YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa 10 năm học 2018 - 2019 (có đáp án)

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa 10 năm học 2018 - 2019 (có đáp án), đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm được chọn lọc từ đề thi của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 3 ĐỀ THI HKI MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2018 – 2019 

 

Đề tham khảo số 1:

Câu 1: Oxi là nguyên tố có hàm lượng lớn nhất vỏ Trái Đất (chiếm khoảng 49% khối lượng vỏ Trái Đất) và đứng thứ 3 trong vũ trụ (sau H và He). Thực chất, ở tự nhiên, Oxi là một hỗn hợp của các đồng vị: 99,757% 16O ; 0,039% 17O ; còn lại là 18O.

a, Hãy tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Oxi.

b, Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có 1 nguyên tử 17O.

Câu 2: Cho các kí hiệu nguyên tử sau:  

a, Viết cấu hình electron của từng nguyên tử trên và cho biết số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng và thuộc loại nguyên tố nào (kim loại, phi kim, khí hiếm, …).

b, Tính số electron, proton, notron, số khối của từng nguyên tử trên.

Câu 3: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau và cho biết loại liên kết trong mỗi phân tử?     

a, Cl2                    

b, CH4            

c, HCl             

d, NH3

Câu 4: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa. Trình bày từng bước.

a, FeO + HNO3(đặc) → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

b, HNO3 + H2S → S + NO + H2O

c, Mg + H2SO4(đặc) → MgSO4 + S + H2O

d, NH3 + CuO →  Cu + N2 + H2O

Câu 5:

a, Tại sao có thể xem khối lượng hạt nhân cũng là khối lượng nguyên tử?

b, Vào một ngày nóng trời, bạn A quyết định thêm đá vào cốc nước mình đang uống cho mát. Bỗng bạn A phát hiện viên nước đá không bị chìm xuống đáy mà nổi lên mặt nước! Bằng kiến thức Hóa học, em hãy giúp A giải thích hiện tượng trên.

 

---(Để xem nội dung đáp án chi tiết đề tham khảo số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Đề tham khảo số 2:

Câu 1: Năm 1869, nhà bác học người Nga,  Dmitri Ivanovich Mendeleev đã phát minh ra bảng tuần hoàn (BTH). Cho đến nay, bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố và được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Bảng tuần hoàn có ý nghĩa lớn trong lịch sử phát triển ngành Hóa học. Từ bảng tuần hoàn, ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử, tính chất nguyên tố hoặc so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận. Em hãy dùng những kiến thức đã học về bảng tuần hoàn để:

a). Xác định vị trí các nguyên tố : A(Z=17); B(Z=9); C(Z=16) trong bảng tuần hoàn.

b). Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính phi kim.

Câu 2:

a)  Trong tự nhiên, các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử tự do. Các nguyên tử của khí hiếm không liên kết với nhau tạo thành phân tử và khó liên kết với các nguyên tử của nguyên tố khác. Ngược lại, nguyên tử của các nguyên tố khác lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng này.

b)  Mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử muối ăn NaCl.

c)  Viết công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử CO2.

Câu 3: Xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử và cân bằng PTHH của các phản ứng oxi hóa khử sau:

a) Fe   +   H2SO4 đặc  → Fe2(SO4)3  +  SO2  +  H2O

b)  HCl  +  KMnO4  →  Cl2  +  KCl  +  MnCl2  +  H2O

Câu 4: X là một nguyên tố phổ biến trong tự nhiên (dạng hợp chất). Ở dạng khí, nó có màu vàng lục, được sử dụng là chất tẩy trắng và khử trùng trong các bể bơi. Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 16 hạt. Viết ký hiệu nguyên tử, công thức phân tử và công thức cấu tạo của X.

Câu 5: Tên của nguyên tố R theo tiếng Latinh nghĩa là “ngôi sao buổi sáng”. Nó là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, còn được gọi là nguyên tố của sự sống và tư duy. R là nguyên tố nhóm A, có công thức hợp chất khí với H là RH3. Trong oxit cao nhất của R, oxi chiếm 56,338% về khối lượng. Xác định nguyên tố R.

Câu 6: Cho 2,4g một kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 15% . Sau phản ứng thấy có 2,24 lít khí thoát ra ở đktc. Xác định tên kim loại và khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng.

Cho biết:

Nguyên tố

H

C

N

O

F

Na

Mg

P

S

Cl

Ca

Số hiệu (Z)

1

6

7

8

9

11

12

15

16

17

20

M (g/mol)

1

12

14

16

19

23

24

31

32

35,5

40

 

---(Để xem nội dung đáp án chi tiết đề tham khảo số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Đề tham khảo số 3:

Câu 1:

1, Hãy cho biết:

a, Nguyên tố là gì?

b, Nguyên tử là gì?

c, Điện tích hạt nhân nguyên tử là gì?

2, Viết cấu hình electron nguyên tử trong các trường hợp sau:

a, Chu kì 4, nhóm IIA.

b, Có 3 lớp electron, có 2 electron độc thân.

Câu 2:

1, Hãy cho biết:

a, Chu kì là gì?

b, Nhóm nguyên tố là gì?

2. Phát biểu định luật tuần hoàn Men-đê-lê-ép?

3. Các ion A3+, B2- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Viết cấu hình electron nguyên tử của A, B và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

Câu 3: Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các chất sau: Cl2, CO2, NH3, CO.

Câu 4:

1, Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron (ghi rõ chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa) :

a, Zn + H2SO4 → ZnSO4 + S + H2O

b, Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O

2, Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau (chỉ cần điền hệ số):

C + H2SO4 → CO2 + SO2 + H2O

HBr + H2SO4 → Br2 + SO2 + H2O

FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O

SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + H2SO4 + MnSO4

Cu + NaNO3 + H2SO4 → CuSO4 + NO + Na2SO4 + H2O

FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O

FeCl2 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cl2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

CuFeS2 + HNO3 → Cu(NO3)2 + Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O

Câu 5: Cho 0,64 gam Cu tác dụng vừa đủ với V lít khí clo (đktc), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m(g) muối clorua.

1, Tính V, m.

2, Hòa  tan hoàn toàn lượng muối clorua ở trên vào 148,65 gam nước thu được dung dịch X. Tính nồng độ phần trăm chất tan có trong dung dịch X.

3, Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng cho vào dung dịch X để thu được lượng kết tủa lớn nhất.

4, Cho KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư để điều chế lượng khí clo ở trên. Tính số mol HCl bị oxi hóa.

---(Để xem nội dung đáp án chi tiết đề tham khảo số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích đoạn nội dung bộ 3 đề và đáp án đề thi học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018 - 2019, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF