Qua bài giảng Chính tả Nghe - viết: Chuyện cổ tích về loài người, giúp các em nhớ viết lại đúng chính tả bài thơ Chuyện cổ tích về loài người (từ Mắt trẻ con sáng lắm... đến Hình tròn là trái đất). Đồng thời, luyện viết đúng chính tả r,d hay gi; dấu hỏi/dấu ngã.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung bài
? Khi trẻ em sinh ra, trẻ em cần có ai?
- Khi trẻ em sinh ra trẻ em cần có bố, có mẹ. Mẹ bế bồng chăm sóc, bố dạy dỗ mọi điều tốt đẹp.
b. Hướng dẫn viết từ khó
- rõ, xa
c. Hướng dẫn cách trình bày
- Cách trình bày bài thơ năm chữ
- Đầu dòng lùi vào một ô.
- Giữa một khổ thơ để cách một dòng.
1.2. Học sinh nhớ - viết chính tả
Câu 1 (trang 22 sgk Tiếng Việt 4): Nhớ - viết: Chuyện cổ tích về loài người (Từ Mắt trẻ con sáng lắm... đến Hình tròn là trái đất).
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ.
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sỉnh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ.
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất.
- Bạn đọc em viết, em đọc bạn viết
- Tự kiểm tra cho nhau (Chú ý trình bày theo thể thơ năm chữ)
1.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Câu 2 (trang 22-23 sgk Tiếng Việt 4):
a) Điền vào chỗ trống r, d hay gi?
Mưa ....ăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa
Hoa xoan theo ....ó
....ải tím mặt đường
NGUYỄN BAO
b) Đặt trên các chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã?
Môi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rơ. Lớp lớp hoa giấy rai kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tan mát bay đi mất.
TRẦN HOÀI DƯƠNG
Gợi ý:
a) Điền vào chỗ trống r, d hay gi?
Mưa giăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa
Hoa xoan theo gió
Rải tím mặt đường
NGUYỄN BAO
b) Đặt trên các chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã?
Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.
Câu 3 (trang 23 sgk Tiếng Việt 4): Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau:
Cây mai tứ quý
Cây mai cao trên hai mét, (dáng, giáng, ráng) thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu (giần, dần, rần) thành một (điễm, điểm) ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng (giắn, dắn, rắn) chắc.
Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng (thẫm, thẩm) xếp làm ba lớp. Năm cánh đài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực (rở, rỡ) góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần (mẫn, mẩn), thịnh vượng quanh năm.
Theo NGUYỄN VŨ TIỀM
Gợi ý:
Cây mai tứ quý
Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.
Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.
Theo NGUYỄN VŨ TIỀM
- Thông qua bài giảng Chính tả Nghe - viết: Chuyện cổ tích về loài người, các em cần nắm được:
- Nhớ và viết lại đúng bài chính tả: Chuyện cổ tích về loài người (Từ Mắt trẻ con sáng lắm... đến Hình tròn là trái đất).
- Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ và các khổ thơ.
- Rèn kĩ năng nhớ, viết và dùng từ có chứa r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã thích hợp, đúng ngữ pháp.
- Ngoài ra, các em tham khảo thêm bài giảng Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào? để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.