Hướng dẫn Giải bài tập Toán 11 Cánh Diều Chương 4 Bài 5 Hình lăng trụ và hình hộp Toán 11 Cánh Diều giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Khởi động trang 110 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Trong thực tiễn, ta thường gặp nhiều đồ dùng, vật thể gợi nên hình ảnh hình lăng trụ, hình hộp. Chẳng hạn: Khung lịch để bàn (Hình 68); Tháp đôi Puerta de Europa ở Madrid, Tây Ban Nha (Hình 69), …
Hình lăng trụ và hình hộp là hình như thế nào?
-
Hoạt động 1 trang 110 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Cho hai mặt phẳng song song (P) và (P’). Trong mặt phẳng (P), cho đa giác A1A2….An. Qua các đỉnh A1, A2, ..., An vẽ các đường thẳng song song với nhau và cắt mặt phẳng (P’) lần lượt tại A1’, A2’, ..., An’ (Hình 70 minh hoạ cho trường hợp n = 5).
a) Các tứ giác A1A2A2’A1’, A2A3A3’A2’, …, AnA1A1’An’ là những hình gì?
b) Các cạnh tương ứng của hai đa giác A1A2…An và A1’A2’…An’ có đặc điểm gì?
-
Hoạt động 2 trang 111 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Từ định nghĩa hình lăng trụ, nhận xét đặc điểm các mặt bên, cạnh bên và hai mặt đáy của hình lăng trụ?
-
Luyện tập 1 trang 111 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Cho một số ví dụ về những đồ dùng, vật thể trong thực tế có dạng hình lăng trụ?
-
Hoạt động 3 trang 111 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Vẽ hình lăng trụ \(ABCD.A’B’C’D’\) có đáy \(ABCD\) là hình bình hành?
-
Luyện tập 2 trang 112 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Hãy liệt kê các đường chéo của hình hộp \(ABCD.A’B’C’D’\) (Hình 73)?
-
Hoạt động 4 trang 112 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Nêu nhận xét gì về hai mặt phẳng chứa hai mặt đối diện của hình hộp?
-
Luyện tập 3 trang 113 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Cho hình hộp \(ABCD.A’B’C’D’\). Chứng minh rằng bốn mặt phẳng \((ABC’D’),~(BCD’A’),~(CDA’B’),~(DAB’C’)\) cùng đi qua một điểm?
-
Bài 1 trang 113 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Cho hình hộp \(ABCD.A’B’C D’\).
a) Chứng minh rằng \((ACB’) // (A’C’D)\)?
b) Gọi G1, G2 lần lượt là giao điểm của BD’ với các mặt phẳng \((ACB’)\) và \((A’C’D)\). Chứng minh rằng G1, G2 lần lượt là trọng tâm của hai tam giác \(ACB’\) và \(A’C’D\)?
c) Chứng minh rằng BG1 = G1G2 = D’G2?
-
Bài 2 trang 113 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AA’, C’D’, AD’. Chứng minh rằng:
a) NQ // A’D’ và NQ = A’D’?
b) Tứ giác MNQC là hình bình hành?
c) MN // (ACD’)?
d) (MNP) // (ACD’).
-
Bài 3 trang 113 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AC và A’B’.
a) Chứng minh rằng EF // (BCC’B’)?
b) Gọi I là giao điểm của đường thẳng CF với mặt phẳng (AC’B). Chứng minh rằng I là trung điểm đoạn thẳng CF?
-
Bài tập 36 trang 112 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Số đường chéo trong một hình hộp là:
A. 4
B. 24
C. 28
D. 2
-
Bài tập 37 trang 112 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A'B'C'\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm của \(BC\), \(B'C'\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. \(\left( {A'MN} \right)\parallel \left( {ACC'} \right)\)
B. \(\left( {A'BN} \right)\parallel \left( {AC'M} \right)\)
C. \(C'M\parallel \left( {A'B'B} \right)\)
D. \(BN\parallel \left( {ACC'A'} \right)\)
-
Bài tập 38 trang 112 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\). Khẳng định nào sau đây là SAI?
A. Các mặt của hình hộp là các hình bình hành.
B. Hai mặt phẳng lần lượt chứa hai mặt đối diện của hình hộp song song với nhau.
C. Các đoạn thẳng \(AC'\), \(A'C\), \(BD'\), \(B'D\) bằng nhau.
D. Các đường thẳng \(AC'\), \(A'C\), \(BD'\), \(B'D\) đồng quy.
-
Bài tập 39 trang 113 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A'B'C'\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm của \(A'B'\), \(B'C'\). Gọi \(d\) là giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {BMN} \right)\) và \(\left( {ACC'A'} \right)\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. \(d\parallel AA'\)
B. \(d\parallel BC\)
C. \(d\parallel B'C'\)
D. \(d\parallel A'C'\)
-
Bài tập 40 trang 113 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\). Mặt phẳng \(\left( {BA'C'} \right)\) song song với mặt phẳng nào dưới đây?
A. \(\left( {ACD} \right)\)
B. \(\left( {ADD'} \right)\)
C. \(\left( {DCD'} \right)\)
D. \(\left( {AD'C} \right)\)
-
Bài tập 41 trang 113 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A'B'C'\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(A'C'\).
a) Chứng minh rằng \(A'B\parallel \left( {B'CM} \right)\).
b) Xác định giao tuyến \(d\) của hai mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) và \(\left( {A'BC'} \right)\).
-
Bài tập 42 trang 113 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\). Gọi \(M\), \(N\), \(P\), \(Q\), \(R\), \(S\) lần lượt là trung điểm của \(AB\), \(BC\), \(CC'\), \(C'D'\), \(D'A'\), \(AA'\). Chứng minh rằng:
a) Sáu điểm \(M\), \(N\), \(P\), \(Q\), \(R\), \(S\) cùng thuộc một mặt phẳng.
b) Các đoạn thẳng \(MQ\), \(NR\), \(PS\) cắt nhau tại trung điểm của mỗi đoạn.
-
Bài tập 43 trang 113 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A'B'C'\). Gọi \(G\), \(I\), \(K\) lần lượt là trọng tâm của các tam giác \(ABC\), \(A'B'C'\), \(A'B'B\).
a) Chứng minh rằng \(IK\parallel \left( {BCC'B'} \right)\).
b) Chứng minh rằng \(\left( {AGK} \right)\parallel \left( {A'IC} \right)\).
c) Gọi \(\left( \alpha \right)\) là mặt phẳng đi qua \(K\) và song song với mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\). Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) cắt \(A'C\) tại điểm \(L\). Tính \(\frac{{LA'}}{{LC}}\).
-
Bài tập 44 trang 113 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Chứng minh rằng trong một hình hộp, tổng bình phương của bốn đường chéo bằng tổng bình phương của tất cả các cạnh?
-
Bài tập 45 trang 113 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Phần trong của một bể đựng nước được xây có dạng hình hộp như hình dưới đây. Để xác định tỉ số của độ cao mực nước trong bể với chiều cao của lòng bể, bạn Minh làm như sau: “Lấy một thanh thước thẳng đủ dài cắm vào bể sao cho một đầu chạm đáy bể và để thước tựa vào mép dưới của thành miệng bể, đánh dấu điểm tựa. Sau đó rút thước lên, tính tỉ số độ dài của phần thước chìm trong nước và độ dài của phần thước từ điểm được đánh dấu đến điểm đầu chạm đáy bể. Tỉ số đó chính bằng tỉ số của độ cao mực nước trong bể với chiều cao lòng bể”. Bạn Minh làm có đúng không? Vì sao?