YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Phú Long

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 của trường THCS Phú Long có đáp án chi tiết năm 2021-2022. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS PHÚ LONG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4

(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.(2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. (5) Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9)

Câu 1: Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?

Câu 2: Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng.

Câu 3: Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?

Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng  trong câu (4) (5).

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 dòng trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “trăng” và “ánh trăng” trong khổ cuối bài Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

Câu 2: Dựa vào phần đầu đoạn trích Chiếc lược ngà, hãy đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện giữa bé và ba mình trong ba ngày ông Sáu về phép thăm nhà.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Nội dung: đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Câu 2.

- Lời dẫn: Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ TRường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì

- Cách dẫn: gián tiếp

Câu 3.

- Câu văn kết hợp yếu tố biểu cảm:

- Tình cảm của tác giả: trân trọng, ngợi ca

Câu 4.

- Biện pháp: so sánh (4) và liệt kê (5)

- Tác dụng:

+ Diễn đạt giàu hình ảnh, dễ hiểu

+ Khẳng định vẻ đẹp giản dị trong lối sống của Bác.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cuối

- Cảm nhận:

+ Trăng vẫn tròn vành vạnh thủy chung, không thay đổi.

+ Ánh trăng soi chiếu vào tâm hồn con người khiến con người giật mình thức tỉnh:  Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiên tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn; Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng;  Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.

---(Đáp án chi tiết phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (3.0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, của ai?

b. Xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích. Nêu dấu hiệu nhận biết?

c. Nêu nội dung chính, nghệ thuật đặc sắc của văn bản đó.

Câu 2. (2,0 điểm)

Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau bằng một đoạn văn:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé.

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận – Ngữ văn 9 tập 1)

Câu 3 (5,0 điểm)

Dựa vào truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, em hãy nhập vai bé Thu kể lại cuộc gặp gỡ éo le mà cảm động của cha con ông Sáu trong ba ngày ông Sáu về thăm nhà.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a.

- Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa

- Tác giả: Nguyễn Thành Long

b.

- Lời dẫn trực tiếp: “Thế là một  - hòa nhé!”

- Dấu hiệu: đặt sau dấu hai chấm và đặt trong dấu ngoặc kép.

c.

- Nội dung: Truyện khắc họa thành công hình ảnh người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp con người lao động và y nghĩa của những công việc thầm lặng.

- Nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.

Câu 2:

- Nghệ thuật liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé để làm nổi bật sự đa dạng, giàu có của biển.

- Nghệ thuật so sánh: cá song lấp lánh đuốc đen hồng khiến biển cả lung linh, đầy sức sống.

- Nghệ thuật nhân hóa ở hai câu cuối, làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên và làm cho thiên nhiên gần gũi với con người hơn.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I (6.0 điểm): 

Cho câu thơ:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

(Ánh trăng - Nguyễn Duy)

Câu 1. Chép 7 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. 

Câu 2. Tìm và chỉ rõ hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung. 

Câu 3. Trong bài nhiều lần nhà thơ nhắc đến “vầng trăng” nhưng ở đoạn thơ em chép và nhan đề thì tác giả lại viết là “ánh trăng”.Hãy lý giải về sự thay đổi đó. 

Câu 4. Như vậy, hai khổ cuối của bài đã tạo nên nét riêng cho thơ về trăng của Nguyễn Duy: trăng thức tỉnh lương tâm ta, đưa ta trở về với cõi thiện lương, với đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn” của nhân cách Việt. 

Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm sáng tỏ đề tài đã nêu ở câu chủ đề trên. Trong đoạn, em sử dụng một câu ghép, một câu có lời dẫn trực tiếp (xác định rõ các câu đó). 

Phần II (4.0 điểm): 

Cho đoạn văn sau: 

“Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao"

(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

Câu 1. Trong đoạn văn có dùng tình thái từ.Hãy xác định và nêu ý nghĩa của một tình thái từ. 

Câu 2. Giới thiệu về các nhân vật “anh”, “con bé” và “tôi " bằng đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi. 

Câu 3. Đọc đoạn văn, ta thấy tác giả đã miêu tả hai đôi mắt. Đó là đôi mắt của những ai?Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của mỗi nhân vật qua đôi mắt của họ. 

Câu 4. Tình cảm gia đình là tình cảm gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng. Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I:

Câu 1.

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Câu 2.

- Ẩn dụ: từ mặt thứ hai (ngửa mặt lên nhìn mặt)

- Liệt kê: đồng, sông, bể rừng

Câu 3.

- Vầng trăng là hình ảnh được nhân hóa, trở thành bạn đồng hành của nhân vật trữ tình trong các hoàn cảnh sống khác nhau.

- Ánh trăng là hình ảnh được ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa cho những vấn đề triết lí, trong đó có sự soi rọi, chiếu sáng,… giúp con người thức tỉnh

Câu 4.

Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:

* Được bắt đầu từ khi gặp lại vầng trăng:

- Điệp từ “mặt”, lối chuyển nghĩa độc đáo:

+ Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng.

+ Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình.

- “Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình, để rồi thức tỉnh.

- “Đồng, bể, sông, rừng”:

+ Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ.

+ Kéo trăng và người xích lại gần nhau.

+ Để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ.

+ Để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình.

* Càng thức tỉnh sâu sắc hơn khi:

-“Trăng”:

+ “tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.

+ “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc ⟶ cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.

- Người “giật mình”, thức tỉnh:

+ Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiên tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn.

+ Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng.

+ Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.

Phần II:

Câu 1.

- Tình thái từ: chắc

- Tác dụng: diễn tả thái độ của người nói.

Câu 2.

Gợi ý:

- Anh: Ông Sáu

+ Ông Sáu là một người chiến sĩ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

+ Lấy vợ xong, ông lên đường nhập ngũ, chưa kịp nhìn cả đứa con yêu của mình

+ Ông có tình yêu thương con sâu nặng

- Bé Thu

+ Con của ông Sáu, lên tám tuổi

+ Là một đứa trẻ cá tính

+ Tình yêu thương cha sâu sắc.

- Bác Ba

+ Người đồng chí của anh Sáu

+ Là người trao gửi kỉ vật anh Sáu cho bé Thu sau khi anh Sáu mất

Câu 3.

- Đôi mắt của anh Sáu và bé Thu

- Cảm nhận

+ Anh Sáu: Đôi mắt trìu mến, hết sức yếu thương con, muốn ôm lấy con trước khi đi; nhưng nó cũng rất buồn rầu vì bé Thu không nhận ra anh là cha

+ Bé Thu: ăn năn, hối hận, muốn chạy vào lòng ôm ba.

---(Đáp án đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I. (7 điểm)

Trong một đoạn trích sách Ngữ Văn 9 (Tập 1) có viết:

“Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Câu 1: Chép chính xác tám câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ?

Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? Vị trí của văn bản đó trong tác phẩm?

Câu 3: Theo em, có thể thay thế từ “hờn” trong câu thơ thứ hai thành từ “buồn” được không? Vì sao?

Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổibật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng một câu ghép, phép thế và gạch chân).

Phần II. (1,5 điểm)

 “Hoàng Lê nhất thống chí ” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại.

Câu 1: Hãy giải thích nhan đề tác phẩm.

Câu 2: Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạodựng hình ảnh nhân vật chính Quang Trung-Nguyễn Huệ?

Phần III. (1,5 điểm)

Bác Hồ không chỉ là một con người vĩ đại trong cuộc sống mà còn là một hình tượng tuyệt đẹp trong tác phẩm văn học. Trong chương trình Ngữ Văn 9 có một văn bản nhật dụng viết rất hay về vẻ đẹp phong cách của người.

Câu 1: Hãy cho biết đó là văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày những bài học phong cách tư tưởng đạo đức mà em học được từ Người qua tác phẩm đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I.

Câu 1. Chép chính xác 8 câu thơ tiếp theo

Câu 2. 

- Văn bản: Chị em Thúy Kiều

- Tác phẩm: Truyện Kiều

- Tác giả: Nguyễn Du

- Vị trí: Phần 1 Gặp gỡ và đính ước

Câu 3.

- Từ “hờn” và “buồn” đều là những từ chỉ tâm trạng nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau:

+ “Buồn” chỉ tâm trạng không vui khi gặp việc đau thương hoặc đnag có điều không được như ý.Với từ “ uồn” thiên nhiên dường như khuất phục trước vẻ đẹp của Kiều

+ “Hờn” chỉ nỗi bực bội, dằn dỗi. Qua từ này, ta thấy dụng ý nghệ thuật sâu sắc của nhà thơ, ông muốn nhấn mạnh vẻ đẹp vượt trội của Kiều, Kiều đjep hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên. Vẻ đẹp đó khiến thiên nhiên đố kỵ, ghen ghét, dự báo về cuộc đời đầy sóng gió của Kiều sau này.

Câu 4.

Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Hình thức:

+ Đúng kiểu đoạn văn theo phương thức tổng phân hợp

+ Đủ dung lượng (khoảng 12-15 câu ), diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, trình bày sạch đẹp

+ Đoạn văn có sử dụng một câu ghép, phép thế (có chú thích rõ ràng )

- Nội dung: Làm rõ những nét đẹp của Kiều trên các phương diện:

+ Về nhan sắc:

  • Tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thủy “ (nước mùa thu) “ xuân sơn “ (núi mùa xuân), “hoa”, “liễu” để khắc học vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
  • Nguyễn Du sử dụng bút pháp điểm nhãn, đặc tả đôi mắt để vẽ hồn cho bức tranh chân dung. Hình ảnh ước lệ: “Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” gợi tả đôi mắt Kiều long lanh như làn nước mùa thu, lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân, dung nhan đằm thắm mơn mởn đến nỗi hoa phải ghen, liễu phải hờn.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS Phú Long. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON