YOMEDIA

Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Phạm Văn Đồng

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ đề kiểm tra 1 tiết năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Bình Sơn. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với mục đích giúp các em ôn tập kiến thức, củng cố kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm, đồng thời tự đánh giá năng lực bản thân, đề ra kế hoạch ôn tập hợp lý. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ 1

Câu 1: Cho biết cấu hình electron của

X là 1s2 2s2 2p2;                      Y là 1s2 2s2 2p6 3s1;                Z là 1s2 2s2 2p6 3s2;

T là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3;          Q là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1;          R là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.

Các nguyên tố kim loại là

A. T, Q, R.                              B. Y, Z, Q.                              C. X, Y, Z.                              D. X, Y, T.

Câu 2: Nguyên tử X có 17 electron, hạt nhân X có 20 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử X là

A. \({}_{17}^{34}X\)                                    

B. \({}_{17}^{54}X\)                                 

C. \({}_{17}^{20}X\)                                  

D. \({}_{17}^{37}X\)

Câu 3: Số hiệu nguyên tử của X là 15. Nhận xét đúng là

A. Nguyên tố X là kim loại.                                                     

B. Cấu hình electron nguyên tử X có 5 lớp.

C. Lớp ngoài cùng của X có 3 electron.                                 

D. X là nguyên tố p.

Câu 4: Trong tự nhiên thành phần phần trăm các đồng vị của argon là: 99,6% 40Ar ; 0,063% 38Ar ; 0,337% 36Ar. Thể tích của 20 gam Ar ở đktc là

A. 1,12 lit.                               B. 11,2 lit.                               C. 112 ml.                               D. 11,2 ml.

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26)

A. Na và Cl.                            B. Al và P.                              C. Fe và Cl.                             D. Al và Cl.

Câu 6: Phát biểu nào đúng?

A. Trong nguyên tử số proton luôn bằng số nơtron.

B. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt cơ bản là proton và nơtron.

C. Vỏ nguyên tử gồm các electron mang điện tích dương.

D. Trong nguyên tử các electron luôn đứng yên.

Câu 7: Đồng trong tự nhiên có 2 đồng vị bền là 63Cu và 65Cu, có nguyên tử khối trung bình là 63,54. Vậy % số nguyên tử  63Cu trong tự nhiên là

A. 70%.                                   B. 50%.                                   C. 73%.                                   D. 10%.

Câu 8: Dãy gồm các phân lớp electron đã bão hòa là

A. s1 , p3, d7, f12.                     B. s2 , p5, d9, f13.                     C. s2 , p6, d10, f11.                    D. s2 , p6, d10, f14.

Câu 9: X có cấu hình e nguyên tử  là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z)  của nguyên tố X là

A. 28.                                      B. 10.                                       C. 2.                                        D. 8.

Câu 10: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6. Nguyên tố X là

A. Clo (Z = 17).                      B. Lưu huỳnh (Z = 16).          C. Oxi (Z = 8).                        D. Flo (Z = 9).

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ 2

Câu 1. X, Y là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kì nhỏ kế tiếp nhau trong BTH. Số đơn vị điện tích hạt nhân của 2 nguyên tố X, Y chênh lệch nhau là

A. 10.                                      B. 18.                                      C. 8.                                        D. 32.

Câu 2. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

A. cùng số electron s hay p.              B. số electron như nhau.

C. số lớp electron như nhau.                                                   D. số electron lớp ngoài cùng như nhau.

Câu 3. Trong BTH các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là

A. 3 và 3.                                B. 4 và 3.                                 C. 3 và 4.                               D. 4 và 4.

Câu 4. Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức R2O5. Nguyên tố R có thể là

A. nitơ.                                    B. Cacbon.                              C. Clo.                                     D. lưu huỳnh.

Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hoá học là

A. Na (Z = 11).                       B. K (Z = 19).                         C. N (Z = 7).                           D. Cl (Z = 17).

Câu 6. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit, hidroxit ứng với các nguyên tố trong nhóm IA là

A. giảm.                                 B. giảm rồi tăng.                        C. không đổi.                        D. tăng.

Câu 7. Một nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p2. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của R là

A. RO2 và RH4.                              B. RO3 và RH2.                       C. RO2 và RH2.                       D. R2O5 và RH3.

Câu 8. Cho kim loại kiềm Na tác dụng hết với nước thu được 100 ml dung dịch A và 3,36 lit khí hiđro (ở đktc). Vậy nồng độ mol/lit của dung dịch A là

A. 3.                                        B. 0,3.                                     C. 0,15.                                   D. 1,5.

Câu 9. Các ion A+, B2+, X2- đều có cấu hình electron bền vững của khí neon là 1s22s22p6. Vậy các nguyên tử của các nguyên tố tương ứng là

A. 11Na, 20Ca, 8O.                   B. 11Na, 12Mg, 8O.                   C. 9F, O, 12Mg.                      D. 19K, 20Ca, 16S.

Câu 10. Các nguyên tố xếp ở chu kì 4 có số lớp electron trong nguyên tử là

A. 5.                                        B. 4.                    C. 3.            D. 6.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ 3

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. proton và electron                                                    B. proton, electron và nơtron

C. Nơtron và proton                                                     D. Nơtron và electron

Câu 2: Cho các nhận định sau:

(a) Proton là hạt mang điện tích dương

(b) Nơtron là hạt không mang điện

(c) Điện tích của proton bằng điện tích electron về trị

(d) Trong hạt nhân nguyên tử số proton luôn bằng số nơ tron

số nhận định đúng là

A. 3                                      B. 2                                  C. 4                                  D. 1

Câu 3: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

A. nơtron và electron                                                    B. proton, electron và nơtron

C. proton và electron                                                    D. nơ tron và proton

Câu 4: Cho các nhận định sau:

(a) Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân

(b) Hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các hạt proton và nơtron

(c) Khối lượng của 1 proton gần bằng 1u, còn của 1 nơtron nhỏ hơn nhiều so với khối lượng 1 proton

(d) u còn được gọi là đvC

Số nhận định đúng là

A. 3                                      B. 1                                  C. 4                                  D. 2

Câu 5: Những điều khẳng định nào sau đây không phải bao giờ cũng đúng?

A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Na mới có 11 proton

B. Trong nguyên tử số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ

C. Trong nguyên tử số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân

D. Trong nguyên tử số proton bằng số nơtron

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Về trị số có thể coi nguyên tử khối bằng số khối

B. Các đồng vị của cùng 1 nguyên hóa học luôn có khối lượng nguyên tử giống nhau

C. Đường kính của hạt nhân nguyên tử nhỏ hơn nhiều so với đường kính của nguyên tử.

D. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt  nhân

Câu 7: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử R là 52. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số nơtron của nguyên tử R là

A. 35                                    B. 17                                C. 18                                D. 16

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 49. Trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số điện tích hạt nhân của nguyên tử X là

A. 15                                    B. 16                                C. 17                                D. 18

Câu 9: Nguyên tử \({}_{35}^{80}\)X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là:

A. 25                                    B. 10                                C. 35                                D. 45

Câu 10:  Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện, ký hiệu nguyên tử nào sau đây đúng?

A. \({}_{38}^{80}\)R                                 

B. \({}_{20}^{40}\) R                            

C. \({}_{19}^{39}\) R                            

D. \({}_{19}^{20}\) R

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Phạm Văn Đồng, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF