YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Quang Trung

Tải về
 
NONE

Để thi thật tốt kì thi HK2 sắp tới, việc tìm kiếm đề thi các năm trước để rèn luyện kĩ năng giải đề là vô cùng cần thiết. Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn luyện kiến thức và kĩ năng viết văn cho kì thi sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em học sinh lớp 11 Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Quang Trung. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

QUANG TRUNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“ Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn

Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời.

(Trích Nhớ đồng - Tố Hữu)

Câu 1. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? (1 điểm)

Câu 2. Xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? (1 điểm)        

Câu 3. Từ nội dung của đoạn thơ trên anh (chị) viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của học sinh, thanh niên hiện nay? (2 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Cảm nhận của em về hai khổ đầu trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”(Hàn Mặc Tử) 

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”.

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử)

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

Tác giả Tố Hữu lúc này đang ở trong tù nhớ lại quãng thời gian trong quá khứ  khi chính bản thân tác giả đang băn khoăn đi tìm lí tưởng sống

Câu 2. Nghệ thuật:

+ Điệp từ, từ láy,ẩn dụ.

+Tác dụng: Nhấn mạnh sự bế tắc của tác giả trong quá   khứ khi chưa tìm ra lí tưởng sống .

Câu 3. Viết đoạn văn: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách song cần dảm bảo các ý sau:

- Thế nào là lí tưởng sống: Ước mơ ,hoài bão  và quyết tâm thực hiện ước mơ hoài bão trong cuộc sống

- Biểu hiện Quyết tâm học tập ,rèn luyện để có kết quả học tập tốt.Có những chuẩn bị chu đáo cho  tương lai.

- Tìm hiểu những nghề nghiệp theo hứng thú của bản thân.Kiên trì vượt qua khó khăn thử thách, không nản chí trước thất bại.

- Phê phán lối sống thụ động, ỉ lại , hèn nhát, không có tinh thần cầu tiến, …..

- Rút ra bài học về   lí tưởng sống của con người và liên hệ tới bản thân.

II. LÀM VĂN

a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn cảm nhận về một vấn đề văn học.Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát , không mắc các lỗi chính tả, dùng từ ngữ… 

b.Yêu cầu về kiến thức: có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài        

- Giới thiệu được vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 

- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Khung cảnh thôn Vĩ và tâm trạng của tác giả.

Thân bài

- Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết. 

- Câu 1: Câu hỏi tu từ  mang nhiều sác thái: Lời hỏi, lời mới, lời trách nhẹ nhàng. 

- Ba câu sau gợi vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả. 

- Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa 

- Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hinh ảnh gió , mây chia lìa đôi ngả, dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay gợi nỗi buồn hiu hắt. 

- Hai câu sau tả dòng Hương Giang trong đêm trắng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa mộng 

- Tâm trạng đau đớn khắc khoải và khát khao cháy bỏng của nhà thơ

Kết bài        

Bức tranh  phong cảnh Vĩ Dạ, lòng yêu đời, ham sống, đầy trắc ẩn của nhà thơ.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) - “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

[…] Tài năng văn học của Puskin thể hiện trên nhiều thể loại. Ngoài hơn tám trăm bài thơ trữ tình, ông còn viết tiểu thuyết bằng thơ Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin-một kiệt tác của văn học thế giới, nhiều trường ca thơ tầm cỡ (Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ…). Truyện ngắn của ông cũng rất xuất sắc (Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân…). Tác phẩm Con gái viên đại úy là một tiểu thuyết lịch sử mẫu mực. Đồng thời, Puskin còn viết nhiều vở kịch nổi tiếng.

Puskin trước hết là nhà thơ. Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đương thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa dạng của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi viết về nhũ mẫu (1), trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Tôi yêu em (1829) là một trong những bài thơ tình hay nhất của Puskin, được ví như “viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga”.

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.165-166)

(1) Nhũ mẫu: người ở nuôi con chủ nhà bằng sữa của mình, còn gọi là vú nuôi.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin.

Câu 3. Đọc đoạn văn bản, anh/chị hiểu “Mặt trời của thi ca Nga” nghĩa là gì?

Câu 4. Thơ Puskin cùng bài thơ Tôi yêu em gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách ứng xử trong tình yêu?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu qua đoạn thơ:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian;

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr.22-23)

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh/ phương thức thuyết minh. Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử, kịch…

Câu 2 Hướng dẫn chấm: 

- Học sinh trả lời đúng đáp án cho điểm tối đa 

- Học sinh trả lời thiếu một hoặc hai thể loại đạt 0.5 điểm 

- Học sinh chỉ nêu một hoặc hai thể loại đạt 0.25 điểm

Câu 3 

“Mặt trời của thi ca Nga” là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin. 

- Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga. 

- Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

Câu 4 

Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng gì về cách ứng xử trong tình yêu từ thơ Puskin cùng bài thơ Tôi yêu em song cần kiến giải hợp lý. Có thể tham khảo các ý sau: 

- Yêu chân thành, đằm thắm 

- Yêu vị tha, cao thượng …

II. LÀM VĂN

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 

- Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu qua đoạn thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 

* Giới thiệu tác giả Xuân Diệu, tác phẩm Vội vàng và đoạn thơ. 

* Phân tích sự cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian qua đoạn thơ: 

- Tranh luận với quan niệm thời gian tuần hoàn, nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu quan niệm thời gian tuyến tính - dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại, mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn: xuân đương tới…đương qua, còn non…sẽ già… 

- Lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian, gắn tuổi trẻ với mùa xuân làm thước đo đời người, Xuân Diệu cắt nghĩa những quy luật, phát hiện những nghịch lí: thời gian trôi hủy hoại sự sống, cướp đi tuổi trẻ xuân hết…tôi mất…lòng tôi rộng…lượng trời chật …còn trời đất…chẳng còn tôi…nên bâng khuâng tiếc đến ngậm ngùi. 

- Lấy sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả, Xuân Diệu phát hiện thời gian đầy tính mất mát, đem đến sự chia lìa, mỗi khoảnh khắc đều rớm vị chia phôi, dậy lên khắp sông núi lời thở than tiễn biệt, làm tàn phai hương sắc từng cá thể trong chính thời tươi: cơn gió xinh, lá biếc, chim rộn ràng… hờn, sợ độ phai tàn sắp sửa 

→ Nhạy cảm với thời gian cũng là biểu hiện niềm ham sống, yêu đời đến đắm say. 

- Nỗi ám ảnh thời gian của hồn thơ Xuân Diệu xuất phát từ cái nhìn trẻ, từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống, lí giải thái độ sống: chạy đua với thời gian, giục giã sống vội vàng: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.

- Nghệ thuật thể hiện cảm nhận thời gian:

+ Thơ trữ tình điệu nói, kết hợp mạch cảm xúc và luận lí.

+ Thủ pháp trùng điệp, hơi thơ liền mạch, nhịp thơ sôi nổi, giọng thơ cuống quýt tự bạch điệu hồn ham sống cuồng nhiệt.

+ Hình ảnh thơ mới lạ với những liên tưởng phong phú, nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tài hoa.

+ Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính tạo hình, biểu cảm.

* Đánh giá chung

- Đoạn thơ với cảm nhận về thời gian (trong mối quan hệ với tuổi trẻ) làm rõ cội nguồn triết lí nhân sinh tích cực cùng tuyên ngôn sống Vội vàng của nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới (Hoài Thanh).

- Xuân Diệu với Vội vàng ví như một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy đánh thức niềm yêu đời, ý thức sâu sắc về giá trị sự sống mỗi cá nhân trong cuộc đời.

d. Chính tả, ngữ pháp

e. Sáng tạo

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

-  Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

-   Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

-  Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu  bé hoàn  toàn nằm ngoài  dự đoán của tôi.

-  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

-  Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4, nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”  có  ý  nghĩa gì? (1,0 điểm)

Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gửi gắm qua câu chuyện? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 39)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2. HS có thể trả lời 1 trong các cách sau:

-   Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.

-   Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.

-   Cậu bé ước trở thành người anh giống như người anh của nhân vật tôi.

Cậu bé ước trở thành người anh có chiếc xe lăn lắc tay để tặng người em tật nguyền của mình.

Câu 3. Câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có ý nghĩa là: Cậu bé có lòng quyết tâm cao độ muốn biến ước mơ của mình thành hiện thực. Hoặc:

Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em tật nguyền.

Câu 4. HS cần rút ra được thông điệp gửi gắm qua câu chuyện, đồng thời bày  tỏ được  suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về thông điệp ấy.

(Có thể theo hướng:

-   Thông điệp: Sống phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ.

-   Nêu suy nghĩ: Tình yêu thương, sự quan tâm sẽ phần nào bù  đắp những thiệt  thòi và mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người có hoàn cảnh éo le... Người biết yêu thương, quan tâm người khác cũng sẽ được nhận lại niềm vui, tình yêu và sự kính trọng. Trong cuộc sống, cần biết vị tha, bao dung; phê phán lối sống vô cảm, vị kỉ...)

II. LÀM VĂN

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp của bức tranh thôn Vĩ và tình cảm của tác giả.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.                         

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử

- Giới thiệu chung về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

2. Thân bài

a. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”

- Hai cách hiểu:

+ Đó là lời của người con gái thôn Vĩ Dạ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng. Nhân vật “anh” chính là Hàn Mặc Tử.

+ Có thể hiểu đây là lời của Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử phân thân và tự hỏi chính mình.

=> Câu thơ mở đầu có chức năng như lời dẫn dắt, giới thiệu người đọc đến với thôn Vĩ của người con gái mà thi nhân thương nhớ.

“Nhìn nắng hang cau nắng mới lên”

“Nắng mới lên”: nắng đầu tiên của ngày mới, ấm áp, trong trẻo, tinh khiết.

“Nắng hàng cau”: cây cau là cây cao nhất trong vườn, được đón nhận ánh nắng đầu tiên

=> Nắng mới buổi sớm, trong trẻo, tinh khôi

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

- “Mướt”: ánh lên vẻ mượt mà, óng ả, tràn đầy nhựa sống

- “Xanh như ngọc”: màu xanh sáng ngời, long lanh

3. Kết bài

- Khái quát và mở rộng vấn đề

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Quang Trung. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !      

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF