YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 6: Em yêu trường em SGK Cánh diều


Ở những bài học trước, chúng ta đã học bài thơ Cái trống trường em nói về tình cảm của cái trống đối với các bạn HS, trong đó có sự vui mừng khi gặp lại các bạn học sinh vào ngày tựu trường. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cảm xúc của bạn học sinh khi đến ngày tựu trường nhé.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chia sẻ

Giải ô chữ

Câu 1: Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi dòng theo gợi ý dưới đây. Mỗi ô trống ứng với một chữ cái.

- Dòng 3: Dùng bút, phấn hoặc vật khác tạo thành chữ (gồm 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ V).

- Dòng 4: Nơi em đến học hằng ngày (gồm 9 chữ cái, bắt đầu bằng chữ).

- Dòng 7: Tên một hoạt động đầu tuần của nhà trường (gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C).

- Dòng 8: Buổi lễ bắt đầu năm học mới (gồm chữ cái, bắt đầu bằng chữ K).

- Dòng 9: Người phụ nữ làm nghề dạy học (gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C).

Hướng dẫn trả lời:

- Dòng 3: Dùng bút, phấn hoặc vật khác tạo thành chữ: VIẾT

- Dòng 4: Nơi em đến học hằng ngày: TRƯỜNG HỌC

- Dòng 7: Tên một hoạt động đầu tuần của nhà trường: CHÀO CỜ

- Dòng 8: Buổi lễ bắt đầu năm học mới: KHAI GIẢNG

- Dòng 9: Người phụ nữ làm nghề dạy học: CÔ GIÁO

Câu 2: Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc (cột màu xanh đậm)

Hướng dẫn trả lời:

Ô chữ hàng dọc là: MÁI TRƯỜNG

1.2. Bài đọc 1

Sân trường em

Trong lớp, chiếc bảng đen

Đang mơ về phấn trắng

Chỉ có tiếng lá cây

Thì thầm cùng bóng nắng.

 

Nhưng chỉ sớm mai thôi

Ngày tựu trường sẽ đến

Sân trường lại ngập tràn

Những niềm vui xao xuyến.

 

Gặp thầy cô quý mến

Gặp bạn bè thân yêu

Có bao nhiêu, bao nhiêu

Là những điều muốn nói.

 

Tiếng trống trường mời gọi

Thầy cô đang mong chờ

Chúng em vào lớp mới

Sân trường thành trang thơ...

BÙI HOÀNG TÁM

- Tựu trường: (học sinh) tập trung đến trường ngày đầu tiên.

- Xao xuyến: xúc động, bồi hồi.

1.2.1. Đọc hiểu

Câu 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?

Hướng dẫn trả lời:

- Lớp học: chiếc bảng đen mơ về phấn trắng.

- Sân trường: lá cây thì thầm cùng bóng nắng

Câu 2: Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?

Hướng dẫn trả lời:

Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác: sân trường ngập tràn niềm vui xao xuyến của các bạn nhỏ được trở lại trường sau mấy tháng nghỉ hè.

Câu 3: Những ai, những gì đang mời gọi, mong chờ bạn học sinh bước vào năm học mới?

Hướng dẫn trả lời:

Những thay đổi của sân trường trong ngày tựu trường được bạn học sinh tưởng tượng như sau: Sân trường lại ngập tràn những niềm vui xao xuyến.

1.2.2. Luyện tập

Câu 1: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? Và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong câu “Chúng em học bài mới.”

Hướng dẫn trả lời:

- Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai: Chúng em

- Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì: học bài mới.

Câu 2: Đặt một câu nói về hoạt động của em trên sân trường trong ngày tựu trường:

Hướng dẫn trả lời:

- Em đứng nghiêm chào cờ.

- Em biểu diễn văn nghệ.

- Em lắng nghe cô hiệu trưởng phát biểu.

1.3. Bài viết 1

Câu 1: Nghe – viết:

Ngôi trường mới

Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

Theo NGÔ QUÂN MIỆN

Câu 2: Tìm đường đến trường:

a. Em chọn chữ (s hoặc x) phù hợp với ô trống. Giúp bạn Sơn tìm đường đến trường, biết rằng đường đến trường được đánh dấu bằng các tiếng có chữ s.

b. Em chọn dấu thanh (dấu hỏi hoặc dấu ngã) phù hợp với chữ in đậm. Giúp bạn Thuỷ tìm đường đến trường, biết rằng đường đến trường được đánh dấu bằng các tiếng có dấu hỏi.

Hướng dẫn trả lời:

a. Nối các tiếng có s như sau:

b. Nối các tiếng có dấu ngã như sau:

Câu 3: Tập viết:

a. Viết chữ hoa Đ

Hướng dẫn trả lời:

- Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét thắt, nét cong phải, nét cong trái và nét ngang.

- Cách viết:

+ Bước 1: Đặt bút dưới ĐK ngang 4, trước ĐK dọc 3, viết một nét móc ngược trái sát ĐK dọc 2 và hơi lượn vòng khi bắt đầu đến ĐK ngang 1 và kết hợp viết nét thắt tiếp xúc với ĐK ngang 1.

+ Bước 2: Không nhấc bút, viết liền mạch nét cong phải (lưng của nét cong phải tiếp xúc với đường kẻ dọc 3) tiếp tục viết liền mạch nét cong trái và dừng bút tại ĐK ngang 3, trước ĐK dọc 2 (Lưng của nét cong trái tiếp xúc với ĐK dọc 1)

+ Bước 3: Lia bút đến điểm trên ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2, viết nét ngang rồi dừng bút sao cho đối xứng qua nét móc ngược trái.

b. Viết ứng dụng: Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt

1.4. Bài đọc 2

Chậu hoa

1. Giờ ra chơi, thầy giáo vừa kịp viết lên bảng mấy chữ mẫu cho tiết sau thì nghe tiếng “rầm” ngoài hành lang.

Nhóm học trò nhao nhao:

- Bạn Huy làm vỡ chậu hoa.

Cậu bé Huy buồn bã:

- Em xin lỗi thầy. Nhưng tại bạn Lân đẩy em đấy ạ.

- Thưa thầy, em chỉ va vào bạn thôi. – Lân nói.

2. Thầy giáo nâng cây hoa lên, nói:

- Trước hết, phải cứu cây hoa đã!

Rồi thầy hỏi:

- Các em thử nghĩ xem, nếu cây hoa biết nói, nó sẽ nói gì với các em?

Nhiều ý kiến được đưa ra: “Các bạn có thương tôi không?”, “Tôi sẽ không nở hoa được nữa!”....

Thầy giáo mỉm cười:

- Các em mang chiếc xô nhựa đến đây, trồng tạm cây hoa vào đó. Ngày mai, ta sẽ tìm cho nó một cái chậu mới. Được không nào?

Nghe thầy nói, Lân cũng nhận lỗi. Lân xin lỗi thầy và các bạn.

3. Sau hồi trống vào lớp, cây hoa đã được nằm trong xô nhựa. Ngày mai, nó sẽ được đặt vào một chiếc chậu mới.

Theo A-MÔ-NA-SVI-LI (Vũ Nho dịch)

1.4.1. Đọc hiểu

Câu 1: Chuyện gì xảy ra ngoài hành lang khi thầy giáo đang viết bài?

Hướng dẫn trả lời:

Khi thầy giáo đang viết bài thì chậu hoa bị rơi vỡ.

Câu 2: Thầy giáo nói gì với nhóm học trò đang vây quanh?

Hướng dẫn trả lời:

Thầy giáo đã nói với nhóm học trò đang vây quanh rằng: “Trước hết, phải cứu cây hoa đã!”

Câu 3: Các bạn trong lớp tưởng tượng cây hoa nói gì?

Hướng dẫn trả lời:

Các bạn trong lớp tưởng tượng cây hoa nói: Các bạn có thương tôi không?, Tôi sẽ không nở hoa được nữa!,….

Câu 4: Em có thích cách giải quyết sự việc của thầy giáo không? Chọn câu trả lời của em:

a) Không, vì thầy chưa làm rõ ai mắc lỗi nặng hơn.

b) Có, vì thầy đã hướng suy nghĩ của học sinh vào việc cứu cây hoa.

c) Có, vì thầy tránh cho Huy và Lân phải tranh cãi xem ai có lỗi.

Hướng dẫn trả lời:

Em thích cách giải quyết sự việc của thầy giáo. Vì cách giải quyết này không những tránh cho Huy và Lân phải tranh cãi xem ai có lỗi mà còn hướng suy nghĩ của học sinh vào việc cứu cây hoa.

Chọn đáp án: b, c

1.4.2. Luyện tập

Câu 1: Tìm lời xin lỗi của Huy trong câu chuyện trên.

Hướng dẫn trả lời:

Lời xin lỗi của Huy trong câu chuyện trên là: Em xin lỗi thầy. Nhưng tại bạn Lân đẩy em đấy ạ.

Câu 2: Sau khi nghe thầy nói, Lân đã nhận ra lỗi của mình. Theo em:

a. Lân nên xin lỗi những ai?

b. Lân xin lỗi như thế nào?

c. Người được Lân xin lỗi sẽ nói gì?

Hướng dẫn trả lời:

a. Lân nên xin lỗi thầy giáo và bạn Huy.

b.

- Với thầy giáo: Em xin lỗi thầy vì đã làm vỡ chậu hoa.

- Với Huy: Huy ơi, tớ xin lỗi cậu nhé! Tớ không cố ý va vào cậu đâu.

c.

- Thầy giáo: Không sao. Em biết nhận lỗi là tốt rồi.

- Huy: Tớ không sao đâu. Bọn mình cùng chăm sóc cho cây hoa kia nhé!

1.5. Kể chuyện

Câu 1: Phân vai (người dẫn chuyện, thầy giáo, Huy, Lân và 2 học sinh khác) đọc lại câu chuyện Chậu hoa

Hướng dẫn trả lời:

1. Giờ ra chơi, thầy giáo vừa kịp viết lên bảng mấy chữ mẫu cho tiết sau thì nghe tiếng “rầm” ngoài hành lang.

Nhóm học trò nhao nhao:

- Bạn Huy làm vỡ chậu hoa.

Cậu bé Huy buồn bã:

- Em xin lỗi thầy. Nhưng tại bạn Lân đẩy em đấy ạ.

- Thưa thầy, em chỉ va vào bạn thôi. – Lân nói.

2. Thầy giáo nâng cây hoa lên, nói:

- Trước hết, phải cứu cây hoa đã!

Rồi thầy hỏi:

- Các em thử nghĩ xem, nếu cây hoa biết nói, nó sẽ nói gì với các em?

Nhiều ý kiến được đưa ra: “Các bạn có thương tôi không?”, “Tôi sẽ không nở hoa được nữa!”....

Thầy giáo mỉm cười:

- Các em mang chiếc xô nhựa đến đây, trồng tạm cây hoa vào đó. Ngày mai, ta sẽ tìm cho nó một cái chậu mới. Được không nào?

Nghe thầy nói, Lân cũng nhận lỗi. Lân xin lỗi thầy và các bạn.

3. Sau hồi trống vào lớp, cây hoa đã được nằm trong xô nhựa. Ngày mai, nó sẽ được đặt vào một chiếc chậu mới.

Câu 2: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện.

Hướng dẫn trả lời:

* Đoạn 1 – Tranh 1:

Giờ ra chơi, thầy giáo đang viết những chữ mẫu cho tiết sau. Bỗng, rầm một cái. Chậu hoa ngoài hành lang đã bị vỡ.

* Đoạn 2 – Tranh 2:

Đám học sinh bắt đầu nhao nhao lên.

- Huy làm vỡ bình hoa đấy thầy ạ.

Cậu bé Huy buồn bã:

- Vâng, em xin lỗi thầy. Em đã làm vỡ chậu hoa. Nhưng là do Lân đã đẩy em thầy ạ.

Lân bắt đầu cuống lên, cậu bé vội vàng giải thích với thầy:

- Thưa thầy, em chỉ va nhẹ vào Huy thôi ạ.

* Đoạn 3 – Tranh 3:

Thầy giáo nâng chậu hoa lên và nói:

- Trước tiên, chúng ta phải cứu chậu hoa đã.

Rồi thầy lại hỏi nhóm học sinh:

- Các em thử nghĩ xem, nếu cây hoa biết nói, nó sẽ nói gì với các em…

Nhóm học sinh bắt đầu cảm thấy có lỗi. Có vài giọng nói lí nhí cất lên:

- Chắc hẳn cây sẽ nói: Các bạn có thương tôi không?

- Cây sẽ buồn lắm rồi tự than thở: Tôi sẽ không nở hoa được nữa.

* Đoạn 4 – Tranh 4:

Thấy các bạn học sinh đã bắt đầu hiểu ra vấn đề, thầy giáo mỉm cười nói:

- Các em đi tìm một cái xô nhựa để trồng tạm cây hoa vào. Như thế thì nó mới sống được. Ngày mai, ta sẽ tìm cho nó một cái chậu mới, được không nào?

Nghe thầy nói, Lân xấu hổ nói:

- Em đã biết lỗi của mình rồi. Em xin lỗi thầy. Mình xin lỗi Huy, xin lỗi các bạn và xin lỗi cả cây hoa nữa.

Huy mỉm cười nói với Lân:

- Mình không sao đâu, bọn mình cùng nhau tìm xô để trồng cây hoa lại nhé!

Lân vui vẻ:

- Đồng ý, ngày mai tớ sẽ đem cho nó một cái chậu mới.

Thầy giáo mỉm cười khi cả Lân, Huy và nhóm học sinh đều đã hiểu và tìm cách sửa lỗi. Sau hồi trống vào lớp, cây đã được nằm trong xô nhựa. Ngày mai, nó sẽ có một chiếc chậu mới.

Câu 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện

Hướng dẫn trả lời:

Giờ ra chơi, thầy giáo đang viết những chữ mẫu cho tiết sau. Bỗng, rầm một cái. Chậu hoa ngoài hành lang đã bị vỡ.

Đám học sinh bắt đầu nhao nhao lên.

- Huy làm vỡ bình hoa đấy thầy ạ.

Cậu bé Huy buồn bã:

- Vâng, em xin lỗi thầy. Em đã làm vỡ chậu hoa. Nhưng là do Lân đã đẩy em thầy ạ.

Lân bắt đầu cuống lên, cậu bé vội vàng giải thích với thầy:

- Thưa thầy, em chỉ va nhẹ vào Huy thôi ạ.

Thầy giáo nâng chậu hoa lên và nói:

- Trước tiên, chúng ta phải cứu chậu hoa đã.

Rồi thầy lại hỏi nhóm học sinh:

- Các em thử nghĩ xem, nếu cây hoa biết nói, nó sẽ nói gì với các em…

Nhóm học sinh bắt đầu cảm thấy có lỗi. Có vài giọng nói lí nhí cất lên:

- Chắc hẳn cây sẽ nói: Các bạn có thương tôi không?

- Cây sẽ buồn lắm rồi tự than thở: Tôi sẽ không nở hoa được nữa.

Thấy các bạn học sinh đã bắt đầu hiểu ra vấn đề, thầy giáo mỉm cười nói:

- Các em đi tìm một cái xô nhựa để trồng tạm cây hoa vào. Như thế thì nó mới sống được. Ngày mai, ta sẽ tìm cho nó một cái chậu mới, được không nào?

Nghe thầy nói, Lân xấu hổ nói:

- Em đã biết lỗi của mình rồi. Em xin lỗi thầy. Mình xin lỗi Huy, xin lỗi các bạn và xin lỗi cả cây hoa nữa.

Huy mỉm cười nói với Lân:

- Mình không sao đâu, bọn mình cùng nhau tìm xô để trồng cây hoa lại nhé!

Lân vui vẻ:

- Đồng ý, ngày mai tớ sẽ đem cho nó một cái chậu mới.

Thầy giáo mỉm cười khi cả Lân, Huy và nhóm học sinh đều đã hiểu và tìm cách sửa lỗi. Sau hồi trống vào lớp, cây đã được nằm trong xô nhựa. Ngày mai, nó sẽ có một chiếc chậu mới.

1.6. Bài viết 2

Câu 1: Nói lời xin lỗi và đáp lời của các nhân vật trong mỗi bức tranh trang 54

Hướng dẫn trả lời:

* Tranh 1:

- Bạn nam: Tớ xin lỗi vì đã vô ý giẫm vào chân cậu. Cậu có sao không?

- Bạn nữ: Tớ không sao đâu. Lần sau cậu đi cẩn thận hơn nhé.

* Tranh 2:

- Con trai: Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ vì đá bóng làm vỡ bình hoa.

- Mẹ: Không sao đâu. Con biết nhận lỗi là tốt rồi.

Câu 2: Viết 4 – 5 câu kể về một lần em có lỗi với ai đó (bố mẹ, thầy cô, anh chị em, bạn bè,…) và em xin lỗi người đó.

Hướng dẫn trả lời:

      Có một lần em đã nói dối làm bố không vui. Hôm đó, em có trốn học để đi chơi điện tử với bạn. Sau khi đi chơi về, em rất hối hận vì thấy bố đã đi làm cả ngày vất vả còn mình lại nói dối bố để đi chơi. Em đã khoanh tay lại rồi cúi đầu xin lỗi bố: “Bố ơi, con xin lỗi vì đã nói dối bố. Hôm nay, con đã trốn học để đi chơi.”. Bố mỉm cười xoa đầu em và nói: “Con biết dũng cảm nhận lỗi là tốt rồi. Sau này, đừng như thế nữa nhé!”. Kể từ đó, em tự hứa sẽ không nói dối bố, cũng không trốn học để đi chơi nữa.

Bài tập minh họa

Hãy viết 4 – 5 câu về một ngôi trường em mơ ước. Vẽ tranh minh hoạ ngôi trường đó.

Gợi ý:

- Ngôi trường ấy có những gì đặc biệt (phòng học, vườn cây, khu vui chơi, bể bơi, sân bóng,...)?

- Thầy cô và cô bác phục vụ thân thiện như thế nào?

- Trong ngôi trường ấy, học sinh học tập, vui chơi thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

            Ngồi trường trong mơ của em là một ngôi trường rợp bóng mát của cây xanh. Trong trường không chỉ có cây xanh mà còn có cả hoa và các loài động vật đáng yêu như chó, mèo,… Các phòng học được tranh trí thật xinh xắn, dễ thương. Hằng ngày, chúng em sẽ được tới trường học tập, vui chơi. Thời gian rảnh rỗi, chúng em sẽ chăm sóc cây xanh và những chú chó, chú mèo. Thầy cô và bác phục vụ luôn là những người hướng dẫn, giúp đỡ chúng em mỗi khi ở trường. Ngôi trường ấy, lúc nào cũng tràn ngập niềm vui và tiếng cười như ngôi nhà thứ hai của em.

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Sân trường em, chậu hoa

+ Biết và sử dụng câu nói xin lỗi đúng hoàn cảnh

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF