YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 10: Vui đến trường SGK Cánh diều


HOC247 xin giới thiệu nội dung Bài 10: Vui đến trường bao gồm phần lý thuyết và bài tập minh họa sẽ cho cổ vũ tinh thần học tập và yêu thương bạn bè của các em. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chia sẻ

Quan sát các bức tranh trang 79 và cho biết: Các bạn nhỏ đang làm gì? Vẻ mặt của các bạn như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Tranh 1: Các bạn nhỏ đang tới trường.

- Tranh 2: Các bạn nhỏ đang đọc sách.

- Tranh 3: Các bạn nhỏ đang học bài.

- Tranh 4: Các bạn nhỏ đang nghiên cứu quả địa cầu

- Tranh 5: Các bạn nhỏ đang vui chơi.

Vẻ mặt của các bạn khi học tập thì rất say mê và hào hứng, lúc vui chơi thì rất vui vẻ.

1.2. Bài đọc 1

Bài hát tới trường

(Trích)

Bố mẹ đi làm

Ta đi học nhé

Áo quần sạch sẽ

Bầu trời trong xanh

 

Giữ gìn bàn chân

Đừng quên đôi dép.

Giữ gương mặt đẹp

Nhớ đừng giận nhau.

 

- Thước kẻ đâu bạn?

- Ở trong cặp sách.

- Cây bút đâu bạn?

- Ở trong cặp sách

 

 

- Lọ đầy mực viết?

- Thì ở trên tay.

- Còn bài thơ hay?

- Ở ngay dưới mũ.

 

Bạn bè đông đủ

Không thiếu một ai

Nhưng mà bạn ơi

Xin đừng chạy vội

Có đoàn có đội

Tới trường cùng nhau

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Từ ngữ:

Lọ mực ở trên tay: học sinh trước đây đi học phải mang theo lọ mực để viết

1.2.1. Đọc hiểu

Câu 1: Các bạn trong bài thơ cùng nhau đi đâu?

Hướng dẫn trả lời:

Các bạn trong bài thơ cùng nhau đi học.

Câu 2: Các bạn hỏi nhau những gì trên đường?

Hướng dẫn trả lời:

Những điều mà các bạn đã hỏi nhau trên đường là:

- Thước kẻ đâu bạn?

- Cây bút bạn đâu?

- Lọ đầy mực viết?

- Còn bài thơ hay?

Câu 3: Em hiểu hai câu thơ “Còn bài thơ hay? Ở ngay dưới mũ.” như thế nào?

Chọn ý đúng:

a) Bạn nhỏ chép bài thơ vào mũ.

b) Bạn nhỏ chép bài thơ, để dưới mũ.

c) Bạn nhỏ thuộc lòng bài thơ trong đầu.

Hướng dẫn trả lời:

Hai câu thơ “Còn bài thơ hay? Ở ngay dưới mũ.” Cho em hiểu rằng: Bạn nhỏ thuộc lòng bài thơ trong đầu.

Chọn đáp án: c

1.2.2. Luyện tập

Câu 1: Các từ in đậm trong mỗi câu dưới đây miêu tả đặc điểm của sự vật nào?

a) Áo quần sạch sẽ.

b) Bầu trời trong xanh.

Hướng dẫn trả lời:

a. từ sạch sẽ miêu tả đặc điểm của áo quần.

b. từ trong xanh miêu tả đặc điểm của bầu trời.

Câu 2: Các từ miêu tả đặc điểm nói trên trả lời cho câu hỏi nào?

Là gì?               Làm gì?                    Thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Các từ miêu tả đặc điểm nói trên trả lời câu hỏi Thế nào?

Câu 3: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

áo quần, gương mặt, hay, vội, sạch sẽ, đẹp, trong xanh, đông đủ, bàn chân, bầu trời, bạn bè, bài thơ

sự vật đặc điểm

Hướng dẫn trả lời:

- Sự vật: áo quần, gương mặt, bàn chân, bầu trời, bạn bè, bài thơ

- Đặc điểm: hay, đông đủ, sạch sẽ, vội, đẹp, trong xanh.

1.3. Bài viết 1

Câu 1: Nghe – viết: Bài hát tới trường (12 dòng thơ đầu)

Bài hát tới trường

Bố mẹ đi làm

Ta đi học nhé

Áo quần sạch sẽ

Bầu trời trong xanh

 

Giữ gìn bàn chân

Đừng quên đôi dép.

Giữ gương mặt đẹp

Nhớ đừng giận nhau.

 

- Thước kẻ đâu bạn?

- Ở trong cặp sách.

- Cây bút đâu bạn?

- Ở trong cặp sách

Câu 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: c hay k?

- Có ∎ông mài sắt có ngày nên ∎im.

- ∎iến tha lâu cũng đầy tổ.

Hướng dẫn trả lời:

- Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Câu 3: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp với ô trống hoặc với tiếng in đậm, rồi giải câu đố:

a. Chữ l hay n?

Không phải bò, không phải trâu
Uống ∎ước ao sâu, ∎ên cày ruộng cạn.

(Là cái gì?)

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Thân hình chữ nhật

Chư nghĩa đầy mình

Ai muốn gioi nhanh

Đọc tôi cho ki.

(Là cái gì?)

Hướng dẫn trả lời:

a. Chữ l hay n?

Không phải bò, không phải trâu

Uống nước ao sâu,n cày ruộng cạn.

=> Đáp án là cái bút mực

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Thân hình chữ nhật

Chữ nghĩa đầy mình

Ai muốn giỏi nhanh

Đọc tôi cho kĩ.

=> Đáp án là quyển sách

Câu 4: Tập viết

a) Viết chữ hoa H

Hướng dẫn trả lời:

- Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét khuyết dưới, nét khuyết trên, nét móc phải và nét thẳng đứng.

- Cách viết:

+ Bước 1: Đặt bút trên ĐK ngang 3, trước ĐK dọc 2, viết nét cong trái, hơi lượn lên trước khi dùng dưới ĐK ngang 4 và trên ĐK dọc 2.

+ Bước 2: Không nhấc bút, hơi lượn sang trái viết nét khuyết dưới liền mạch với nét khuyết trên, đến gần cuối nét khuyết thì lượn lên viết nét móc phải, dừng bút bên phải ĐK dọc 3, giữa ĐK ngang 1 và 2 (khoảng cách giữa 2 nét khuyết bằng 0.5 ô li, 2 đầu khuyết cân đối với nhau)

+ Bước 3: Lia bút đến dưới ĐK ngang 3, viết nét thẳng đứng (ngắn) cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết.

b) Viết ứng dụng: Học tập tốt, lao động tốt.

1.4. Bài đọc 2

Đến trường

1. Có một cậu bé sắp vào lớp 1 nhưng chưa thích đi học. Mẹ cậu bèn dẫn cậu đến trường.

2. Hai mẹ con theo cô hiệu trưởng đi thăm trường. Họ đi ngang qua sân chơi, rồi đến dãy phòng học lớp 1. Có lớp đang đọc đồng thanh một bài thơ. Có lớp đang học toán.

Cậu bé hỏi:

– Ngày nào cũng chỉ tập đọc, làm toán thôi ạ?

Mẹ cậu không bằng lòng:

- Đây là trường học. Con đến trường để học mà.

Nhưng cô giáo bảo:

- Ở trường, em còn được học các môn khác nữa.

3. Cô dẫn cậu bé đến phòng thực hành. Ở đó, có bạn đang nặn đồ chơi bằng đất sét, có bạn hí húi vẽ tranh. Một bạn gái đang lắp ráp nhà. Ở phòng khác, các bạn đang học hát.

4. Đi một vòng, Cô giáo hỏi cậu bé có muốn đi học không. Cậu vui vẻ gật đầu. Người mẹ ngạc nhiên, nói:

- Cô như có phép mầu ấy ạ.

Cô giáo cười:

- Có gì đâu! Các cháu thấy học vui thì thích học ngay thôi mà.

Theo sách 168 câu chuyện hay nhất

Hí húi: dáng vẻ hơi cúi xuống, chăm chú làm việc gì đó.

1.4.1. Đọc hiểu

Câu 1: Theo em, mẹ dẫn cậu bé đến trường làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

Theo em, mẹ dẫn cậu bé đến trường để cậu bé được làm quen và thấy thích đi học bởi vì cậu bé chưa thích đi học.

Câu 2: Đi thăm các lớp học đọc, học toán, cậu bé nói gì?

Hướng dẫn trả lời:

Đi thăm các lớp học đọc, học toán, cậu bé đã thắc mắc rằng: Ngày nào cũng chỉ tập đọc, làm toán thôi ạ?

Câu 3: Cô hiệu trưởng đã làm gì để cậu bé thích đi học?

Hướng dẫn trả lời:

Để cậu bé thích đi học, cô hiệu trưởng đã dẫn cậu bé tới thăm phòng thực hành nơi mà các bạn được thực hành các hoạt động khác nhau như hát, vẽ, nặn đất sét, ráp nhà,…

1.4.2. Luyện tập

Câu 1: Cần thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?

a) Cậu bé được dẫn đi thăm các phòng học phòng thực hành.

b) Các bạn đang nặn đồ chơi vẽ tranh.

c) Cậu bé đã hiểu ra rất thích đi học.

(M) Các bạn đang tập đọc, làm toán.

Hướng dẫn trả lời:

a) Cậu bé được dẫn đi thăm các phòng học, phòng thực hành.

b) Các bạn đang nặn đồ chơi, vẽ tranh.

c) Cậu bé đã hiểu ra, rất thích đi học.

Câu 2: Đọc lại đoạn cuối câu chuyện Đến trường và cho biết:

a) Mẹ khen cô giáo thế nào?

b) Cô giáo đáp lại lời khen của mẹ thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

a. Mẹ đã khen cô giáo rằng: Cô như có phép mầu ấy ạ.

b. Cô giáo đã đáp lại lời khen của mẹ rằng: Có gì đâu! Các cháu thấy học vui thì thích học ngay thôi mà.

1.5. Trao đổi

Câu 1: Đọc thời khoá biểu sau theo từng ngày (thứ – buổi – tiết):

(M) Thứ Hai: Buổi sáng: Tiết 1 - Hoạt động trải nghiệm. Tiết 2 - Tiếng Việt...

                 Buổi chiều: Tiết 1- Giáo dục thể chất. Tiết 2...

Hướng dẫn trả lời:

- Thứ hai:

+ Buổi sáng: Tiết 1 – Hoạt động trải nghiệm, Tiết 2 – Tiếng Việt, Tiết 3 – Tiếng Việt, Tiết 4 – Toán

+ Buổi chiều: Tiết 1 – Giáo dục thể chất, Tiết 2 – Ngoại ngữ, Tiết 3 – Tự học có hướng dẫn

- Thứ ba:

+ Buổi sáng: Tiết 1 – Toán, Tiết 2 – Tiếng Việt, Tiết 3 – Tiếng Việt, Tiết 4 – Đạo đức

+ Buổi chiều: Tiết 1 – Tự nhiên và xã hội, Tiết 2 – Tự học có hướng dẫn, Tiết 3 – Hoạt động trải nghiệm

- Thứ tư:

+ Buổi sáng: Tiết 1 – Tiếng Việt, Tiết 2 – Tiếng Việt, Tiết 3 – Toán, Tiết 4 – Tự học có hướng dẫn

+ Buổi chiều: Tiết 1 – Toán, Tiết 2 – Tự học có hướng dẫn, Tiết 3 – Tự học có hướng dẫn

- Thứ năm:

+ Buổi sáng: Tiết 1 – Tự nhiên và xã hội, Tiết 2 – Toán, Tiết 3 – Tiếng Việt, Tiết 4 – Tiếng Việt

+ Buổi chiều: Tiết 1 – Ngoại ngữ, Tiết 2 – Giáo dục thể chất, Tiết 3 – Tự học có hướng dẫn

- Thứ sáu:

+ Buổi sáng: Tiết 1 – Toán, Tiết 2 – Tiếng Việt, Tiết 3 – Tiếng Việt, Tiết 4 – Âm nhạc

+ Buổi chiều: Tiết 1 – Tự học có hướng dẫn, Tiết 2 – Hoạt động trải nghiệm, Tiết 3 – Tự học có hướng dẫn

Câu 2: Cùng bạn hỏi đáp về thời khoá biểu ngày mai (theo thời khoá biểu trên hoặc thời khoá biểu của lớp em).

(M)

- Ngày mai là thứ mấy?

- Ngày mai có những môn học nào?

- Bạn cần chuẩn bị những gì cho các tiết học ngày mai (làm bài tập, mang sách vở, đồ dùng học tập,...)?

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ: Dựa vào thời khóa biểu ở bài 1:

- Bạn: Ngày mai là thứ mấy cậu nhỉ?

- Tôi: Mai là thứ ba.

- Bạn: Thứ ba có những môn gì nhỉ?

- Tôi: Thứ ba sáng có Toán, Tiếng Việt, Tiếng Việt, Đạo đức còn chiều có Tự nhiên xã hội, Tự học có hướng dẫn, Hoạt động trải nghiệm.

- Bạn: Ngày mai có bài tập gì cần chuẩn bị không cậu?

- Tôi: Mai có bài tập chính tả và phiếu bài tập toán phải hoàn thành trước khi đến lớp thôi cậu.

Câu 3: Em muốn học và tham gia những hoạt động nào trong các tiết Tự học có hướng dẫn?

- Em muốn học môn học tự chọn nào?

- Em muốn tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí nào?

- Em muốn dành những tiết Tự học có hướng dẫn còn lại để rèn luyện thêm về môn học nào?

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ:

- Em muốn học môn tự chọn là Âm nhạc.

- Em thích tham gia những hoạt động tập thể về ca hát, nhảy múa hoặc chơi trò chơi như kéo co, đá cầu,…

- Em muốn dành những tiết Tự học có hưỡng dẫn còn lại để rèn luyện thêm về môn Tiếng Việt.

1.6. Bài viết 2

Câu 1: Kể với bạn về một ngày đi học của em.

Gợi ý:

- Buổi sáng, em thức dậy lúc mấy gì?

- Em làm những gì để chuẩn bị đi học?

- Em tự đi đến trường hay đi học cùng bạn, cùng bố mẹ?

- Đi học vui như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Buổi sáng, tớ thức dậy lúc 6h.

- Những việc tớ đã làm trước khi đi học là: tập thể dục, đánh răng rửa mặt, chải đầu, ăn sáng, mặc quần áo, đi giày dép

- Bố mẹ đưa tớ tới trường

- Tới trường tớ được học tập nhiều điều lí thú. Tớ còn được gặp gỡ thầy cô, bạn bè. Lúc nào tớ cũng thấy đi học rất vui.

Câu 2: Dựa vào những điều vừa kể, viết câu về một ngày đi học của em.

Hướng dẫn trả lời:

        Một ngày đi học của em luôn tràn ngập những niềm vui và những điều thú vị. Buổi sáng, em thức dậy lúc 6h. Sau đó, em sẽ tập một vài động tác thể dục đơn giản. Rồi em đánh răng rửa mặt thật sạch sẽ. Em cũng tự mình chải đầu và buộc kiểu tóc mình yêu thích. Lúc này, mẹ em đã chuẩn bị đồ ăn sáng xong. Em nhanh chóng ngồi vào bàn ăn sáng. Rồi em lên phòng, mặc quần áo và đi giày dép chỉnh tề. Bố mẹ thay nhau đưa em đi học hằng ngày. Tới trường, em được học tập rất nhiều điều lí thú. Em còn được gặp gỡ thầy cô, bạn bè. Lúc nào em cũng thấy đi học rất vui.

Bài tập minh họa

Câu 1: Em hãy mang đến lớp một quyển sách, bài báo viết về học tập.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 2: Giới thiệu sách, báo với các bạn trong nhóm.

Hướng dẫn trả lời:

Cuốn sách mà mình mang đến là cuốn Tôi đi học của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Sách do Nhà xuất bản Trẻ phát hành. Sách là câu chuyện của chính thầy Kí về những ngày tháng vượt lên số phận, nỗ lực học tập để chạm tay vào ước mơ của mình. Ngoài ra, sách còn có chia sẻ những bí kíp học tập rất đáng giá cho học sinh tham khảo.

Câu 3: Tự đọc một truyện (hoặc một bài thơ, bài báo) em thích.

Yêu lắm trường ơi

Em yêu mái trường

Có hàng cây mát

Xôn xao khúc nhạc

Tiếng chim xanh trời.

 

Mỗi giờ ra chơi

Sân trường nhộn nhịp

Hồng hào gương mặt

Bạn nào cũng xinh.

 

Yêu lớp học em

Có khung cửa sổ

Có bàn tay lá

Quạt gió mát vào.

Lời cô ngọt ngào

Thấm từng trang sách

Ngày không đến lớp

Thấy nhớ nhớ ghê.

 

Có đêm trong mơ

Bỗng cười khúc khích

Ngỡ đang ở lớp

Cùng bạn đùa vui…

NGUYỄN TRỌNG HOÀN

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Bài hát tới trường, Đến trường

+ Biết và sử dụng các từ chỉ sự vật và đặc điểm

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON