YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Hồ Thị Bi có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em nắm vững được kiến thức đã học, đồng thời chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Hoc247 đã tổng hợp và biên soạn Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Hồ Thị Bi có đáp án. Mời các em tham khảo bộ đề thi dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi này.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HỒ THỊ BI

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

"Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

      (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1. Đoạn trích trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Nội dung của đoạn trích là gì? Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề đoạn trích. (1.0 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (0,5 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, đọc sách có những tác dụng như thế nào trong cuộc sống con người? (Nêu ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách). (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 100 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2. (5,0 điểm) Hãy kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy bằng lời của anh/chị với một cách kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc – hiểu 

Câu 1:

Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2:

Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Nội dung đoạn trích: Thực trạng văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay và sự khẳng định vai trò không thể thiếu của việc đọc sách trong cuộc sống.

- Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: “Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.”

Câu 3:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì: Ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.

Câu 4:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Học sinh nêu được ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách. Sau đây là gợi ý:

- Bồi dưỡng kiến thức

- Bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

II. Làm văn 

Câu 1:

Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

Cách giải:

Yêu cầu về hình thức:

Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn nghị luận (không đúng hình thức đoạn văn trừ 0,5đ); Trình bày hệ thống ý trong đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, hợp lý; lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; không sai chính tả, cách dùng từ, viết câu.

Yêu cầu về nội dung:

Học sinh có thể cấu trúc đoạn theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:

Giải thích:

+ Sách tốt: Là sách có nội dung tích cực, có tác dụng cung cấp cho ta những tri thức về mọi lĩnh vực của cuộc sống, giúp ta bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách…

+ Bạn hiền: là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những buồn vui, giúp ta vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên trong học tập, cuộc sống.

Bàn luận:

+ Sách tốt là người bạn đồng hành với ta trên con đường học tập, trau dồi tri thức để làm chủ cuộc sống của mình. “Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”. 

+ Sách tốt là người bạn giúp ta biết phân biệt xấu – tốt, đúng – sai; dạy ta biết yêu thương, trân trọng những điều tốt đẹp, biết căm giận, lên án cái xấu, cái ác, biết sẻ chia, cảm thông, biết trọng nghĩa tình

+ Sách tốt là người bạn nâng đỡ tâm hồn ta những lúc ta buồn. 

+ Sách tốt khơi gợi cho ta những ước mơ, những hoài bão đẹp.

Bài học nhận thức và hành động:

+ Biết trân trọng sách tốt và việc đọc sách.

+ Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách và chọn sách ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Câu 2:

Phương pháp:

- Phân tích (phân tích yêu cầu của đề…)

- Sử dụng kĩ năng xây dựng một văn bản tự sự.

Cách giải:                       

Yêu cầu về kỹ năng:

+ Biết cách làm bài văn tự sự, có sử dụng kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng.

+ Bài văn có đủ ba phần: Mở bài (phần mở đầu) – thân bài (Phần nội dung) – kết luận (Kết thúc truyện)

+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

Yêu cầu về nội dung:

 Học sinh dùng lời văn của mình một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng nội dung câu chuyện phải đảm bảo trung thành với tác giả dân gian.

Riêng phần phần kết thúc câu chuyện, yêu cầu học sinh sáng tạo, nhưng nội dung sáng tạo phải đảm bảo hợp lý, có sức thuyết phục.

Có thể có nhiều cách kể khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

Mở bài: Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

   An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay)

Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện.

+ An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.

+ Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành được xây xong.

+ Rùa vàng cho An Dương vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.

+ Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương Vương nhờ có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, rút quân về nước.

+ Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.

+ Trọng Thủy lấy cắp lẫy thần (Tráo đổi lẫy nỏ làm từ móng thần Kim Quy thành lẫy giả).

+ Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam

Kết bài: Kết thúc câu chuyện.

2. ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ âu chi thế nghị khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Bui* có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng**khuyết, nhuộm chăng đen.”

(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên, 2003, tr.87)

Chú thích:

*Bui: duy, chỉ có; **chăng: chẳng, không

Câu 1. Nêu tên thể thơ của văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu luận. (0,5 điểm)

Câu 3. Hai câu kết cho thấy vẻ đẹp gì của Nguyễn Trãi? (1.0 điểm)

Câu 4. Hai câu đề của bài thơ trên gợi cho em nghĩ đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ Văn 10? Chỉ ra một điểm giống nhau giữa hai bài thơ? (1.0 điểm)

II. Làm văn: (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi gợi anh/chị nghĩ đến phẩm chất quan trọng nào của con người? Hãy viết đoạn văn ngắn (100 chữ) bàn về ý nghĩa của phẩm chất đó.

Câu 2: (5.0 điểm)

Cảm nhận hào khí Đông A được thể hiện trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Câu 1:

Phương pháp: Căn cứ vào các thể thơ đã được học.

Cách giải:

- Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn

Lưu ý: Nếu HS chỉ nhận ra được thể thất ngôn bát cú thì đạt 0.25 điểm

Câu 2:

Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp nghệ thuật đã được học.

Cách giải:

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong cặp câu luận: đối, phóng đại…

Câu 3:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

- Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi thể hiện qua cặp câu kết: tấm lòng trung hiếu/ lòng yêu nước, thương dân/ kiên trì với lí tưởng yêu nước thương dân…

Câu 4:

Phương pháp: Tái hiện kiến thức đã học, phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

- Hai câu thơ đầu gợi nhớ bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Điểm giống nhau giữa 2 bài thơ: đều thể hiện tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên,…

Lưu ý: HS có thể phát hiện nét giống nhau trên phương diện nghệ thuật, chỉ cần hợp lí có thể đạt 0.5 điểm

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1:

Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

Cách giải:

Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ; không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.

Yêu cầu về kiến thức:

- Trình bày đúng vấn đề: bàn về một phẩm chất quan trọng của con người được gợi ra từ bài thơ Thuật hứng số 24: lòng yêu nước, nhân cách thanh cao, kiên trì với lí tưởng…

- Lí giải ngắn gọn vì sao đó là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu của con người.

- Rút ra bài học, ý thức trách nhiệm của bản thân.

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo lựa chọn của bản thân, cần có nội dung hợp lí, thuyết phục.

(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Giá trị của thời gian

Một kĩ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được những việc sau đây:

Nếu làm đinh sẽ bán được 10USD.

Nếu làm kim may sẽ bán được 300USD.

Còn nếu làm thành những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25,000USD.

Mỗi ngày đều cho chúng ta 24 giờ bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi mấy đi rồi chúng ra không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khỏe nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.

Không có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ “Giết – Thời – Gian”. Nhiều người tìm những thú vui, tìm những việc làm chỉ để mong giết thời gian. Thật ra, chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để giết chúng.

(Hạt giống tâm hồn – NXB thành phố Hồ Chí Minh)

Câu 1. Văn bản bàn về vấn đề gì? Tìm 02 thành ngữ hoặc câu nói cùng nội dung (1,0đ)

Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5đ)

Câu 3. Người viết dùng hình ảnh thanh sắt 5kg, có thể làm đinh, làm kim và làm lò xo đồng hồ để nói điều gì? Hiệu quả của cách nói này? (1,0đ)

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “Giết thời gian”? Anh/chị có đang “giết thời gian” của bản thân không? (0,5đ)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Văn bản ở phần đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của thời gian và cách sử dụng chúng? (Viết khoảng 200 chữ)

Câu 2 (5,0 điểm)

Bàn về “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và đời sống”.

Ý kiến khác lại khẳng định “ “Cảnh ngày hè” chất chứa một tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi: tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân”.

Bằng những hiểu biết về bài thơ, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Văn bản bàn về giá trị của thời gian qua cách sử dụng thời gian của mỗi người.

- Thời gian là vàng là bạc (thành ngữ)

- Đời người có một gang tay/Ai hay ngủ ngày còn một nửa gang (tục ngữ)

- Thời gian là vàng bạc, để thời gian đi tức là hủy hoại mình”

(Domosthenes)

- Trong mọi sự lãng phí, đáng trách nhất là lãng phí thời gian (Vauvenagues)

Câu 2:

Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận

Câu 3:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Hình ảnh thanh sắt 5kg có thể làm đinh, làm kim và làm lò xo đồng hồ được dùng để nói: Cách sử dụng nguyên liệu như thế nào sẽ tạo nên giá trị tương ứng như thế.

- Cách nói này là hình ảnh so sánh cụ thể, trực tiếp nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách sử dụng quỹ thời gian của mình sao cho có giá trị nhất.

Câu 4:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Học sinh nêu cách hiểu về cụm từ “Giết thời gian”:

- Lãng phí thời gian.

- Sử dụng thời gian vô bổ, không đem lại lợi ích cho công việc, sức khỏe, học tập…

- Dùng thời gian không hợp lí, giờ nọ việc kia…

Anh/chị có đang “giết thời gian” của bản thân không? Học sinh có thể trả lời: Có/Không. Song phải có kiến giải cụ thể thì mới cho điểm.

II. LÀM VĂN 

Câu 1:

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

Cách giải:

- Viết đúng hình thức đoạn văn, không sai lỗi diễn đạt, từ ngữ, ngữ pháp.

- Phải có dẫn chứng cho lập luận.

- Đoạn văn có thể có các ý sau

+ Thời gian là sự vận động, phát triển liên tục, không ngừng trong tự nhiên.

+ Giá trị của thời gian chính là việc con người tạo ra những tài sản quý báu về vật chất và tinh thần trong một khoảng nhất định.

+ Cách sử dụng thời gian hiệu quả là trong khoảng thời gian ngắn nhất làm ra được giá trị vật chất hoặc tinh thần có ý nghĩa nhất.

+ Có nhiều cách sử dụng thời gian:

  • Tích cực: Làm việc có mục đích, luôn phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả, chủ động sắp xếp thời gian hợp lí giữa lao động và nghỉ ngơi, vật chất và tinh thần.

  • Tiêu cực: sống không có mục đích, ý lại, đam mê thú vui vô bổ…

+ Bài học: Phải ý thức được giá trị và cách sử dụng thời gian, có tinh thần tự giác, chủ động phấn đấu, biết kiềm chế trước những cám dỗ… để thời gian thực sự không trôi đi vô nghĩa.

(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Hồ Thị Bi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF