

Câu 2: 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[…] Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng …

(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1)

1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, gián tiếp?

2. Tìm lời dẫn trong đoạn trích trên và cho biết đó là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp.

Câu 3: 

Tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật người lính lái xe trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Viết bài văn kể lại cuộc trò chuyện thú vị đó (có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1: 

1. Câu thơ trên trích từ tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu

2. Chép tiếp 6 câu thơ tiếp theo cho hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 7 dòng:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

- Khái quát nội dung của đoạn thơ vừa chép: Những cơ sở hình thành tình đồng chí.

3.

Những điểm giống nhau về hình ảnh người lính trong bài thơ này và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:

- Vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ.

- Tinh thần lạc quan, tin tưởng.

- Tình đồng chí, đồng đội gắn bó.

- Tình yêu quê hương, đất nước.

Câu 2: 

1.

- Lời dẫn trực tiếp tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Lời dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2.

- Lời dẫn: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầy, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chin quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng …

- Lời dẫn trực tiếp

Câu 3: 

Yêu cầu hình thức:

- HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm, vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ nhà thơ.

2. Thân bài:

- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…)

- Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, …)

- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

- Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

- Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: Sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)--- 

 

ĐỀ SỐ 3

I. Phần I: Đọc hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết.  Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. 

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc- ghê- nhép)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 3. Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Câu 4. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Câu 5. Bài học rút ra từ văn bản trên? 

II. Phần II: Làm văn  

Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người.

Câu 2. Cảm nhận của em về tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.

Câu 2.

- Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự.

- Vì cả hai nhân vật đều dùng cách thức tôn trọng, lịch sự trong giao tiếp với người đối thoại với mình.

Câu 3.

- Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp. 

- Dấu hiệu nhận biết:  Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và dấu gạch ngang đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

Câu 4.

- Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người, sự quan tâm, chia sẻ có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.

Câu 5.

Các bài học rút ra từ văn bản:

- Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác.

- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.

II. Phần 2: Làm văn  

Câu 1: 

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa tình yêu thương.

2. Giải thích       

Tình yêu thương có thể hiểu là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh mình trong cuộc sống.

=> Tình yêu thương có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi chúng ta.

3. Bàn luận vấn đề

- Biểu hiện tình yêu thương: trong gia đình quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ; ngoài xã hội: sẵn sàng giúp đỡ những người có số phận bất hạnh, những người gặp khó khăn.

- Ý nghĩa tình yêu thương.

+ Mang đến niềm tin, sức mạnh cho những người gặp khó khăn.

+ Là ánh sáng soi đường cho những con người lầm đường, lạc lối.

+ Là cơ sở xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.

- Dẫn chứng minh họa.

- Bên cạnh đó phê phán những kẻ sống thờ ơ, vô trách nhiệm, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân.

---(Đáp án chi tiết phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm)

Câu 1. Chép 8 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều" (Truyện Kiều - Nguyễn Du) (2 điểm).

Câu 2. Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? (1 điểm).

Câu 3. Trong các câu sau, câu nào từ chân được dùng với nghĩa gốc? Câu nào từ chân được dùng với nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào?

a, Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

b, Năm em học sinh khối 9 có chân trong đội tuyển bóng đá của trường.

c, Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con.

II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)

Viết đoạn văn kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm)

Câu 1:

"Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh."

Câu 2: Nghệ thuật: Ước lệ

Câu 3:

- Chân (c): Nghĩa gốc.

- Chân (b): Nghĩa chuyển - phương thức hoán dụ

- Chân (a): Nghĩa chuyển - phương thức ẩn dụ

II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) 

Nội dung cần đạt được:

- Giới thiệu được tình huống gặp lại người thân

- Lựa chọn nhân vật, xây dựng nhân vật với những nét riêng (có kết hợp yếu tố miêu tả để tạo được nét độc đáo của nhân vật).

- Kể lại sự việc tiêu biểu trong buổi gặp gỡ hoặc kỷ niệm đáng nhớ về nhân vật (có kết hợp miêu tả và biểu cảm).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS Tô Hoàng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF