Bài tập ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 được HOC247 biên soạn và tổng hợp từ Trường THPT Nam Khoái Châu có kết cấu gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận có gợi ý giải sẽ giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng giải bài chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp đến. Mời các em cùng tham khảo.
BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN HÓA HỌC 11 TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU
I. Viết đồng phân:
1- Viết các đồng phân cấu tạo và gọi tên chất có công thức : C5H12, C4H8 , C4H6 (mạch hở), C8H10(hiđro cacbon thơm), C4H9Cl
2- Viết các đồng phân cấu tạo ancol có công thức C4H10O và cho biết bậc của ancol. Gọi tên chúng .
3-Viết các đồng phân cấu tạo mạch hở và gọi tên của chất có công thức C3H6O, C3H6O2
II-Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện )
1- propan + clo
2-etylen + dung dịch brôm
3- etylen + dung dịch KMnO4
4- axetylen + Hiđrô
5-axetylen + dung dịch AgNO3 / NH3 dư
6- trime hóa axetylen
7- benzen + clo
8-toluen + dung dịch KMnO4 đun nóng
9 etyl bromua + KOH
10-ancol etylic + natri
11-glixerol + đồng (II) hidroxit
12- andehit axetic + hidro
12-ancol etylic + đồng (II) oxit
13- 2-brom butan với dund dịch KOH /ancol đun nóng
13-Viết phương trình điều chế andehit axetic từ etylen
14-Viết phương trình điều chế andehit axetic từ ancol metylic và cacbon oxit
15-Viết phương trình điều chế ancol metylic từ metan
16-Viết phương trình chứng minh phenol có tính axit và tính axit của phenol yếu hơn axit cacbonic
17-Viết phương trình chứng minh andehit vừa có tính khử , vừa có tính oxihoa
18-Cho các chất : etylen, axetylen, buta-1,3 -đien ,benzen , etyl bromua ,etanol, etanal, phenol, glixerol lần lượt tác dụng với dung dịch brom, natri hidroxit, hidro dư(Niken , đun nóng ).Chất nào phản ứng ? viết phương trình phản ứng.
III-hoàn thành sơ đồ phản ứng
1-C2H5OH → C2H4 → C2H6 → C2H5OH → CH3CHO → CH3COONH4
2-CaCO3 → CaO → CaC2 → C2H2 → CH3CHO → C2H5OH
3-CH4 → C2H2 → C2H4 → C2H5OH → C2H5ONa
5 C4H4 → C4H6 → C4H6Br2 → C4H8Br2
4-C2H5OH → C2H5Cl → C2H4 → C2H4Br2 → C2H4(OH)2 → A
5-Tinh bột → glucozơ → ancol etylic → axit axetic → natri axetat → metan
6- CH4 → A→ B → C6H6Cl6
7- C2H2 → C4H4→ C4H5Cl → policloropren
8- C2H4 → A → B → P.V.C
9-(CH3)2CHCH2CH2Cl → A → B → C→ D
10- CO → A → B → D
11-CH2=CH2→ B → D
12-C6H5CH=CH2 → E → G → H
IV- điều chế
1-từ axetylen và các chất vô cơ cần thiết , viết phương trình điều chế : phenol, Nhựa P.E, nhựa P.V.C
2-Từ propan-1-ol , viết phương trình điều chế propan-2-ol
3-Từ khí thiên nhiên và các chất vô cơ cần thiết , viết phương trình điều chế 2,4,6-tri nitro phenol
4-Từ than đá , đá vôi và các chất vô cơ cần thiết , viết phương trình điều chế 2,4,6-tri brom phenol
5-Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết , viết phương trình điều chế cao su Buna
6-Viết phương trình điều chế PVC từ etylen
V- Giải thích hiện tượng
1-Cho phenol vào nước , dung dịch bị vẩn đục .Cho tiếp dung dịch NaOH vào dung dịch trở nên trong suốt
.Sau đó sục khí CO2 vào dung dịch lại vẩn đục .Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng .
2-Giải thích tạisao ancol etylic có nhiệt độ sôi cao hơn đietyl ete và andehit axetic
VI-Nhận biết các chất
1- các khí metan , axetylen , etylen , cacbonic
2-But-1-in , but-2-in, butan
3-etyl benzen , vinylbenzen, phenyl axetylen
4-các chất lỏng acol etylic, hexan, phenol, glixerol
5-metan , axetylen, nito, hidro, khí cacbonic ,etylen
6-axit axetic, phenol, andehit axetic, ancol propylic
7-hexyl bromua ;brom benzen , 1-brombut-2-en
8- 1-clopent-2-en ; pent-2-en ; 1-clopentan
(dựa vào lí tính và hóa tính )
9-phenol, xiclohexanol, etanol
10- benzyl clorua, glixerol, p-crezol
10-Chọn một hóa chất , nhận biết andehit fomic, etylen glycol, etylen
VII-Làm sach, tách riêng từng chất trong hỗn hợp
1-Làm sạch metan có lẫn etylen, axetylen.
2-Làm sạch etan có lẫn etylen, axetylen ,khí sunfurơ
3-Làm sạch metan có lẫn buta-1,3- đien , but-1-in, khí cacbonic
4-làm sạch axetylen có lẫn etylen và metan
5- làm sạch etylen có lẫn axetylen , metan
6- Tách riêng hỗn hợp gồm metan, etylen, axetylen
VIII-Bài toán
1-Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam một ankadien liên hợp có mạch cacbon phân nhánh cần dùng vừa hết 7,84 lít oxi ở điều kiện chuẩn .Xác định công thức phân tử , công thức cấu tạo và gọi tên A
2-Chất M là ancol không no , đơn chức , có 1 liên kết đôi trong phân tử .Đốt cháy hoàn toàn 1,45 gam M cần dùng vừa hết 2,24 lít oxi ở điều kiện chuẩn .Xác định công thức phân tử , công thức cấu tạo và gọi tên M.
3-Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam chất hữu cơ A , người ta thu được 4,4 gam CO2, 1,8 gam nước .
a-Xác định công thức đơn giản nhất của A.
b-Xác định công thức phân tử của chất A , biết rằng nếu làm bay hơi 1,1 gam chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,4 gam khí oxy ở cùng điều kiện và áp suất .
c- Tìm công thức cấu tạo của A biết A cho phản ứng tráng gương ; A tác dụng với CuO đun nóng được sản phẩm cũng cho phản ứng tráng gương.
4-5,4 gam hỗn hợp gồm etylen và axetylen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 24 gam kết tủa .Tìm thành phần % về thể tích và % về khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp .
5- 14 gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic tác dụng với natri dư thấy có 2,24 lít khí thoát ra ở điều kiện chuẩn .
a-Tìm thành phân phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp
b-Nếu cho toàn bộ hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch brom dư thì có bao nhiêu gam kết tủa . phản ứng xảy ra hoàn toàn
6-Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam một chất hữu cơ X rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ba(OH)2 , bình nặng thêm 4,6 gam đồng thời tạo thành 6,475 gam muối axit và 5,91 gam muối trung hòa .Tỉ khối hơi của X đối với He là 13,5. Tìm CTPT của X. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ? Viết và gọi tên chúng.
7-Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A cần vừa đủ 6,72 lít oxy ở điều kiện chuẩn thu được 5,376 lít CO2 ở điều kiện chuẩn và 4,32 gam H2O.Tỉ khối hơi của A đối với oxi là 1,375.
a-Tìm CTPT của A.
b-Gọi tên A ,biết A tác dung được với dung dịch AgNO3 trong NH3
8- 0,1 mol ancol Y tác dung với natri dư thu được 1,12lít khí ở điều kiện chuẩn . Tỉ khối hơi của Y đối với oxi là 2,3125
a-Tìm CTPT của A.
b- Tìm công thức cấu tạo chính xác của Y, biết khi cho Y tác dụng với CuO đun nóng sản phẩm thu được không phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3
9-Hiđrô hóa hoàn toàn 11,8 gam hỗn hợp B gồm 2 ankanal đồng đẳng liên tiếp .Sản phẩm thu được cho tác dụng với natri dư thấy giải phóng 3,36 lít khí ở điều kiện chuẩn .
a-Tìm công thức phân tử của 2 ankanal trên.Hiệu suất các phản ứng là 100%.
b- Tìm thành phần % về khối lương của mỗi ankanal trong hỗn hợp B
c-Nếu cho toàn bộ hỗn hợp B vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì khối lượng Ag thu được là bao nhiêu?
10-Cho 27,2 gam một ankin Y phản ứng hết với 1,4 gam hidro(xúc tác Ni đun nóng )được hỗn hợp A gồm một ankan và nột anken.Cho A từ từ qua nước brom dư thấy có 16 gam brom tham gia phản ứng .
a-Tìm công thức phân tử , công thúc cấu tạo có thể có của Y
b-Gọi tên Y , biết Y tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 , khi tác dụng với hidro dư tạo thành ankan mạch nhánh .
11- 0,67 gam hỗn hợp gồm etylen và axetylen tác dụng vừa đủ 100ml với dung dịch Brom 0,4M .Tìm thành phần % về thể tích và % về khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp .
TỰ LUẬN
1. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hidrocacbon A, mạch hở cần 30 thể tích không khí và thu được 4 thể tích khí CO2.
a. Xác định CTPT của A.
b. Viết CTCT của các đồng phân A.
c.Biết rằng A cộng hiđro thu được B có mạch nhánh. Xác định A, B và gọi tên.
2. Đốt cháy hoàn toàn CxHy (A) cần dùng 5,376 lit O2 ở đktc. Lấy toàn bộ sản phẩm cháy cho qua bình 1 chứa H2SO4 đặc và bình 2 chứa Ca(OH)2 dư thì thấy bình 1 tăng lên 4,32 gam còn tại bình 2 thu được m gam kết tủa.
a. Tính m.
b. Xác định dãy đồng đẳng của A. c. Tìm CTPT của A.
3. Có 3 chất hữu cơ X, Y, Z đều có phân tử lượng < 80. Đốt cháy hoàn toàn 0,39 gam mổi chất đều thu được 1,32 gam CO2 và 0,27 gam H2O. Biết từ Y có thể điều chế trực tiếp ra X và Z. Chất Z không phản ứng với dung dịch brom. Xác định CTCt của X, Y, Z.
4. Đốt cháy hoàn toàn một CxHy thu được 11,2 lit CO2 và 10,8 gam H2O.
a. Tìm CTPT của A.
b. Khi cho A tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1:1 ở 1000C thu được 4 dẫn xuất chứa một nguyên tử Br trong phân tử. Xác định CTCT và gọi tên A.
5. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol 2 hidrocacbon no, mạch hở đồng đẳng kế tiếp nhau. Lấy toàn bộ sản phẩm cho qua bình 1 chứa P2O5 dư và bình 2 chứa dd Ba(OH)2 dư thì bình một tăng lên 3,42 gam và tại bình 2 thu được m gam kết tủa.
a. Tính m gam.
b. Tìm CTPT và tính % thể tích của hai hidrocacbon.
6. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxHy. Lấy sản phẩm cho vào bình chứa 400ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M thu được 10 gam kết tủa, đồng thời bình dung dịch tăng lên 18,6 gam. Xác định CTPT của CxHy.
7. Một hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon thể khí ở đk bình thường, có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đơn vị. Đốt cháy hoàn toàn A, lấy sản phẩm cho vào bình dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa và bình dung dịch tăng lên 22,2 gam.
a. Xác định CTPT hai hidrocacbon.
b. Tính thành phần % về thể tích của hai hidrocacbon.
8. Đốt cháy hoàn toàn 3,696 lít (27,30C và 1atm) hh X gồm CO và CxHy (A) cần 16,8 gam O2. Lấy sản
phẩm cho qua bình 1 chứa P2O5 và bình 2 chứa dd Ba(OH)2 dư thì thấy bình 1 tăng lên 7,2 gam và tại bình 2 thu được 68,95 gam kết tủa. Xác định CTPT của A và tính thành phần % thể tích các chất trong A.
9. Đốt cháy hoàn toàn a gam CxHy (A). Lấy toàn bộ sản phẩm cho vào 250 g dung dịch Ca(OH)2 1M thì thu được 20,4 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng bằng khối lượng dung dịch trước phản ứng. Tính A và xác định CTPT của A.
10. Đốt cháy hoàn toàn m gam CxHy (A). Lấy toàn bộ sản phẩm cho vào 250 gam dung dịch Ca(OH)2 8,88%. Sau phản ứng thu được 20 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng lớn hơn khối lượng dung dịch ban đầu là 6,6 gam. Tính m gam và xác định CTPT của A.
11. Nung nóng a gam CH4 ở 1500oC và làm lạnh nhanh thu được hỗn hợp X gồm 3 khí. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 14,4 gam H2O.
a. Tính a gam.
b. Lấy toàn bộ lượng hỗn hợp X trên cho vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 36 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân.
12. Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam CxHy (A) thu được 11 gam CO2. Cho A phản ứng với H2 dư nung nóng thu được isopentan.
a. Xác định CTPT của A.
b. Lấy 3,4 gam A phản ứng với AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa. Xác định CTCT của A và tính m.
13. Đốt cháy hoàn toàn a gam ankin A thu được a gam H2O.
a. Xác định CTCT của A biết rằng A phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
b. Gọi B là đồng phân mạch hở của A. Trong B không có 2 nối đôi liền nhau. B phản ứng với dd brom theo tỉ lệ 1:1 thì thu được 3 đồng phân. Xác định CTCT của B và 3 đồng phân.
14. Một hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon mạch hở có tổng thể tích là 0,728 lít ở đktc. Cho A qua dung dịch Brom dư thấy có 2 gam brom phản ứng và có 0,02 mol khí thoát ra. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,728 lít A rồi cho sản phẩm qua bình 1 chứa 50 gam dd H2SO4 90% thì thu được dung dịch có nồng độ a% và bình 2 chứa dd Ca(OH)2 dư thu được 7,75 gam kết tủa.
a. Xác định CTPT hai hidrocacbon.
b. Tính a%.
15. Một hỗn hợp khí A gồm 3 hidrocacbon X, Y, Z trong đó Y và Z có cùng số Cacbon. Số mol X bằng 4 lần tổng số mol của Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp A thu được 2,025 gam H2O và 3,08 gam CO2. Xác định CTPT cùa X, Y, Z.
...
Trên đây là phần trích dẫn Bài tập ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Nam Khoái Châu, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 4 đề kiểm tra giữa HK2 môn Hóa 10 năm 2019 - Trường THPT Nam Trực
- Đề thi giữa HK2 môn Hóa 10 năm 2019 - Trường THPT Phan Châu Trinh
- Đề kiểm tra chất lượng giữa HK2 môn Hóa học 10 năm 2018 - 2019 Trường THPT Ngô Quyền
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!