Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 387989
Cho phản ứng A + B ⇔ C. Nồng độ ban đầu của A là 0,12 mol/l, của B là 0,1 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B giảm xuống còn 0,078 mol/l. Nồng độ còn lại (mol/l) của chất A là
- A. 0,02
- B. 0,098
- C. 0,034
- D. 0,042
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 387991
Tính tốc độ TB của phản ứng biết, tại phản ứng A + B ⇌ C. Nồng độ ban đầu của A là 0,1 mol/l, của B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ B giảm 20% so với ban đầu.
- A. 0,16 mol/l.phút
- B. 0,016 mol/l.phút
- C. 1,6 mol/l.phút
- D. 0,106 mol/l.phút
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 387992
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế NO2 bằng cách cho Cu tác dụng với HNO3 đặc, đun nóng. NO2 có thể chuyển thành N2O4 theo cân bằng :
2NO2 ⇆ N2O4
Cho biết NO2 là khí có màu nâu và N2O4 là khí không màu. Khi ngâm bình chứa NO2 vào chậu nước đá thấy màu trong bình khí nhạt dần. Hỏi phản ứng thuận trong cân bằng trên là
- A. Toả nhiệt
- B. Thu nhiệt
- C. Không toả hay thu nhiệt
- D. Một phương án khác
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 387993
Cho phương trình: N2(k) + 3H2(k) → 2NH3(k). Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận
- A. giảm đi 2 lần
- B. tăng lên 2 lần
- C. tăng lên 8 lần
- D. tăng lên 6 lần
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 387994
Cho 3 ống nghiệm chứa cùng thể tích dung dịch HCl với nồng độ như sau: Ống (1) chứa HCl 0,5M, ống (2) chứa HCl 1M, ống (3) chứa HCl 1M. Sau đó cho vào 3 ống cùng khối lượng Zn với trạng thái: Ống (1) viên Zn Hình Cầu, ống (2) viên Zn hình cầu, ống (3) bột Zn. ( ở 25oC)
Tốc độ thoát khí ở 3 ống tăng dần theo thứ tự:
- A. (1) < (3) < (2)
- B. (1) < (2) < (3)
- C. (3) < (2) < (1)
- D. 3 ống như nhau
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 387995
Chuẩn bị hai ống nghiệm như sau:
Ống (1) chứa 3 gam dung dịch HCl 18%.
Ống (2) chứa 9 gam dung dịch HCl 6%.
Cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm 0,5 gam kẽm hạt có kích thước giống nhau cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Ống (1) có khí thoát ra nhanh hơn ống (2)
- B. Hạt kẽm trong ống (1) tan nhanh hơn hạt kẽm trong ống (2)
- C. Thể tích H2 (đo cùng điều kiện) thu được ở ống (1) nhiều hơn ống (2)
- D. Sau thí nghiệm, Zn còn dư ở cả hai ống
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 387996
Khi cho cùng một lượng dung dịch axit sunfuric vào hai cốc đựng cùng một thể tích dung dịch Na2S2O3 với nồng độ khác nhau, ở cốc đựng dung dịch Na2S2O3 có nồng độ lớn hơn thấy kết tủa xuất hiện trước. Điều đó chứng tỏ ở cùng điều kiện về nhiệt độ, tốc độ phản ứng:
- A. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng.
- B. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng.
- C. Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng.
- D. Không thay đổi khi thay đổi nồng độ của chất phản ứng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 387997
Có hai cốc chứa dung dịch Na3SO3, trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H2SO4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là
- A. cốc A xuất hiện kết tủa vàng nhạt, cốc B không thấy kết tủa.
- B. cốc A xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc B.
- C. cốc A xuất hiện kết tủa chậm hơn cốc B.
- D. cốc A và cốc B xuất hiện kết tủa với tốc độ như nhau.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 387998
Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là
- A. 4,0.10-4 mol/(l.s)
- B. 7,5.10-4 mol/(l.s)
- C. 1,0.10-4 mol/(l.s)
- D. 5,0.10-4 mol/(l.s)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 388000
Phản ứng giữa hai chất A và B được biểu thị bằng phương trình hóa học sau
A + B → 2C
Tốc độ phản ứng này là V = K.[A].[B]. Thực hiện phản ứng này với sự khác nhau về nồng độ ban đầu của các chất:
Trường hợp 1: Nồng độ của mỗi chất là 0,01 mol/l.
Trường hợp 2: Nồng độ của mỗi chất là 0,04 mol/l
Trường hợp 3: Nồng độ của chất A là 0,04 mol/l, của chất B là 0,01 mol/l.
Tốc độ phản ứng ở trường hợp 2 và 3 lớn hơn so với trường 1 số lần là
- A. 12 và 8
- B. 13 và 7
- C. 16 và 4
- D. 15 và 5