Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 387296
Phát biểu nào sau đây là không chính xác ?
- A. Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.
- B. Lực ma sát nghỉ luôn luôn trực đối với lực đặt vào vật
- C. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.
- D. Khi vật chuyển động hoặc có xu hướng chuyển động đối với mặt tiếp xúc với nó thì phát sinh lực ma sát.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 387297
Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
- A. lớn hơn 300N.
- B. nhỏ hơn 300N.
- C. bằng 300N
- D. bằng trọng lượng
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 387298
Hệ số ma sát trượt
- A. tỉ lệ thuận với lực ma sát trượt và tỉ lệ nghịch với áp lực
- B. phụ thuộc diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
- C. không thuộc vào vật liệu và tình trạng của mặt tiếp xúc.
- D. phụ thuộc vào áp lực.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 387299
Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì
- A. quán tính.
- B. lực ma sát.
- C. phản lực.
- D. trọng lực
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 387300
Một cái thùng có khối lượng 50 kg chuyển động theo phương ngang dưới tác dụng của một lực 150 N. Gia tốc của thùng là bao nhiêu? Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
- A. 1 m/s2.
- B. 1,01 m/s2.
- C. 1,02m/s2.
- D. 1,04 m/s2.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 387301
Một mẩu gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời v0 = 5 m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn nhà là μt = 0,25. Lấy g = 10 m/s2.
- A. 1 s, 5 m.
- B. 2 s, 5 m.
- C. 1 s, 8 m.
- D. 2 s, 8 m.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 387302
Một vật có khối lượng 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn 4,5 N theo phương song song với mặt bàn trong khoảng thời gian 2 giây rồi thôi tác dụng. Quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng lại là
- A. 1 m.
- B. 4 m.
- C. 2 m.
- D. 3 m.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 387303
Khi đẩy một ván trượt bằng một lực F1 = 20 N theo phương ngang thì nó chuyển động thẳng đều. Nếu chất lên ván một hòn đá nặng 20kg thì để nó trượt đều phải tác dụng lực F2 = 60 N theo phương ngang. Tìm hệ số ma sát trượt giữa tấm ván và mặt sàn.
- A. 0,25.
- B. 0,2.
- C. 0,1.
- D. 0,15.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 387304
Một vật chuyển động chậm dần
- A. là do có lực ma sát tác dụng vào vật.
- B. có gia tốc âm.
- C. có lực kéo nhỏ hơn lực cản tác dụng vào vật
- D. là do quán tính
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 387305
Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc giảm đi?
- A. Tăng lên.
- B. Giảm đi.
- C. Không thay đổi
- D. Có thể tăng hoặc giảm.