Qua bài tập đọc: Những con sếu bằng giấy giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-sa-ki. Đồng thời, biết cách đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, thể hiện được nỗi đau mà sự mất mát do chiến tranh gây ra.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn luyện đọc văn bản
a. Đọc từ khó
- Hi- rô- si- ma
- Na- ga- xa- ki
- Xa- da- cô Xa- xa- ki
b. Đọc diễn cảm
- Hướng dẫn đọc diễn cảm toàn bài:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Đọc bài văn với giọng trầm buồn; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- Đọc đoạn 3 với giọng trầm buồn, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả, khát vọng sống của cô bé Xa- xa- cô: Từng ngày còn lại, ngây thơ, 1000 con sếu, khỏi bệnh
1.2. Tìm hiểu bài
a. Từ khó
- Tượng đài: Những bức tượng lớn đúc bằng đồng hoặc tạc bằng đá thường được dựng trong công viên hoặc trên quảng trường thành phố.
- Bom nguyên tử: Bom dùng nguyên lí phản ứng phân hạch của hạt nhân nguyên tử nặng, phóng ra năng lượng lớn, có sức sát thương và phá hoại mạnh gấp nhiều lần bom thông thường.
- Quyên góp: Quyên hoặc góp tiền của để làm việc nghĩa (nói khái quát).
- Sát hại: Giết chết một cách dã man, vì mục đích xấu xa, vô lương tâm.
b. Bố cục
- Bài văn gồm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “… xuống Nhật Bản”: Mỹ ném bon nguyên tử xuống Nhật Bản
- Đoạn 2: Tiếp đến “… phóng xạ nguyên tử”: Hậu quả do bom nguyên tử gây ra
- Đoạn 3: Tiếp đến “… gấp được 644 con”: Khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô
- Đoạn 4: Còn lại: Ước vọng hoà bình của thiếu nhi toàn thế giới
c. Nội dung chính
- Bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân và nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
1.3. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 37 SGK Tiếng Việt 5): Xa – đa – cô bị ô nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
- Xa – đa – cô bị ô nhiễm phóng xạ khi chính phủ Mĩ cho ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản là Hi – rô – xi – ma và Na – ga – a – ki.
- Mở rộng thêm
- Chúng ta biết rằng vào giữa năm 1945, thế chiến thứ hai đã ở vào thời điểm sắp kết thúc. Phe Phát xít gồm có Đức - Ý - Nhật sắp đại bại trước phe đồng minh. Mĩ thuộc phe đồng minh.
- Nhằm chứng tỏ sức mạnh của mình và uy hiếp cả thế giới, Mĩ quyết định ném hai quả bom nguyên tử xuống đất Nhật.
- Đây là thứ vũ khí giết người hàng loạt. Khi hai quả bom nguyên tử nổ, gần nửa triệu người Nhật đã bị thiệt mạng. Mười năm sau, gần 100.000 người vì bị nhiễm phóng xạ đã chết dần chết mòn. Thảm họa do chiến tranh hạt nhân gây ra thật kinh khủng.
Câu 2 (trang 37 SGK Tiếng Việt 5): Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng những cách nào?
- Xa- da- cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh.
Câu 3 (trang 37 SGK Tiếng Việt 5): Các bạn nhỏ đã làm gì?
a. Để tỏ tình đoàn kết với Xa – đa – cô?
- Các bạn nhỏ trên toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi đến cho Xa – đa – cô hàng ngàn con sếu.
b. Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
- Khi Xa – đa – cô mất, các bạn nhỏ đã quyên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài là hình ảnh một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới chân tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".
Câu 4 (trang 37 SGK Tiếng Việt 5): Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa – đa – cô?
- Học sinh có thể tự nói lên suy nghĩ của mình.
* Gợi ý
- Tôi căm ghét chiến tranh.
- Cái chết của bạn làm cho chúng tôi hiểu rõ về sự tàn bạo của chiến tranh
- Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình trên trái đất kk…
- Thông qua bài tập đọc: Những con sếu bằng giấy giúp các em rèn luyện những kĩ năng và nắm được những kiến thức cần thiết như:
-
Kĩ năng
-
Đọc lưu loát toàn bài.
-
Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài.
-
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.
-
-
Kiến thức
-
Hiểu các từ ngữ trong bài.
-
Hiểu ý chính của bài
-
Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân
-
Nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
-
-
-
- Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu bài giảng Chính tả: Nghe - viết: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ để củng cố và chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.