Nội dung Bài 2: Dự án nhỏ: Tìm hiểu về nghề lập trình web, lập trình trò chơi và lập trình cho thiết bị di động trong chương trình Tin học 10 Cánh diều Chủ đề G sẽ giúp các em tìm hiểu một số ngành công nghệ tin học đang phát triển hiện nay như: lập trình, thiết kế, .... Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng do HOC247 biên soạn để dễ dàng năm kiến thức.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục đích của dự án
- Tìm kiếm và khai thác thông tin khái quát về nghề thiết kế và lập trình web, thiết kế và lập trình trò chơi, phát triển ứng dụng trên thiết bị di động và các ngành nghề khác
- Giao lưu được với bạn bè qua các kênh truyền thông số để tham khảo và trao đổi thông tin hướng nghiệp
- Trình bày, giới thiệu về một vài nghề trong nhóm nghề thiết kế và lập trình.
1.2. Yêu cầu chung
- Chia lớp thành 3 nhóm như Hình 1
- Thời gian thực hiện: 2 tuần (trong đó có 2 tiết dành để báo cáo kết quả thực hiện dự án)
Hình 1. Đề tài của mỗi nhóm
1.3. Một số hướng dẫn và gợi ý thực hiện dự án
Hình 2. Các giai đoạn thực hiện dự án
- Các nhóm thực hiện dự án theo 3 giai đoạn Hình 2
Gợi ý về những việc cần làm:
+ Tìm kiếm thông tin (qua mạng, qua phỏng vấn, qua giao lưu khách mời), tổng hợp biên tập thông tin.
+ Chuẩn bị sản phẩm và báo cáo kết quả dự án
Gợi ý về sản phẩm:
+ Sản phẩm thứ nhất: Bản mô tả nghề (chuẩn bị bằng tệp văn bản) có những nội dung chính nhơ ở Bảng 1
+ Sản phẩm thứ hai: Bài trình bày, giới thiệu về nghề được nhóm tìm hiểu: chuẩn bị bằng phần mềm trình chiếu (thời gian trình bày tùy theo quy định của giáo viên)
Chú ý: Chất lượng nội dung và hình thức phụ thuộc nhiều vào khả năng tìm kiếm, giao lưu và chia sẻ thông tin hướng nghiệp. Các kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cần được khai thác tốt để có được sản phẩm đáp ứng yêu cầu dự án
Hai tiêu chí đánh giá:
- Nội dung: cung cấp được những thông tin cơ bản về nghề mà nhóm tìm hiểu
- Hình thức: có tính thẩm mĩ, ngắn gọn và hấp dẫn
Bảng 1. Những nội dung chính của sản phẩm thứ nhất
1.4. Báo cáo
a. Nhóm nghề thiết kế và lập trình web
Lập trình web là công việc của một Web Developer (Lập trình viên website) có nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu (Giao diện web tĩnh) từ bộ phận thiết kế web để chuyển thành một hệ thống website hoàn chỉnh có tương tác với CSDL và tương tác với người dùng dựa trên ngôn ngữ máy tính.
Thiết kế web là công việc của một Web Designer (Chuyên viên Thiết kế web) có nhiệm vụ tạo ra bộ mặt hay còn gọi là Giao diện (Template) website một cách hoàn chỉnh. Giao diện này có thể ở dạng Ảnh hoặc dạng Web Tĩnh HTML.
- Đặc điểm, yêu cầu:
Những yếu tố cần có của một nhà lập trình web
+ Có các kiến thức về code web,công nghệ thiết kế web, chuyên môn về web
+ Kĩ năng front-end, kĩ năng back-end
+ Kĩ năng phân tích thiết kế, nắm bắt những xu hướng thiết kế mới nhất hiện nay.
- Các sản phẩm của nghề: Hệ thống website, giao diện của một website.
- Nơi đào tạo: Đại học Khoa học tự nhiên, ITPLus Academy, Trung tâm dạy thiết kế website Vietsolution.
- Tình hình tuyển dụng: hiện nay nước ta đang thiếu hụt ứng viên kể cả số lượng và chất lượng.
Sự khác nhau giữa thiết kế web và lập trình web:
Thiết kế website |
Lập trình web |
- Là công việc của một Web Designer (chuyên viên thiết kế website) có nhiệm vụ tạo ra giao diện website một cách hoàn chỉnh, nó có thể ở dạng ảnh hoặc dạng web tĩnh HTML. - Để thiết kế website, các Web Designer sẽ sử dụng công cụ đồ họa, và thiết kế như Photoshop, AI, Flash, Dreamweaver… để biến ý tưởng của khách hàng thành phác thảo, sau đó chuyển phác thảo đó thành giao diện web. |
- Là công việc của một Web Developer (Lập trình viên website), có nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu từ bộ phận thiết kế web để chuyển thành một hệ thống website hoàn chỉnh tương tác với cơ sở dữ liệu và tương tác với người dùng. - Web Developer sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình web như PHP, .NET… để biến các trang giao diện tĩnh thành hệ thống website động linh hoạt, có tổ chức cơ sở dữ liệu, dễ dàng thêm, xóa, tùy chỉnh nội dung và tương tác với người dùng. |
⇒ Trên thực tế, giữa thiết kế web và lập trình web luôn có sự giao thoa về một vùng nội dung, công việc. Tại đó, Web Developer hay Web Designer đều có thể thực hiện được công việc đó. Đôi khi Web Developer phải đảm nhiệm một phần nhỏ vai trò của Web Designer và ngược lại. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, chúng ta mới phân biệt rõ vai trò của 2 vị trí trên.
b. Nghề thiết kế và lập trình trò chơi
Lập trình game là hiện thực hóa những đặc điểm kỹ thuật trong bản thiết kế game của nhà thiết kế, tích hợp kỹ xảo, âm thanh và chuyển đổi chúng thành một trò chơi hoàn chỉnh. Để làm được điều này, đòi hỏi lập trình viên phải có kiến thức về toán, kỹ năng tư duy logic và máy tính, đặc biệt là ngôn ngữ lập trình C/C++, ngôn ngữ kịch bản, các ứng dụng lập trình hoặc APIs.
Game designer là những người sáng tạo Game, là một nghề sáng tạo tự do và ít giới hạn, nhưng để trở thành một nhà Game Designer kì thực phải hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Những kỹ năng cần có của một Game Designer trải dài từ lĩnh vực công nghệ thông tin đến những khả năng sáng tạo nội dung và thiết kế đồ họa.
- Đặc điểm, yêu cầu nghề:
Lập trình game là một công việc phức tạp bao gồm những bước sau:
+ Lập bản đồ, địa hình game
+Triển khai trí tuệ nhân tạo cho những nhân vật không phải người chơi
+ Tích hợp các tính năng kết nối người chơi với game thông qua bộ điều khiển
Một số công việc chính của thiết kế game như sau:
+ Tạo nên cấu trúc của game và luật chơi
+ Phối hợp với tất cả các thành viên trong nhóm để đưa sản phẩm ra thị trường thành công
+ Phát triển ý tưởng về cách bố trí, nội dung, cách thức chơi trong game
+ Tạo và quản lý tài liệu về sản phẩm
- Các sản phẩm của nghề: các trò chơi.
- Nơi đào tạo: Đại học công nghệ thông tin Tp. HCM, cao đẳng FPT – Aptech, đại học Hoa Sen.
- Tình hình tuyển dụng: hiện nay nước ta đang thiếu hụt ứng viên kể cả số lượng và chất lượng.
c. Nghề phát triển ứng dụng trên thiết bị di động
- Lập trình ứng dụng di động là viết ngôn ngữ lập trình (code) để xây dựng các tiện ích, chương trình, app, hệ điều hành trên mobile. Hiện nay, có 2 hệ điều hành trên Smartphone phổ biến nhất là Android và IOS.
- Lập trình ứng dụng di động là nghề sử dụng các ngôn ngữ lập trình (Java, C#, …) để viết và phát triển các phần mềm nhằm gia tăng tiện ích cho thiết bị di động, đặc biệt là di động sử dụng hệ điều hành lập trình android.
- Có thể kể đến một số ứng dụng di động phổ biến như game, chat, truy cập mạng xã hội trên điện thoại, từ điển Anh – Việt, đọc truyện, điều khiển di động bằng giọng nói, tổng hợp thông tin chứng khoán, giá vàng …
- Lập trình ứng dụng di động mang đến một không gian mua sắm, tin tức, giải trí thu nhỏ ngay trên Smartphone của mỗi cá nhân.
- Đặc điểm, yêu cầu:
Hiện nay, các thiết bị Smartphone đang chạy trên hai hệ điều hành chính là Android và IOS. Việc đầu tiên, người học lập trình ứng dụng di động cần làm là chọn một nền tảng để phát triển.
Tìm hiểu những thông tin nền tảng của hai hệ điều hành.
Trang bị kiến thức nền tảng về các loại ngôn ngữ lập trình mobile viết nên ứng dụng.
- Các sản phẩm của nghề: Các ứng dụng trên thiết bị di động.
- Nơi đào tạo: VTC academy, Học viện đào tạo CNTT NIIT – ICT Hà Nội,…
- Tình hình tuyển dụng: hiện nay nước ta đang thiếu hụt ứng viên kể cả số lượng và chất lượng.
Luyện tập
Qua bài học các em cần nắm được các về:
- Có những hiểu biết về các ngành nghề như: lập trình và thiết kế web, lập trình trò chơi, ....
- Năng lực giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
2.1. Trắc nghiệm Bài 2 Chủ đề G Tin học 10 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Cánh diều Chủ đề G Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Lập trình
- B. Tổ chức phát triển phần mềm bao gồm việc vận dụng các kiến thức
- C. Quản trị dự án phát triển phần mềm
- D. Tất cả đều đúng
-
- A. Lập trình ứng dụng
- B. Phát triển giao diện người dùng
- C. Cả lĩnh vưc A và B đều đúng
- D. Cả lĩnh vưc A và B đều sai
-
- A. Giáo viên Tin học tại trường cấp 3
- B. Bác sĩ đa khoa
- C. Phát triển games
- D. Kiến trúc sư
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Bài 2 Chủ đề G Tin học 10 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Cánh diều Chủ đề G Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 2 Chủ đề G Tin học 10 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Tin Học 10 HỌC247