YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 4: Út Tin SGK Chân trời sáng tạo


Mỗi người có một nét khác nhau chúng ta cần tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người; biết giữ gìn những nét đẹp đáng yêu của riêng mình thông qua nội dung bài học Út Tin.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Nói về những điểm đáng yêu ở một người bạn của em theo gợi ý:

- Ngọc có lúm đồng tiền.

- Minh có răng khểnh.

- Thắng có đôi mắt cười híp mí.

- Long hoạt bát và hài hước.

- Thắm hiền lành và dịu dàng.

- Thùy là “giáo sư biết tuốt” của lớp.

1.2. Khám phá và luyện tập

1.2.1. Đọc

Út Tin

Út Tin vừa theo ba đi cắt tóc về. Mái tóc đen dày được cắt cao lên, thật gọn gàng.

Quanh hai tai, sau gáy em chỉ còn vệt chân tóc đen mờ. Không còn vướng tóc mái, cái trán dô lộ ra, nhìn rõ nét tinh nghịch. Gương mặt em trông lém lỉnh hẳn. Cái mũi như hếch thêm, còn ánh mắt hệt đang cười. Tôi thấy như có trăm vì sao bé tí cùng trốn trong mắt em.

Bên má em vẫn còn dính vụn tóc chưa phủi kĩ. Hai má phúng phính bỗng thành cái bánh sữa có rắc thêm mấy hạt mè. Tôi định bẹo má trêu nhưng rồi lại đưa tay phủi tóc cho em. Ngày mai, Út Tin là học sinh lớp Hai rồi. Em chẳng thích bị trêu vậy đâu!

Nguyễn Thị Kim Hoà

* Giải nghĩa từ khó:

Hạt mè: hạt vừng.

a) Cùng tìm hiểu

Câu 1: Sau khi cắt tóc, gương mặt Út Tin thế nào?

Sau khi cắt tóc, gương mặt Út Tin trông lém lỉnh hẳn.

Câu 2: Đôi mắt của Út Tin có gì đẹp?

Đôi mắt Út Tin như có trăm vì sao bé tí cùng trốn trong mắt em.

Câu 3: Vì sao tác giả nghĩ Út Tin không thích bị bẹo má?

Tác giả nghĩ Út Tin không thích bẹo má vì Út Tin đã là học sinh lớp 2 sẽ không thích bị trêu như vậy.

Câu 4: Nói về một vài thay đổi của em khi lên lớp Hai.

Một vài thay đổi của em khi lên lớp 2 đó là:

- Cao lớn hơn

- Tự tin, mạnh dạn hơn

- Biết giúp đỡ bố mẹ nhiều công việc nhà hơn

- Biết tự giác trong học tập hơn

1.2.2. Viết

a. Nhìn viết Ngày hôm qua đâu rồi? (2 khổ thơ cuối)

Ngày hôm qua ở lại

Trong hạt lúa mẹ trồng

Cánh đồng chờ gặt hái

Chín vàng màu ước mong.

 

Ngày hôm qua ở lại

Trong vở hồng của con

Con học hành chăm chỉ

Là ngày qua vẫn còn…

  Bế Kiến Quốc

b. Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô hoa. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng.

Hướng dẫn trả lời

c. Chọn chữ g hoặc gh thích hợp với mỗi hoa:

- Ngủ dậy xếp chăn gối

- Tắm gội

- Ăn tối, lau bàn ghế

1.2.3. Luyện từ

Tìm các từ ngữ:

a. Có tiếng sách   M: sách vở

b. Có tiếng học    M: học bài

a. Có tiếng sách: sách báo, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập,…

b. Có tiếng học: học hành, học tập, học hỏi,….

1.2.4. Luyện câu

Đặt 1 – 2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3

- Mẹ mua cho em bộ sách giáo khoa lớp 2.

- Em cần học hành chăm chỉ.

- Em gom sách báo tặng cho các em nhỏ.

- Em cố gắng học hỏi những điều tốt đẹp quanh mình.

1.2.5. Kể chuyện

a. Nghe kể chuyện

Thử tài

1. Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến, bảo:

- Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng.

2. Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre trong vườn, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt trên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro.

Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn cây. Cậu đem dâng vua.

3. Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa. Lần này, vua đưa cho cậu bé chiếc sừng trâu cong như vòng thùng, bảo:

- Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to.

4. Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo lớn, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng. Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.

Theo Truyện cổ dân tộc Dao

b. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu gợi ý dưới tranh.

Quan sát hình ảnh trong phần 5 kể chuyện trong SGK để kể lại câu chuyện

* Đoạn 1:

Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài nên đã đưa ra một câu đố cho cậu bé:

- Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng.

* Đoạn 2:

Nhận được câu đố thử tài của vua, cậu bé liền về nhà và bắt tay luôn vào việc. Cậu nhờ mẹ chặt cây tre trong vườn, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro.

* Đoạn 3:

Thấy cậu bé giải được câu đố của vua một cách dễ dàng, vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa. Lần này, vua đưa cho cậu bé chiếc sừng trâu cong như vòng thùng, bảo:

- Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to.

Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo lớn, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng.

* Đoạn 4:

Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.

c. Kể lại toàn bộ câu chuyện

Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài nên đã đưa ra một câu đố cho cậu bé:

- Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng.

Nhận được câu đố thử tài của vua, cậu bé liền về nhà và bắt tay luôn vào việc. Cậu nhờ mẹ chặt cây tre trong vườn, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro.

Thấy cậu bé giải được câu đố của vua một cách dễ dàng, vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa. Lần này, vua đưa cho cậu bé chiếc sừng trâu cong như vòng thùng, bảo:

- Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to.

Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo lớn, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng.

Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.

1.2.6. Viết thời gian biểu

a. Đọc lại thời gian biểu của cầu thủ nhí Lê Đình Anh và trả lời câu hỏi:

- Bạn Đình Anh lập thời gian biểu cho những buổi nào trong ngày?

- Mỗi cột trong thời gian biểu của bạn Đình Anh viết những nội dung gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Bạn Đình Anh lập thời gian biểu cho buổi sáng, trưa, chiều, tối trong ngày.

- Trong thời gian biểu của bạn Đình Anh có hai cột:

+ Cột 1: Ghi thời gian trong ngày

+ Cột 2: Ghi công việc sẽ làm trong khoảng thời gian đó.

b. Viết thời gian biểu một buổi trong ngày của em

- Thời gian biểu buổi sáng (thứ 2)

Thời gian

Công việc

6h – 6h30

Thức dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân

6h30 – 7h

Ăn sáng

7h – 7h30

Đến trường

7h30 – 11h

Học tại trường

- Thời gian biểu buổi sáng (chủ nhật)

Thời gian

Công việc

6h – 6h30

Thức dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân

6h30 – 7h

Ăn sáng

7h – 8h30

Dọn dẹp nhà cửa, phòng riêng

8h30 – 10h

Tới thăm bà ngoại

10h – 11h

Giúp mẹ nấu cơm

- Thời gian biểu buổi tối

Thời gian

Công việc

18h – 18h30

Tắm giặt

18h30 – 19h

Phụ mẹ nấu nướng

19h – 19h30

Ăn tối

19h30 – 20h

Chơi với em hoặc xem ti vi

20h – 21h45

Học bài

21h45 – 22h

Đánh răng

22h

Đi ngủ

Bài tập minh họa

Câu 1:  Đọc một bài đọc về trẻ em

a. Chia sẻ về bài đọc đã đọc

b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Câu chuyện gần đây em được đọc là “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài. Câu chuyện kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành – Thủy khi bố mẹ hai bạn li hôn. Truyện ngắn được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen – Thụy Điển tổ chức năm 1992.

Câu 2: Chơi trò chơi Họa sĩ nhí

a. Trang trí thời gian biểu

b. Nói với bạn một việc làm mà em biết trong thời gian biểu

Em sẽ học ở trường vào lúc 13 giờ 20 đến 16 giờ 30

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người; biết giữ gìn những nét đẹp đáng yêu của riêng mình.

+ Viết được thời gian biểu

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF