YOMEDIA
NONE

Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 87


Học247 mời các em tham khảo bài học Luyện tập chung trang 87 bên dưới đây, thông qua tài liệu này các em sẽ hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, bên cạnh đó các em còn nắm được phương pháp giải các bài tập và vận dụng vào giải các bài tập tương tự. Chúc các em có một tiết học thật hay và thật vui khi đến lớp!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

Ôn tập lại các kiến thức đã học về:

*Dữ liệu thống kê

- Những thông tin thu thập được như số, chữ, hình ảnh, được gọi là dữ liệu. Dữ liệu dưới dạng số được gọi là số liệu, có dữ liệu không phải số

- Có nhiều cách để tìm thấy dữ liệu như quan sát, lập phiếu điều tra ( phiếu hỏi),… hoặc thu thập từ những nguồn có sẵn như sách, báo, trang web.

*Thu thập số liệu

Có nhiều cách để thu thập dữ liệu như quan sát, làm thí nghiệm, lập phiếu hỏi,... hay thu thập từ những nguồn có sẵn như sách báo, trang web,...

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ, ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra các thông tin hữu ích và rút ra kết luận.

*Biểu đồ tranh

Biểu đồ tranh sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh để thể hiện dữ liệu. Biểu đồ tranh có tính trực quan, dễ hiểu. Trong biểu đồ tranh, một biểu tượng(hoặc hình ảnh có thể thay thế cho một số đối tượng.

Để biểu diễn dữ liệu thống kê từ bảng vào biểu đồ tranh, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Chọn biểu tượng( hoặc hình ảnh) đại diện cho dữ liệu cần biểu diễn

- Xác định mỗi biểu tượng( hoặc hình ảnh) thay thế cho bao nhiêu đối tượng

Bước 2: Vẽ biểu đồ tranh

- Biểu đồ tranh thường gồm 2 cột

+ Cột 1: Danh sách phân loại đối tượng thống kê

+ Cột 2: Vẽ các biểu tượng thay thế đủ số lượng đối tượng

- Ghi tên biểu đồ và các chú thích số lượng tương ứng mỗi biểu tượng của biểu đồ tranh

*Vẽ biểu đồ cột

Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau

+ Trục ngang ghi danh sách đối tượng

+ Trục dọc: chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia

Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật

+ Cách đều nhau

+ Có cùng chiều rộng

+ Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia  trên trục dọc

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

+ Ghi tên biểu đồ

+ Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột( nếu cần)

*Vẽ biểu đồ cột kép

Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau

+ Trục ngang ghi danh sách đối tượng

+ Trục dọc: chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia

Bước 2: Tại vị trí từng đối tượng trên trục ngang, vẽ 2 cột hình chữ nhật

+ Cách đều nhau

+ Có cùng chiều rộng

+ Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

+ Tô màu hoặc gạch chéo để phân biệt hai cột trong cột kép

+ Ghi tên biểu đồ

+ Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột( nếu cần)

Bài tập minh họa

Câu 1: Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về kết quả học lực của học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung.

Hướng dẫn giải:

a) Học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung xếp loại lực khá đông nhất (140 học sinh)

b) Trường THCS Quang Trung có: 38 + 140 = 178 học sinh khối 6 có xếp loại học lực trên trung bình. Trong đó có 38 học sinh giỏi và 140 học sinh khá.

Câu 2: Biểu đồ tranh dưới đây cho ta thông tin về loại quả yêu thích của các bạn học sinh khối lớp 6.

 

Hãy đọc biểu đồ để trả lời các câu hỏi sau.

a) Loại quả nào được học sinh khối lớp 6 yêu thích nhiều nhất?

b) Loại quả nào được học sinh khối lớp 6 yêu thích ít nhất?

c) Em hãy đọc số lượng học sinh yêu thích đối với từng loại quả.

Hướng dẫn giải:

a) Dưa hấu được các bạn học sinh khối lớp 6 yêu thích nhiều nhất.

b) Táo được các bạn học sinh khối lớp 6 yêu thích ít nhất.

c) Số lượng học sinh yêu thích đối với từng quà:

10. 2 + 5 = 25 => Táo được 25 học sinh yêu thích.

10.5 = 50 => Chuối được 50 học sinh yêu thích.

10 .7 = 70 => Dưa hấu được 70 học sinh yêu thích.

10 4 + 5 = 45 => Cam được 45 học sinh yêu thích.

10 . 6 = 60 => Bưởi được 60 học sinh yêu thích.

Luyện tập

Qua bài giảng này giúp các em:

- Hệ thống và ôn tập lại nhưng nội dung đã học

- Áp dụng vào giải  các bài tập SGK

3.1. Bài tập trắc nghiệm

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức Chương 9 Luyện tập chung trang 87 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Kết nối tri thức Chương 9 Luyện tập chung trang 87 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 6 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF